Giáo án Sinh học 10 - Học kỳ I

I/ Mục tiêu bài dạy:

- Nêu được các cấp tổ chức sống từ thấp đến cao.

- Nắm được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

II/ Phương tiện dạy học:

Tranh vẽ Hình 1 SGK.

III/ Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định và kiểm tra sĩ số. (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi lại một số kiến thức có liên quan ở cấp II. (2’)

3. Giảng bài mới: (Bài này dạy trong 2 tiết)

 

doc35 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và chức năng của nhân tế bào.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của tế bào chất và các bào quan (ribôxôm, ti thể, lục lạp, lưới mội chất).
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cấu tạo, chức năng của không bào và lizôxôm, màng sinh chất, các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất (thành tế bào, chất nền ngoại bào).
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan - tìm tòi.	- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.	- Lược dồ tư duy.
IV/ Phương tiện dạy học:
	- Hình 8.1, 8.2, 9.1, 9.2, 10.2 SGK.
	- Bảng phụ.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi: 
	Tại sao nói cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động? 
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới)
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bài
 ▲ Cho HS khai thác thông tin mục VII SGK trang 42.
 Lưu ý HS về các ví dụ về không bào trong SGK.
 ▲ Cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi lệnh trang 41.
 ▲ Cho HS xem hình 10.2, mục IX SGK, hỏi: 
 - Em hãy nêu các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất?
 - Màng sinh chất giữ các chức năng gì? do các thành phần nào đảm nhận?
 Giảng thêm: Mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động vì: cấu trúc đan xen giữa cá thành phần và có tính linh động cao.
 - Câu hỏi lệnh trang 46.
 ▲ Treo bảng phụ tắt nội dung bằng lược đồ tư duy đơn giản.
 ▲ Cho HS xem mục X SGK, hỏi: Nêu cấu tạo và chức năng của một số cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
 ∆ Khai thác thông tin theo HD của GV. 
 Cần khắc ghi các Vd.
 ∆ Cần trả lời được: Bạch cầu có chức năng tiêu diệt vi khuẩn, tế bào già, bệnh lý bằng thực bào nên cần nhiều lizôxôm. 
 ∆ Nghiên cứu mục IX SGK, hình 10.2, trả lời.
 - ND: Do sự nhận biết cơ quan lạ và đào thải cơ quan lạ của glicôprôtêin "dấu chuẩn" trên màng tế bào.
 ∆ Lưu ND trên bảng phụ.
 ∆ Nghiên cứu mục X SGK, trả lời.
 VII. Một số bào quan khác:
 - Không bào có 1 lớp màng bao bọc và nó giữ các chức năng khác nhau tuỳ từng loại tế bào và tuỳ từng loài sinh vật.
 Ví dụ: Một số không bào chứa chất phế thải độc hại; không bào của tế bào lông hút chứa muối khoáng và nhiều chất khác, hoạt động như một cái bơm hút nước từ đất vào rễ; không bào của cánh hoa dự trữ các sắc tố; các động vật đơn bào có không bào tiêu hóa và không bào co bóp.
 - Lizôxôm có 1 lớp màng bao bọc, có ở tế bào động vật; giữ chức năng phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không phục hồi được hay các bào quan đã già và các đại phân tử prôtêin, axit nuclêic, cacbôhidrat và lipit. 
VIII. Màng sinh chất:
1. Cấu trúc:
 - Gồm 1 lớp phôtpholipit kép quay đầu kị nước vào nhau và có các phân tử prôtêin xen kẽ (xuyên màng) hoặc ở bề mặt.
 - Các tế bào động vật có côlestêron làm tăng sự ổn định của màng sinh chất.
 - Bên ngoài có các sợi của chất nền ngoại bào như glicôprôtêin, glicôlipit,...
2. Chức năng:
 - Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc (bán thấm).
 - Prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào.
 - Glicôprôtêin "dấu chuẩn" đặc trưng cho từng loại tế bào, giữ chức năng nhận biết nhau và các tế bào "lạ. 
IX. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:
1. Thành tế bào:
 - Có ở các tế bào thực vật cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ và ở nấm là kitin.
 - Thành tế bào giữ chức năng quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.
2. Chất nền ngoại bào:
 - Cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
 - Chức năng giúp các tế bào liên kết với nhau và thu nhận thông tin. 
3. Thực hành, luyện tập (củng cố): 
 	- Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
- Tại sao các enzim trong lizôxôm không phá vỡ lizôxôm của tế bào? (Bình thường các enzim trong lizôxôm ở trạng thái bất hoạt khi cần chúng mới được hoạt hoá bằng cách thay đổi độ pH trong lizôxôm và các enzim chuyển sang trạng thái hoạt động)
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò): 
 	- Học bài theo câu hỏi SGK . 
	- Đọc mục em có biết.
	- Xem trước bài 11.
Tuần: ..... 	Ngày soạn: .............
Tiết: ....	 Ngày dạy : .............
Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. Mục tiêu bài dạy: 
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào.
