Giáo án Sinh học 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011

Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT

 

A. MỤC TIÊU:

 *Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.

 

a.Kiến thức:

 - Nêu đặc điểmchung của thực vật, sự phong phú và đa dạng của thực vật.

 

b.Kỹ năng:

 - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, phân tích, tỏng hợp và hoạt động nhóm.

 

c.Thái độ:

 - Bước đầu giáo dục cho hoch sinh biết yêu thương thiên nhiên, bằng cách bảo vệ chúng.

 

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm

 

C. CHUẨN BỊ:

 GV: - Tranh hoặc ảnh một số khu rừng, một vườn cây, sa mạc

 - Đèn chiếu, phim trong(nếu có), bảng phụ

 HS: Sưu tầm các loại tranh ảnh, báo chí, bìa lịch .về thực vật sống ở các môi trường khác nhau.

 

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

I. ổn định: (1 phút)

 

 II. Bài cũ: (5 phút)

 ? Nhiệm vụ của sinh học là gì? Kể tên 3 loại sinh vật có ích,3 loại sinh vật có hại mà em biết ?

 

 III. Bài mới:

 

 1. Đặt vấn đề:

 Thực vật rấtđa dạng và phong phú, giữa chúng có đặc điểm gì chung ? Để phân biệt được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này?

 

2. Triển khai bài:

 

Hoạt động thầy trò Nội dung

 

HĐ 1: (13 phút)

- GV cho HS quan sát H 3.1-4SGK, GV treo tranh lên bảng cho học sinh quan sát yêu cầu:

- Các nhóm thảo luận hoàn thiện lệnh mục 1 SGK

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung

- GV nhận xét, kết luận

 

HĐ 2: (20 phút)

- HS thực hiện lệnh mục 2 SGK, các nhóm hoàn thành phiêu học tập.

- GV treo bảng phụ gọi một vài học sinh điền kết quả vào, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung, gv kết luận

- HS nghiên cứu các hiện tượng ở mục 2 SGK cho biết:

? Em có nhận xét gì về các hiện tượng trên.

- HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét.

- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thồng tin mục 2 SGK cho biết:

? Từ kết quả bảng trên và nhận xét 2 hiện tượng trên, em rút ra thực vật có đặc điểm gì chung.

- HS trả lời, bổ sung

- GV nhận xét, kết luận

* GV cho học sinh đọc phần ghi nhơ SGK:

1, Sự đa dạng và phong phú của thực vật:

- Thực vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống khắp nơi trên trái đất

- Thực vật trên trái đất có khoảng 250.000- 300.000 loài, ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài, có nhiều dạng khác nhau, thích nghi với từng môi trường sống.

 

2, Đặc điểm chung của thực vật.

 *Bảng SGK trang 11 .

Stt

Tên cây

Có khả năng tự tạo ra

Chất dinh dưỡng

Lớn lên

Sinh sản

Di chuyển

 

1

Cây lúa

+

+

+

-

 

2

Cây ngô

+

+

+

-

 

3

Cây mít

+

+

+

-

 

4

Cây sen

+

+

+

-

 

5

Cây sương rồng

+

+

+

-

 

 

 *Tuy thực vật đa dạng nhưng chúng có một số đặc điểm chung:

+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ

+ Phần lớn không có khả năng di chuyễn

+ Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường ngoài.

 IV. CỦNG CỐ:(5 phút).

 *GVnhắc lại nội dung bài học:

 +Sự đa dạng và phong phú của thực vật:

 - Thực vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống khắp nơi trên trái đất

- Thực vật trên trái đất có khoảng 250.000- 300.000 loài, ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài, có nhiều dạng khác nhau, thích nghi với từng môi trường sống.

 - Đặc điểm chung:

 + Tự tổng hợp được chất hữu cơ

 + Phần lớn không có khả năng di chuyễn

 + Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường ngoài.

 Bài tập:

 

