Giáo án Sinh học 10 - Tiết 33: Bài tập

-Nêu, khái quát hoá được các kiểu dinh dưỡng của VSV thấy được tính đa dạng về dinh dưỡng của chúng.

 -Nêu được tính đa dạng về chuyển hoá của vi sinh vật.

-Nêu được sự sinh sản của vi khuẩn bằng các hình thức ngoại bào tử, bào tử đốt và nảy chồi.

Củng cố kỹ năng khái quát, xây dựng nội dung kiến thức của một chủ đề.

-Thấy được sự sinh trưởng rất nhanh chóng của vi sinh vật khi gặp điều kiện thuận lợi cũng như các tác nhân lý hoá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Con người chủ động điều khiển nó.

-Khả năng khái quát vấn đề bằng sơ đồ hình cành cây.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Tiết 33: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 33
BÀI TẬP
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
Kết nối được các khái niệm, nội dung kiến thức.
-Nêu, khái quát hoá được các kiểu dinh dưỡng của VSV thấy được tính đa dạng về dinh dưỡng của chúng.
	-Nêu được tính đa dạng về chuyển hoá của vi sinh vật. 
-Nêu được sự sinh sản của vi khuẩn bằng các hình thức ngoại bào tử, bào tử đốt và nảy chồi.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Củng cố kỹ năng khái quát, xây dựng nội dung kiến thức của một chủ đề.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với logic của nội dung kiến thức.
-Thấy được sự sinh trưởng rất nhanh chóng của vi sinh vật khi gặp điều kiện thuận lợi cũng như các tác nhân lý hoá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Con người chủ động điều khiển nó.
-Khả năng khái quát vấn đề bằng sơ đồ hình cành cây.
II.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Tái hiện.
 2.Phương tiện:
 Đề trắc nghiệm photo sẵn
III.Tiến trình tổ chức học bài mới:
1. Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng gọi là:
	A. Vận chuyển chủ động	B. Vận chuyển thụ động
	C. Bơm prôtôn	D. Xuất nhập bào
2. Sự khuyếch tán của các phân tử H2O qua màng tế bào được gọi là
	A. Vận chuyển chủ động B. Bơm prôtôn	C. Sự thẩm thấu	D. Xuất nhập bào
3. Quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao có tiêu dùng năng lượng được gọi là
	A. Vận chuyển thụ động	B. Vận chuyển chủ động
	C. Khuyếch tán qua kênh	D. Xuất nhập bào
4. Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất được gọi là
	A. Ẩm bào B. Thực bào	C. Xuất bào	 D. Xuất nhập bào
5. Các chất có kích thước nhỏ, không phân cực được vận chuyển qua lớp kép photpholipit không mang tính chọn lọc
	A. CO2 B. Glucô, O2, Na+, K+	C. Saccarôzơ	D. Na+, Cl-
6. Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động, không có tính chọn lọc
	A. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có prôtêin đặc hiệu
	B. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch nồng độ 
	C. Có ATP, prôtêin kênh vận chuyển đặc hiệu
	D. Có sự thẩm thấu hoặc khuyếch tán
7. Nếu cho tế bào vào 1 dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong dịch bào thì tế bào sẽ:
	A. Giữ nguyên kích thước không thay đổi	B. Trương nước
	C. Mất nước	D. Bị vỡ
8. Vì sao tế bào hồng cầu và các tế bào khác trong cơ thể người không bị vỡ?
	A. Vì tế bào của người có thành tế bào che chở
	B. Vì tế bào của người ở trong dịch nước mô đẳng trương
	C. Vì tế bào của người ở trong dịch nước mô nhược trương 
	D. Vì tế bào của người ở trong dịch nước mô ưu trương
9. Tại ống thận, tuy nồng độ Glucô trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng Glucô trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu nhờ sự vận chuyển
	A. Chủ động qua màng tế bào	B. Thụ động qua màng tế bào
	C. Thẩm thấu qua màng tế bào	D. Khuyếch tán qua màng tế bào
10. Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động là:
	A. Kích thước của chất cần vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có prôtêin đặc hiệu
	B. Kích thước của chất cần vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ
	C. Có ATP, prôtêin kênh vận chuyển đặc hiệu
	D. Có sự thẩm thấu hoặc khuyếch tán
11. Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là
	A. Hoá năng B. Điện năng	C. Nhiệt năng 	D. Động năng
12. Năng lượng của ATP tích luỹ ở:
	A. Cả 3 nhóm phốt phát	B. Hai liên kết phốt phát gần phân tử đường
	C. Hai liên kết phốt phát ở ngoài cùng D. Chỉ 1 liên kết phốt phát ngoài cùng
13. Để quang hợp, cây xanh đã hấp thụ nguồn năng lượng nào?
	A. Hoá năng B. Nhiệt năng 	C. Điện năng	 D. Quang năng
14. Trong quá trình chuyển hoá năng lượng luôn có sự thất thoát năng lượng dưới dạng:
	A. Quang năng B. Nhiệt năng 	C. Điện năng	 D. Cơ năng
15. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?
	A. Sinh trưởng ở cây xanh	B. Khuyếch tán các chất qua màng tế bào
	C. Sự co cơ ở động vật	D. Sự vận chuyển O2 của hồng cầu người
16. Qua quang hợp tạo ra chất hữu cơ, cây xanh đã thực hiện quá trình chuyển hoá năng lượng nào sau đây?
	A. Từ hoá năng sang quang năng	B. Từ hoá năng sang nhiệt năng
	C. Từ quang năng sang hoá năng	D. Từ thế năng sang động năng
17. Năng lượng mặt trời là một dạng:
	A. Điện năng B. Cơ năng	C. Thế năng	D. Động năng
18. Phần lớn các phản ứng thu nhiệt của tế bào đều cần một năng lượng hoạt hoá ít hơn:
	A. 0,073 Kcal/M B. 0,73 Kcal/M	C. 7,3 Kcal/M	 D. 73 Kcal/M
19. Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều Prôtêin có thể tiêu tốn lượng ATP mà tế bào tạo ra là:
	A. 50% B. 75% 	C. 80%	 D. 100%
20. Chất nào sau đây được ví như đồng tiền năng lượng của tế bào?
	A.ADN B. NADH	C. FADH2	D. ATP
21. Enzim có bản chất là:
	A. Pôlisaccarit B. Mônôsaccarit	C. Prôtêin	D. Phôtpholipit
22. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:
	A. Enzim là một chất xúc tác sinh học B. Enzim được cấu tạo từ các đisaccarit
	C. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia phản ứng D. Ở động vật Enzim do tuyến nội tiết sinh ra
23. Cơ chất là:
	A. Chất tham gia cấu tạo Enzim	 B. Sản phẩm tạo ra từ phản ứng do Enzim xúc tác 
	C. Chất tham gia phản ứng do Enzim xúc tác 	D. Chất tạo ra do nhiều Enzim liên kết lại
24. Enzim có đặc tính nào sau đây?
	A. Tính đa dạng	B. Tính chuyên hoá
	C. Tính bền nhiệt	D. Hoạt tính yếu
25. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:
	A. B. 	C. 	D. 
26. Enzim có tên gọi ở phần đuôi là:
	A. Ôza B. Aza	C. Ôzơ	 D. Azơ
27. Trong phân tử Enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là:
	A. Trung tâm tổng hợp Enzim	B. Trung tâm hoạt động
	C. Vùng điều hoà	D. Vùng ức chế
28. Cho phương trình phản ứng sau:
	Saccaraza	
	Đường saccarôzơ 	Glucôzơ + (A)
A của phương trình trên là chất gì?
	A. Ribôzơ B. Fructôzơ	C. Đêôxiribôzơ	 D. Mantôzơ
29. Sự gia tăng càng nhiều nồng độ cơ chất sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt tính của Enzim?
	A. Làm tăng hoạt tính Enzim	B. Không tăng hoạt tính Enzim
	C. Làm giảm hoạt tính Enzim	D. Làm mất hoạt tính Enzim
30. Cho sơ đồ phản ứng sau:
	 Enzim1	Enzim 2	 Enzim 3
Chất A	Chất B	Chất C	Chất P (sản phẩm)
Mũi tên ngược chiều đi từ chất P (sản phẩm) đến Enzim 1 có ý nghĩa gì?
Chất P nhờ Enzim 1 để tổng hợp ngược lại thành chất A
Chất P biến thành Enzim 1
Chất P liên kết với Enzim 1 làm tăng hoạt tính Enzim 1
Chất P liên kết với Enzim 1 làm cho Enzim 1 bất hoạt
31. “Đèn” của đom đóm đực phát sáng nhấp nháy vào buổi tối để thu hút đom đóm cái là nhờ chúng sử dụng ATP giúp Enzim luciferaza phân giải loại hợp chất hữu cơ nào tạo ra ánh sáng lạnh?
	A. Cacbohiđrat	 B. Lipit	C. Luciferin	D. Glucôzơ
32. Quá trình hô hấp tế bào của tế bào nhân thực diễn ra chủ yếu ở:
	A. Ribôxôm	B. Nhân con	C. Lục lạp	D. Ti thể
33. Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng:
	A. Hoá hợp	 B. Trao đổi	C. Oxy hoá khử	D. Thuỷ phân
34. Hô hấp tế bào là quá trình
	A. Chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP
	B. Chuyển năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng của FADH2
	C. Chuyển năng lượng của ATP thành năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ
	D. Chuyển năng lượng của FADH2 thành năng lượng của các nguyên liệu vô cơ
35. Quá trình đường phân của hô hấp tế bào xảy ra ở:
	A. Tế bào chất	 B. Chất nền ti thể 	C. Nhân	D. Nhân
36. Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là:
	A. ATP	 B. ADP 	C. NADH	D. FADH2
37. Sản phẩm tạo ra khi kết thúc giai đoạn đường phân của 1 phân tử Glucôzơ là:
	A. 2NADH + 2ATP + 2C3H4O3 (axit piruvic) B. 2NADH + 4ATP + 2C3H4O3
	C. 2ATP + 2C3H4O3	 D. 4ATP + 2C3H4O3
38. Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là:
	A. Oxi, nước, năng lượng	B. Nước, đường, năng lượng
	C. Nước, khí CO2, đường	D. Khí CO2, nước, năng lượng
39. Trong hoạt động hô hấp tế bào, nước được tạo ra từ giai đoạn nào?
	A. Đường phân	B. Chu trình Crep
	C. Chuỗi chuyền electron	D. Cả A và B đều đúng
40. Hiệu suất của các quá trình hô hấp tế bào có thể đạt được tối đa khoảng:
	A. 25%	B. 40% 	C. 50%	D. 60%
 3.Bài tập về nhà:
-Làm từ câu 31 đến câu 40.
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
Hoàng Tú Quyên
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-33-Review for second term - Copy.doc