Giáo án Sinh học 10 - Bài 6: Acid nucleic

-Trình bày được thành phần hoá học, cấu trúc và chức năng của DNA và RNA

-So sánh được cấu trúc và chức năng của DNA và RNA.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4584 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 6: Acid nucleic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / / 20 
Tiết thứ: 5
Bài 6: ACID NUCLEIC
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được thành phần hoá học, cấu trúc và chức năng của DNA và RNA
-So sánh được cấu trúc và chức năng của DNA và RNA.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Kiến thức trọng tâm, khái niệm mới:
-Kiến thức trọng tâm: Cấu trúc và chức năng của DNA và RNA 
-Khái niệm mới: 
-Bản đồ khái niệm: PDNA " RNA " Protein " Tính trạng
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
- Tranh hình 4.1-2 và 5.1 SGK
- Mô hình cấu trúc không gian của DNA.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
GV: Trình bày đặc điểm và cấu trúc bậc của protein ?
GV: Protein có những chức năng gì ? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc của protein ?
 2.Đặt vấn đề:
Trong 4 loại hợp chất hữu cơ carbohydrate, lipid, protein và acid nucleic, chất nào quyết định những chất còn lại. ? Acid nucleic có đặc điểm cấu trúc như thế nào để đảm nhận được vai trò lữu giữ thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ ?
 3.Hoạt động tổ chức học sinh học bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu cấu trúc DNA và RNA
GV: Nghiên cứu SGK hoàn thành phiếu học tập sau:
GV: Đơn phân của DNA, RNA giống và khác nhau ở thành phần nào ?
GV: Vì sao chỉ có 4 loại nucleotide mà tạo ra vô số các DNA khác nhau ?
GV: Trong phân tử DNA 2 mạch polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc nào ?
HOẠT ĐỘNG 2
So sánh cấu trúc không gian của DNA và RNA
GV: Qua mô hình trên hãy mô tả cấu trúc không gian của DNA?
1A0 = 10-2nm = 10-4 = 10-7mm
GV: DNA có đặc điểm cấu trúc như thế nào giúp chúng thực hiện chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ?
 GV: TTDT trong DNA được truyền qua các thế hệ tế bào bằng cách nào ?
HOẠT ĐỘNG 3
So sánh cấu trúc và chức năng các loại RNA
 GV: N/C SGK hoàn thiện PHT sau:
GV: Phân tử RNA nào không có liên kết hydrogen ?
GV: Có phải chỉ có DNA có chức năng mang, lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ?
I.ACID NUCLEIC: Acid Deoxyribonucleic(DNA) và Acid ribonucleic(RNA) :
Cấu trúc hoá học của DNA và RNA:
Cấu trúc	DNA	RNA
1.Đơn phân	Nucleotide: Gồm 3 thành phần:
-Đường 5C – Deoxyribose
-Base nitrogenous (A, T, G, C)
-Nhóm phosphate - H3PO4	Ribonucleotide: Gồm 3 thành phần:
-Đường 5C – Ribose
-Base nitrogenous (A, U, G , C)
-Nhóm phosphate - H3PO4
2.Một mạch	- Các nucleotide liên kết với nhau theo một chiều xác định ( 5’ - 3’) tạo thành chuỗi polynucleotide.
- Mạch polynucleotide có các liên kết hoá trị giữa đường và acid phosphoric.
	- Các ribonucleotide liên kết với nhau theo một chiều xác định( 5’ - 3’) tạo thành chuỗi polyribonucleotide.
- Mạch polyribonucleotide có các liên kết hoá trị giữa đường và acid phosphoric.
3.Hai mạch	- 2 chuỗi polynucleotide liên kết với nhau bằng các liên kết hydrgen:
	+ A = T bằng 2 liên kết hydrgen.
	+ G º X bằng 3 liên kết hydrgen.
2.Cấu trúc không gian của DNA và RNA:
DNA	RNA
- DNA có 2 chuỗi polynucleotide xoắn kép song song quanh trục, tạo nên xoắn kép đều và giống 1 cái cầu thang xoắn.
- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ liên kết bổ sung với nhau, tay thang là phân tử đường và acid phosphoric liên kết cộng hoá trị.
- Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0.
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotide, 
- Đường kính vòng xoắn là 20A0	Gồm một mạch polynucleotide.
 gồm có 3 loại ribônucleotide(mRNA, tRNA, rRNA)
 3. Chức năng của DNA:
- Mang, lưu giữ, bảo quản, và truyền đạt thông tin di truyền.
- Làm khuôn để tổng hợp RNA.
 PDNA " RNA "	Protein " Tính trạng
II. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG RNA
Loại RNA	Cấu trúc	Chức năng
mRNA	Dạng mạch thẳng gồm một chuỗi polynucleotide.	Truyền thông tin di truyền từ DNA đến ribosome.
tRNA	Có cấu trúc với 3 thuỳ, 1 thuỳ mang bộ 3 đối mã, 1 đầu đối diện là vị trí gắn kết aa " giúp liên kết với mRNA và ribosome.	Vận chuyển aa đến ribosome để tổng hợp protein.
rRNA	Chỉ có một mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn cục bộ. 	Cùng protein tạo nên ribosome, nơi tổng hợp protein.
Ngoài ra ở một số loại vius, ARN còn có chức năng mang, lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền.
Ví dụ: Virus HIV, virus dại,…
 4.Củng cố:
-Tại sao từ 4 loại nucleotid nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm khác nhau, rất phong phú và đa dạng như vậy ?
 5.Kiểm tra đánh giá:
 6.BTVN:
-Học bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
V.Rút kinh nghiệm
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-5-Lesson 6-Nucleic acid.doc