doc123 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì và thịt vỏ
	d, Gồm thịt vỏ và ruột
2, Trụ giữa của thân non gồm những bộ phận nào:
	a, Gồm thịt vỏ và mach rây
	b, Gồm thịt vỏ và ruột
	c, Gồm mạch rây, mạch gỗ và ruột.	
	d, Gồm vỏ và mạch gỗ
 V. Dặn dò: (1 phút)
	Học bài, trả lời câu hỏi sau bài
	Đọc phần em có biết
	Xem trước bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:
g b ũ a e
Tuần 7
Ngày soạn :28/9/2010
 Ngày dạy: 29/9/2010
Tiết 16: 
Bài 16: thân to ra do đâu
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 1.Kiến thức:
- HS nắm được thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, phân biệt được ròng và dác, xác định được tuổi của cây nhờ vào vòng gỗ hằng năm.
 2.Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
 - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cây, bảo vệ rừng
B. Phương pháp:
	Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
 GV: - Tranh hình 15.1 và 16.1-2 SGK
 - Một đoạn thân cây già
 HS: Chuẩn bị vật mẫu, chọn trước bài.
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: (1 phút)
 II. Bài củ: (5 phút)
 ? Chỉ trên tranh các thành phần của thân non. Chức năng của nó?
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Trong quá trình sống thân cây không ngừng cao lên mà còn to ra. Vậy thân to ra nhờ đâu? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
 2. Triển khai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: (13 phút)
- GV treo tranh hình 16.1 SGK các nhóm quan sát, nhận xét và ghi vào phiếu học tập
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 1 mục 1 SGK.
? Cấu tạo trong của thân trưởng thành có gì khác với thân non.
HS:
? Theo em nhờ bộ phận nào mà cây to ra được
HS:
 -(Vỏ, trụ giữa, cả vỏ và trụ giữa)
- Các nhóm tìm hiểu thông tin và quan sát hình 16.1 SGK
- Thảo luận nhóm theo câu hỏi lệnh 2 mục 1 SGK
? Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào.?
HS:
? Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?.
HS:
? Thân cây to ra do đâu.?
HS:
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
HĐ 2: (8 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật và tranh, đồng thời tìm hiểu nội dung SGK
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
? Lát cắt ngang của thân cây có đặc điểm gì.?
HS:
-ta nhìn thấy nhiều vòng tròn hiện trên mặt cắt ngang của thân cây.
? Vòng gỗ muốn cho ta biết điều gì.?
HS:
-vòng gỗ muốn cho ta biết số tuổi của cây hàng năm.
? Dựa vào đâu để xác định tuổi của cây.?
HS:
-Dựa vào các vòng gỗ ta có thể xác định được tuổi của cây.
?Vòng gỗ hàng năm là gì ?
HS:
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ 3: (12 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát hình vễ, mẫu vật, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
? Lát cắt ngang của thân cây có những phần nào.
HS:
? Dác có đặc điểm gì. Chức năng của nó.
HS:
? Ròng có đặc điểm gì. Chức năng.
HS:
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
- GV nhận xét-cho điểm.
1. Tầng phát sinh.
-Tầng sinh vỏàSinh ra vỏ.
-Tầng sinh trụàSinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ.
- Thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
-Vỏ cây to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh vỏ ,hàng năm tầng sinh vỏ tạo lớp vỏ mới phía ngoài và thịt vỏ mới phía trong.
-Trụ giữa to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh trụ ,hàng năm tầng sinh trụ tạo mạch rây mới phía ngoài và mạch gỗ mới phía trong.
- Thân cây to ra nhờ sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ(nằm giữa thịt vỏ) và tầng sinh trụ(nằm giữa mạch rây và mạch gỗ)
2. Vòng gỗ hàng năm.
- Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định tuổi của cây.
-Đối với cây vùng nhiệt đới hằng năm về mùa mưa ,cây hấp thụ được nhiều thức ăn ,tầng sinh trụ tạo nhiều mạch gỗ to ,có thành mỏng,xếp thành 1 vòng dày ,màu sáng.Mùa khô, ít thức ăn ,các tế bào gỗ sinh ra ít hơn ,bé hơn ,có thành dày xếp thành 1 vòng mỏng ,màu sẫm.Đố là những vòng gỗ hàng năm.
3. Dác và ròng.
- Gỗ cây có 2 miền(dác và ròng)
+ Dác: là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những TB mach gỗ sống vận chuyển nước và muối khoáng
+ Ròng: là lớp gỗ màu thẩm phía trong gồm những TB chết vách dày nâng đỡ cây.
 IV. củng cố
*GV nhắc lại nội dung bài học:
1. Tầng phát sinh.
- Thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Thân cây to ra nhờ sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ(nằm giữa thịt vỏ) và tầng sinh trụ(nằm giữa mạch rây và mạch gỗ)
2. Vòng gỗ hàng năm.
- Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định tuổi của cây.
3. Dác và ròng.
- Gỗ cây có 2 miền(dác và ròng)
+ Dác: là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những TB mach gỗ sống vận chuyển nước và muối khoáng
+ Róng: là lớp gỗ màu thẩm phía trong gồm những TB chết vách dày nâng đỡ cây.
*Bài tập:
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
 1, Do đâu mà đường kính của các cây gỗ trưởng thành to ra.
	a, Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở chồi ngọn.
	b, Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ.
	c, Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh trụ
	d, Cả b và c
