Giáo án Sinh học 10 - Bài 8: Tế bào nhân thực

-Trình bày được các đặc điểm chung của tế bào nhân thực.

-Trình bày được hình, cấu trúc và từ đó quy định chức năng của các bào quan nhân, ribosome, lưới nội chất, golgi.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 8988 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 8: Tế bào nhân thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 8
Bài 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC
(Eukaryote)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được các đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
-Trình bày được hình, cấu trúc và từ đó quy định chức năng của các bào quan nhân, ribosome, lưới nội chất, golgi.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Hình thái, cấu trúc của nhân, lưới nội chất, bộ máy golgi.
-Khái niệm khó, mới: Lưới nội chất, Golgi. 
-Bản đồ khái niệm: Nhân → MLNC hạt → Bộ máy golgi 
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 Tranh vẽ cấu tạo chi tiết tế bào thực vật, tế bào động vật.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
-Trình bày cấu trúc của tế bào nhân sơ, từ đó cho biết vai trò của mỗi thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ ? Tại sao vi khuẩn lại có ở mọi nơi ?
 2.Đặt vấn đề:
Chúng ta biết Tế bào nhân sơ là những cơ thể mà tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh. Vậy tế bào có nhân hoàn chỉnh gọi là tế bào gì ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu đặc điểm của tế bào nhân thực
GV: (Trao tranh vẽ miêu tả tế bào nhân sơ và nhân thực) Em có nhận xét gì tế bào nhân thực so với nhân sơ về:
-Kích thước 
-Đặc điểm cấu trúc của nhân.
-Đặc điểm các bào quan
HOẠT ĐỘNG 2
Nghiên cứu hình thái, cấu trúc và chức năng của nhân và Ribosome, MLNC và bộ máy golgi
GV: N/c SGK, cho biết hình thái của nhân ?
GV: Nhân được cấu trúc như thế nào ?
GV: Nghiên cứu tình huống trang 37, trả lời câu hỏi bên dưới ?
GV: N/c SGK, cho biết đặc điểm hình thái, số lượng, cấu trúc của ribosome, từ đó cho biết chức năng của ribosome ?
GV: N/c SGK, quan sát hình hoàn thành phiếu học tập sau ?
GV: Quan sát hình 8.2 miêu tả hình thái, cấu trúc của bộ máy golgi ?
GV: Trên cơ sở đó, cho biết bộ máy golgi có chức năng gì ?
GV: Vậy trong tế bào nhân thực còn các thành phần nào khác ? Hình thái, cấu tạo, chức năng của mỗi thành phần đó với tế bào là gì ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong 2 bài học tới trong bài 9 và 10.
I.ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
- Kích thước: Lớn hơn tế bào nhân sơ nhiều.
- Cấu trúc: Phức tạp.
 +Có nhân và màng nhân bao bọc.
 +Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các
 xoang riêng biệt.
 +Các bào quan hầu hết đều có màng bao bọc.
II.CẤU TẠO
1. Nhân tế bào:
a.Hình thái:
- Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5 mm.
b.Cấu trúc:
- Phía ngoài: Bao bọc bởi lớp màng sinh chất, trên màng có các lỗ nhân.
- Bên trong: Dịch nhân, chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với protein) và nhân con.
c. Chức năng:
-Chứa đựng vật chất di truyền.
-Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua điểu khiển sinh tổng hợp protein.
2.Tế bào chất:
a.Ribosome:
*Hình thái:
-Nhỏ, có số lượng nhiều
* Cấu trúc: 
-Không có màng bao bọc.
-Gồm rARN và protein.
* Chức năng: 
-Tổng hợp protein cho tế bào.
b.Lưới nội chất:
*Hình thái:
Là hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau.
*Cấu trúc, chức năng:
Đặc điểm
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chất trơn
Cấu
 trúc
-Bề mặt có đính nhiều hạt Ribosome.
-Nối với màng nhân ở 1 đầu và lưới nội chất trơn ở đầu kia. 
-Bề mặt có đính nhiều các loại enzyme.
-Nối tiếp lưới nội chất hạt. 
Chức năng
-Tổng hợp protein.
-Hình thành các túi mang vận chuyển protein đến nơi cần sử dụng.
-Tổng hợp lipid.
-Hình thành peroxisome, chứa các enzyme tham gia vào quá trình chuyển hoá lipid hoặc khử độc cho tế bào. 
c. Bộ máy Golgi:
*Hình thái:
Là hệ thống túi dẹt xếp chồng lên nhau.
*Cấu trúc: 
Mỗi túi dẹt là một xoang được bao bọc bởi một lớp màng sinh chất. 
*Chức năng: 
-Tổng hợp: hormone, polysaccharite (thực vật), cấu trúc nên thành tế bào.
-Thu nhận, lắp ráp, đóng gói: một số chất mới được tổng hợp (protein, lipid. glucid…) thành sản phẩm hoàn chỉnh.
-Phân phối: các sản phẩm của tế bào.
 4.Củng cố
Miêu tả diễn biến quá trình xảy ra trong sơ đồ hình 8.2 SGK/38 ?
 5.Kiểm tra đánh giá
-Trong cơ thể người, tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất ?
a.Tế bào hồng cầu b.Tế bào bạch cầu c.Tế bào tiểu cầu d.Tế bào cơ
 Em hãy giải thích kết quả của mình ?
-Bố mẹ truyền cho con KG hay KH ? Lấy ví dụ chứng minh ? Từ đó cho biết thành phần nào trong tế bào là quan trọng nhất ?
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài 11.
V.Tài liệu tham khảo:
-Tranh ảnh từ mạng internet.
-SGV.
VI. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-8-Lesson 8-Eukaryote.doc
Giáo án liên quan