Giáo án Sinh học 10 - Bài 29: Cấu trúc các loại virus

-Trình bày được cấu tạo, hình thái của virus.

-Phân biệt được virus với vi khuẩn.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 10647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 29: Cấu trúc các loại virus, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/ /20
Tiết thứ: 30
Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUS
 Structure of virus
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được cấu tạo, hình thái của virus.
-Phân biệt được virus với vi khuẩn.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Cấu tạo virus
-Khái niệm khó, mới: Phage.
-Bản đồ khái niệm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 -Tranh phóng to các hình 29.1 – 29.2 – 29.3 trong SGK.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
-Trả lời các câu hỏi phần thu hoạch bài 28 ?
-Tại sao muốn quan sát VSV cần phải tiến hành nhuộm màu ?
 2.Đặt vấn đề:
Cho cả chương: Năm 1892, nhà thực vật trẻ D.I.Ivanovskii nghiền lá cây thuốc lá bị khảm và lọc qua nến lọc VK, bôi lên lá cây lành thì cây bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân của bệnh đốm thuốc lá là gì ?
05/06/1981 bệnh thế kỉ AIDS xuất hiện.
Cho bài: Vậy virus là gì ? Nó có cấu tạo như thế nào ? Vì sao các bệnh do virus gây nên lại khó điều trị như vậy ? 
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu cấu tạo virus
GV: Quan sát hình 29.1 SGK cho biết virus có cấu tạo như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu hình thái virus
GV: Quan sát hình 29.2, hoàn thành phiếu học tập sau ?
HOẠT ĐỘNG 3
Rút ra khái niệm virus
GV: Cho một số VD về một số loài virus mà em biết?
GV: Virus là gì?
GV: (Hướng dẫn học sinh nghiên cứu hình 29.3 SGK). Kết quả thí nghiệm chứng minh điều gì ?
GV: Có thể nuôi virus trên môi trường nhân tạo như nuôi cấy vi khuẩn được không ?
GV: Vậy virus có các loại nào ?
I.CẤU TẠO
Gồm 2 thành phần cơ bản:
-Lõi: Acid nucleic: Là DNA hoặc RNA 
-Vỏ: Protein (capside): Được cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là capsome.
Acid nucleic + Vỏ capside → nucleocapside.
Chú ý: Một số virus còn có thêm một lớp vỏ ngoài bao bên ngoài vỏ capside, là lớp lipid kép và protein. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glycoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp virus bám lên bề mặt tế bào chủ.
II. HÌNH THÁI
Cấu trúc
VD
Đặc điểm
Xoắn
Khối
Hỗn hợp
III. KHÁI NIỆM
1. VD: Virus đậu mùa, HIV, bệnh dại, …
2. Định nghĩa: 
- Là thực thể rất đơn giản.
- Kích thước siêu nhỏ (nm).
- Chưa có cấu tạo tế bào.
- Gồm 1 loại acid nucleic bao bọc bởi 1 vỏ protein.
3. Đặc điểm:
- Kích thước siêu nhỏ.
- Vật chất di truyền là acid nucleic.
- Kí sinh nội bào bắt buộc.
4.Phân loại
-Trên cơ sở vật chất di truyền là gì:
Virus DNA và virus RNA
-Trên cơ sở hình dạng virus: Xoắn, khối, hỗn hợp.
-Trên cơ sở có vỏ hay không: Trần, có vỏ bao bọc
-Trên cơ sở vật chủ là gì: Virus thực vật, động vật và virus VSV.
 4.Củng cố
Câu 1: Virut là gì ?
A. Cơ thể sống chỉ có một tế bào không nhân, bên ngoài là vỏ protein, bên trong là lõi acid nucleic.
B. Cơ thể chưa có cấu tạo tế bào.
C. Thực thể sống có cấu tạo tế bào đã có nhân.
D. Thực thể chưa có cấu tạo tế bào.
Câu 2: Virut sống bắt buộc trong tế bào chủ (VSV, ĐV, TV) gọi là ?
cộng sinh.	C. Kí sinh.
Hợp tác.	D. Hội sinh.
Câu 3: Virut có cấu trúc xoắn như thế nào ?
Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nucleic.
Capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
Gồm vỏ nhưng thiếu lõi.
Phần đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với phần đuôi có cấu trúc xoắn.
 5.Kiểm tra đánh giá: Phage là gì ?
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu: Human Immunodeficiency Virus
V.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
VI.Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-30-Lesson 29-Cấu trúc các loại virus.doc