Giáo án Sinh học 6 - Học kỳ II - Trần Văn Lâm

Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.

- Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.

- Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Kĩ năng quan sát, nhận biết.

- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh phóng to hình 31.1 SGK.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Kiểm tra bài cũ

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?

- Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?

2. Bài mới

Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả.

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thụ tinh

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HSNội dung

a. Hiện tượng nảy mầm của hạt

- GV hướng dẫn HS:

+ Quan sát hình 31.1, tìm hiểu chú thích

+ Đọc thông tin mục 1.

=> Trả lời câu hỏi:

+ Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?

Giáo viên giảng giải:

+ Hạt phấn hút chất nhầy trương lên nảy mầm thành ống phấn.

+ Tế bào sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn.

+ ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu.

b. Thụ tinh

- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 31.1 và đọc thông tin mục 2 SGK, nêu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác thông tin.

+ Sự thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa?

+ Sự thụ tinh là gì?

 

 

+ Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?

- Tổ chức thảo luận trao đổi đáp án.

- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức và nhấn mạnh sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và cái trong thụ tinh sinh sản hữu tính.

 

- HS tự quan sát hình 31.2, đọc chú thích và thông tin.

+ Suy nghĩ tìm đáp án câu hỏi.

+ Phát biểu đáp án bằng cách chỉ trên tranh sự nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn.

 

- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.

 

 

 

 

 

 

- HS tự đọc thông tin, quan sát hình 31.2

+ Suy nghĩ tìm đáp án các câu hỏi.

- Yêu cầu đạt được:

+ Sự thụ tinh xảy ra ở noãn.

 

+ Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái hợp tử.

+ Dấu hiệu của sinh sản hữu tính là sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.

- Phát biểu đáp án tìm được (khuyến khích HS góp ý bổ sung).

- HS tự bổ sung để hoàn thiện kiến thức về thụ tinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận:

- Thụ tinh là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.