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, ưu trương, nhược trương, đẳng trương.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các kiểu vận chuyển các chất qua màng sinh chất (vận chuyển thụ động, chủ động, nhập bào và xuất bào)
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan - tìm tòi	- Vấn đáp - tìm tòi	- Dạy học nhóm
- Hỏi và trả lời	- Trình bày 1 phút
IV/ Phương tiện dạy học:
	- Tranh vẽ hình 11.1, 11.2, 11.3 SGK.
- Tranh vẽ về hiện tượng thẩm thấu xảy ra ở tế bào động vật và thực vật.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi: 
	Các chất được trao đổi qua màng tế bào như thế nào? Em hiểu gì về các khái niệm: Khuếch tán, thẩm thấu, môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương.
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới):
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bài
▲ Cho HS nghiên cứu mục I., quan sát hình 11.1 trả lời các câu hỏi:
 - Vận chuyển thụ động là gì? Các cách vận chuyển thụ động?
 - Phân biệt các khái niệm môi trường ưu trương, môi trường nhược trương và các môi trường đẳng trương.
 - Trả lời câu hỏi lệnh trang 48.
-Nêu khái niệm khuếch tán. 
-Nêu khái niệm thẩm thấu.
-Tại sao thẩm thấu vẫn tuân theo nguyên tắc khuếch tán?
▲ Cho HS nghiên cứu mục II., trả lời các câu hỏi:
 - Vận chuyển chủ động là gì? Điều kiện cần có để thực hiện vận chuyển thụ động?
- Làm rõ VD về cách vận chuyển của bơm natri-kali.
▲VD khác :
 Bơm Ca2+ đẩy Ca2+ ra khỏi màng sinh chất, giúp duy trì thế điện hóa ion Ca2+ 2 bên màng tế bào.
 Bơm proton (H+) trong quá trình oxy hoá phosphoryl hoá và phosphoryl hoá quang hợp để tạo ra năng lượng ATP.
▲ Cho HS nghiên cứu mục III., hình 11.2, trả lời các câu hỏi:
- Nhập bào và xuất bào là gì? Chúng diễn ra như thế nào ?
∆ Nghiên cứu mục I., quan sát hình 11.1 trả lời các câu hỏi.
-Làm rõ các khái niệm và khắc ghi các khái niệm trên.
-Kích thước: nhỏ dễ k.tán.
-Tính p.c: không p.c dễ k.tán.
 VD : O2, CO2.
-Cấu trúc phù hợp kênh prôtêin 
-Có chất t.hiệu bám vào cổng. 
∆ Nghiên cứu mục II., trả lời các câu hỏi.
 HS cần khắc ghi VD về bơm natri-kali. Mỗi lượt hoạt động của bơm cần một ATP và trao đổi 3 Na+ bởi 2 K+. 
∆ Ghi nhận VD.
∆ Nghiên cứu mục III., hình 11.2, trả lời các câu hỏi.
I. Vận chuyển thụ động:
 - Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng.
 - Các chất tan có thể khuếch tán qua màng sinh chất bằng 2 cách: khuếch tán trực tiếp qua lớp phôpholipit kép và khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng tế bào. 
II. Vận chuyển chủ động:
 - Vận chuyển chủ động cần năng lượng để vận chuyển các chất tan từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
 - Vận chuyển chủ động cần có các “bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển. VD: bơm natri-kali.
III. Nhập bào và xuất bào:
 Xuất bào và nhập bào là hình thức vẩn chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.
 - Nhập bào: Màng tế bào biến dạng để bao các chất hữu cơ có kích thước lớn (thực bào) hoặc giọt dịch ngoại bào (ẩm bào). Các chất này được tiêu hóa nhờ ezim của lizôxôm.
 - Xuất bào: Là sự vận chuyển các chất ra khỏi tế bào (prôtêin, các đại phân tử,...) theo cách ngược với nhập bào.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố): 
- Cho HS xem lại bài nhanh trong 1 phút, sau đó cho HS trình bày nhanh một vài nội dung, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong 1 phút.
- Một người hoà phân urê vào nước để tưới cây nhưng không hiểu tại sao sau khi tưới cây lại bị héo? ( Do hoà ít nước nên nồng độ phân urê trong nước còn cao ngăn cản sự hút nước của cây, đồng thời làm cho nước từ tế bào lông hút của cây thẩm thấu ra ngoài nên cây mất nước, bị héo).
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò): 
	- Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Tìm các VD thực tế liên quan đến bài học.
	- Chuẩn bị bài thực hành.
Tuần: ...... 	 Ngày soạn: .......................
Tiết: .......	 Ngày dạy : .......................
Bài 12: THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
I/ Mục tiêu bài dạy: 
	Làm được thí nghiệm co, phản co nguyên sinh.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm khi quan sát trên tiêu bản để tìm hiểu về sự co và phản co nguyên sinh.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong khi tiến hành thí nghiệm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan - tìm tòi.
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học: 
1. Mẫu vật:
Lá thài lài tía (hoặc củ dong riềng, vảy lá hành,...) có tế bào với kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá.
2. Dụng cụ và hoá chất:
- Kính hiển vi quang học với vật kính ´10, ´40 và thị kính ´10 hoặc ´15. Phiến kính, lá kính.
- Lưỡi dao cạo râu, nước cất, ống nhỏ giọt, dung dịch muối hoặc đường loãng, giấy thấm. 
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi: 
	Giới thiệu cho HS về một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kính hiển vi.
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới):
Dựa 

File đính kèm:

  • docSinh 10 HKI.doc