 2, Dựa vào đâu để xác định tuổi của cây.
	a, Đường kính của cây	b, Dựa vào vòng gỗ hàng năm
	c, Dựa vào chu vi thân cây	d, Cả a và b
 V. Dặn dò: (1 phút)
	Học bài củ, trả lời các câu hỏi :1,2,3,4-SGK-tr52
	Đọc mục em có biết, xem trước bài mới
D. Rút kinh nghiệm:
 Tuần 8
 Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Tiết 18:
Bài 17: vận chuyển các chất trong thân
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 1.Kiến thức:
- HS biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chát hữu cơ trong thân được vận chuyển nhờ mạch rây.
 2.Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỉ năng thực hành, quan sát, hoạt động nhóm.
3.TháI độ:
 - Giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ thực vật
B. Phương pháp:
	Thí nghiệm nghiên cứu, trực quan, hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị:
 GV: - Làm trước thí nghiệm hình 17.1 SGK
 - Tranh hình 17.1-2 SGK, kính hiển vi
 HS: - Làm thí nghiệm như SGK
 - Tìm hiểu trước bài
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: (1 phút)
 II. Bài cũ: (5 phút)
 ? Thân cây to ra nhờ bộ phận nào ? Làm thế nào để biết được tuổi của cây?
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 Đây là bài thực hành GV cần kiểm tra sự chuẩn bị của HS, yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình.
2. Triển khai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: (16 phút)
- GV yêu cầu HS trình bày dụng cụ và cách tiến hành các bước làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét, kết l uận
HĐ 2: (17 phút)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau.
? Nêu cách tiến hành và kết quả thí nghiệm.
? Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra. Còn mép vỏ phía dưới không phình to.
? Qua thí nghiệm trên em rú ra nhận xét gì.
? Nhân dân ta thường làm như thế nào để nhân giống cây trồng nhanh nhất. (cây ăn quả)
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
1. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
 a. Thí nghiệm:
*Cách tiến hành: SGK
* Kết quả:
 - Cóc A hoa trắng nhuộn đỏ
 - Cóc B không có hiện tượng gì
 b. Kết luận:
 Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
2. Vận chuyển chát hữu cơ.
a. Thí nghiệm:
* Cách tiến hành: SGK
* Kết quả:
- Mép vỏ phía trên phình to.(do chất dinh dưỡng bị tích tụ)
- Mép vỏ phía dưới không phình to
b. Kết luận:
 Các chất hữu cơ trong thân cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
 IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’)
*GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm:
-Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
-Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ machị rây.
*Bài tập:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1, Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ bộ phận nào.
	a, Mạch gỗ
	b, Mạch rây
	c, Vỏ
	d, Trụ giữa
2, Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ bộ phận nào.
	a, Mạch rây
	b, Vỏ
	c, Trụ giữa
d, Mạch gỗ
 V. Dặn dò: (1’)
	Học bài củ, trả lời câu hỏi sau bài và làm bài tập sau bài.
	Xem trước bài mới (chuẩn bị mẫu vật theo hình 18.1 SGK)
D. Rút kinh nghiệm:
g b ũ a e
Ngày soạn :8/10/2009
 Ngày dạy: 
Tiết 19:
 Bài 18: biến dạng của thân
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 1.Kiến thức :
- HS nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng một số loại thân biến dạng
 2.Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
3.TháI độ:
 - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ thực vật.
B. Phương pháp:
	Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị:
 GV: - Tranh hình 18.1-2 SGK
 - Mẫu vật một số loại thân biến dạng
 HS: - Chuẩn bị mẫu vật như SGK
 - Xem trước bài mới
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: (1 phút)
 II. Bài cũ: (5 phút)
 ? Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vật chuyễn nước và muối khoáng.
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 Ngoài thân đứng, thân leo, thân bò, thực vận còn có thân biến dạng. Vậy thân biến dạng là thân như thế nào? Có chức năng gì ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
 2. Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: (17 phút)
- GV yêu cầu các nhóm để vật mẫu lên bàn, nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Yêu cầu các nhóm quan sát vật mẫu, hình 18.1, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục a SGK.
? Củ dong ta, củ su hào, củ khoai tây có đặc điểm gì giống và khác nhau.
? Câu hỏi phần lệnh.
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS quan sát cây xương rồng, tìm hiểu thông tin SGK, cho biết:
? Thân xương rồng thuộc loại thân gì.
? Câu hỏi phần lệnh SGK.
- HS trả lời, bổ sung, gv chốt lại.
HĐ 2: (16 phút)
- GV yêu cầu các nhóm dựa vào phần một để hoàn thiện lệnh mục 2 SGK
1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng.
a. Quan sát các loại củ: 
 Dong ta, su hào, gừng và khoai tây.
* Giống nhau:
- Có chồi ngọn, chồi nách " là thân
- Phình to, chứa chất dự trữ
* Khác nhau:
- Dong ta, gừng có hình dạng giống rễ, vị trí nằm dưới mặt đất " thân rễ
- Củ su hào: hình dạng to tròn, nằm trên mặt đất

File đính kèm:

  • docsinh hoc 6 chuan.doc
Giáo án liên quan