doc76 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Học kỳ II - Trần Văn Lâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nhau cơ bản giữa cây Hạt kín và cây Hạt trần.
- Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây hạt kín.
- Biết cách quan sát một cây Hạt kín.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng khái quát hoá.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- Vật mẫu: các cây Hạt kín (nếu nhỏ nhổ cả cây, nếu to thì cắt 1 cành). Một số quả.
- Kính lúp cầm tay, kim nhọn, dao con.
- HS kẻ bảng theo mẫu SGK trang 135.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu Cấu tạo cơ quan sinh sản của cây thông?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát cây có hoa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đặt mẫu lên bàn quan sát (hoạt động theo nhóm).
- GV hướng dẫn HS quan sát theo trình tự SGK.
+ Cơ quan sinh dưỡng
+ Cơ quan sinh sản
(Với những bộ phận nhỏ dùng kính lúp)
- GV kẻ bảng trống SGK lên bảng phụ.
- Yêu cầu 2-3 nhóm lên điền nội dung
- GV bổ sung.
- HS hoạt động nhóm: quan sát các cây đã chuẩn bị.
- Ghi các đặc điểm quan sát được vào trong bảng.
- Đại diện nhóm lên điền.
Kết luận:Nội dung bảng trang 135.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của các cây hạt kín
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS căn cứ vào kết quả bảng mục 1 để:
+ Nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả?
- GV cung cấp: cây hạt kín có mạch dẫn phát triển.
+ Nêu đặc điểm chung của các cây hạt kín?
- GV bổ sung giúp HS rút ra được đặc điểm chung.
+ So sánh với cây hạt trần để thấy được sự tiến hoá của cây hạt kín?
- Căn cứ vào bảng 1, HS nhận xét sự đa dạng của rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Thảo luận giữa các nhóm, rút ra đặc điểm chung của cây hạt kín.
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân, lá đa dạng.
- Cơ quan sinh sản: Có hoa, quả chứa hạt bên trong.
- Môi trường sống đa dạng.
IV. Củng cố
Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm:
Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây hạt kín?
a. Cây mít, cây rêu, cây ớt.
b. Cây ổi, cây cải, cây dừa.
c. Cây thông, cây lúa, cây đào.
Câu 2: Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là:
a. Có rễ, thân, lá.
b. Có sự sinh sản bằng hạt.
c. Có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả.
Đáp án: 1b, 2c.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước bài: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
Lớp 6A	TTKB	1	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Lớp 6B	TTKB	3	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Lớp 6C	TTKB	2	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Lớp 6D	TTKB	2	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Tiết 52
Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này HS:
- Phân biệt một số đặ điểm hình thái của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa).
- Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp hai lá mầm hay một lá mầm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- Vật mẫu: Cây lúa, hành, huệ, cỏ.
	 Cây bưởi con, lá rầm bụt.
- Tranh rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
- So sánh đặc điểm của cây hạt kín và cây hạt trần?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Cây hai lá mầm và cây một lá mầm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ về kiểu rễ, kiểu gân lá kết hợp với quan sát tranh.
+ Các đặc điểm này gặp ở các cây khác nhau trong lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, hình 42.1, GV giới thiệu một cây một lá mầm và một cây hai lá mầm điển hình. HS tự nhận biết.
(Làm bài tập mục 1).
- Tổ chức thảo luận trên lớp.
- Phát biểu các đặc điểm phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm?
- Yêu cầu HS nghiên cứu đoạn thông tin mục 1.
+ Còn những dấu hiệu nào để phânbiệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm?
- Yêu cầu HS lên bảng điền:
Đặc điểm	Lớp một lá mầm	Lớp hai lá mầm
Rễ
Lá (gân)
Thân
Hạt	
- HS chỉ trân tranh và trình bày được:
+ Các loại rễ, thân, lá.
+ Đặc điểm chung của rễ, thân, lá.
- HS hoạt động theo nhóm, quan sát kĩ cây một lá mầm và cây hai lá mầm, ghi các đặc điểm quan sát được vào bảng trống (SGK trang 137).
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS căn cứ đặc điểm của rễ, lá, hoa " phânbiệt cây 1 lá mầm và cây hai lá mầm.
- HS đọc thông tin, tự nhận biết hai dấu hiệu nữa là số lá mầm của phôi và đặc điểm thân.
- Gọi 2 HS lên bảng tự ghi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
Đặc điểm
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
Rễ
Lá (gân)
Thân
Hạt
- Rễ chùm
- Gân song song
- Thân cỏ, cột
- Phôi có một lá mầm.
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng
- Thân gỗ, cỏ leo
- Phôi có hai lá mầm
Hoạt động 2: Đặc điểm phân biệt giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát các cây mang đi và hoàn thành bảng:
Tên cây Rễ Thân Gân lá	Thuộc lớp
1 lá mầm	2 lá mầm	
- HS quan sát mẫu mang theo.
- Hoàn thành bảng.
Kết luận:
- Lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm phânbiệt nhau chủ yếu ở số lá mầm trong phôi.
- Ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt nữa như: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân
IV. Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm nhận biết cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
- Đánh giá giờ.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước bài: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
-------------------------------------------------------------
Lớp 6A	TTKB	1	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Lớp 6B	TTKB	2	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Lớp 6C	TTKB	4	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Lớp 6D	TTKB	2	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Tiết 53
Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này HS:
- Biết được phân loại thực vật là gì?
- Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín.
II. Đồ dùng dạy và học
- Sơ đồ phân loại trang 141 SGK để trống.
- Các tờ bìa nhỏ ghi đặc điểm.
- HS chuẩn bị theo nội dung SGK.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu phân loại thực vật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS nhắc lại các nhóm thực vật đã học và đặt câu hỏi:
+ Tại sao người ta xếp cây thông, trắc bách diệp vào một nhóm?
+ Tại sao tảo, rêu được xếp vào hai nhóm khác nhau?
- GV cho HS đọc thông tin trong bài và trả lời: Phân loại thực vật là gì?
- HS nhắc lại kiến thức đã học.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu khái niệm về phân loại thực vật.
Kết luận:
- Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành từng nhóm.
Hoạt động 2: Các bậc phân loại
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp:
Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài
- GV giải thích:
+ Ngành là bậc phân loại cao nhất
+ Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo.
VD: Họ cam có nhiều loài: bưởi, chanh, quất
- GV giải thích cho HS hiểu “nhóm” không phải là một khái niệm được sử dụng trong phân loại.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS tiếp thu nội dung.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- HS nhận biết “nhóm” không là khái niệm được sử dụng trong phân loại.
Kết luận:
- Các bậc phân loại:
Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài
Hoạt động 3: Các ngành thực vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS nhắc lại các ngành thực vật đã học đặc điểm nổi bật của các ngành đó.
- GV cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống đặc điểm mỗi ngành (như SGV).
- GV treo sơ đồ câm cho HS gắn các đặc điểm của mỗi ngành.
- Chốt lại: Mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành.
- Yêu cầu HS phân chia các ngành hạt kín thành 2 lớp.
- Giúp HS hoàn thiện đáp án.
- Cho 1-2 HS phát biểu.
- HS hoàn thành bài tập.
- HS chọn các tờ bìa đã ghi các đặc điểm gắn vào từng ngành cho phù hợp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Ngành tảo
- Ngành rêu
- Ngành dương xỉ
- Ngành hạt trần
- Ngành hạt kín.
IV. Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phân loại thực vật.
- Đánh giá giờ.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài: Sự phát triển của giới thực vật.
--------------------------------------------------------------------
Lớp 6A	TTKB	1	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Lớp 6B	TTKB	3	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Lớp 6C	TTKB	2	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Lớp 6D	TTKB	2	Ngày giảng:	Tổng số:	Vắng:
Tiết 54
Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này HS:
- Hiểu được quá trình phát triển của giới thực vật từ thấp đến cao gắn liền với sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn. Nêu được ba giai đoạn phát triển chính của giới thực vật.
- Nêu rõ được mối quan hệ giữa điều kiện sống với các giai đoạn phát triển của thực vật và sự thích nghi của chúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khái quát hoá.
3. Thái độ
- Có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to: sơ đồ phát triển của thực vật (hình 44.1)
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 44.1, đọc kĩ các chú thích. Sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng.
- Gọi HS đọc lại trật tự các câu, chỉnh lại nếu cần.
- Sau khi có trật tự đúng, cho 1-2 HS đọc lại đoạn câu đã sắp xếp.
- Tổ chức cho HS thảo luận 3 vấn đề:
+ Tổ tiên của thực vật là gì? Xuất hiện ở đâu?
+ Giới thực vật đã tiến hoá như

File đính kèm:

  • docSinh 6 KII 3 cot Ha Giang.doc