Giáo án Sinh học 10 - Bài 28: Điện thế nghỉ

I. Mục tiêu:

 Sau khi học xong bài này HS cần:

1. Về kiến thức

- Trình bày được khái niệm điện thế nghỉ.

- Mô tả được cách đo điện thế nghỉ ở tế bào thần kinh mực ống.

- Trình bày được sự phân bố điện tích và ion hai bên màng tế bào.

- Trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ.

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, sử dụng ngôn ngữ trình bày, làm việc nhóm.

3. Về thái độ

- Hình thành thế giới khách quan về sự sống, đó là các tổ chức sống đều có điện.

 

docx6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4943 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 28: Điện thế nghỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trưng Vương
Lớp: 11
GVHD: Thầy Trần Công Khanh
GSTT: Nguyễn Thị Kiều Mi
Ngày soạn: 12/02/2014
GIÁO ÁN
BÀI 28 ĐIỆN THẾ NGHỈ
I. Mục tiêu: 
	Sau khi học xong bài này HS cần:
Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện thế nghỉ.
- Mô tả được cách đo điện thế nghỉ ở tế bào thần kinh mực ống.
- Trình bày được sự phân bố điện tích và ion hai bên màng tế bào.
- Trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, sử dụng ngôn ngữ trình bày, làm việc nhóm.
Về thái độ
Hình thành thế giới khách quan về sự sống, đó là các tổ chức sống đều có điện.
II. Đồ dùng và phương tiện dạy học
Bảng, phấn, sách giáo khoa, tivi, phiếu học tập.
III. Phương pháp dạy học
Phương pháp thuyết trình - tái hiện, thông báo.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp sách giáo khoa-hỏi đáp.
IV. Trọng tâm của bài học
Phần I. Khái niệm điện thế nghỉ.
V. Tiến trình bài học 
	Bước 1: Ổn định lớp
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ 
Câu 1: So sánh phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Cho ví dụ.
Câu 2: Trình bày cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống.
	Bước 3: Tiến trình bài giảng
Đặt vấn đề vào bài: (5 phút)
Đưa HS vào tình huống tạo hưng phấn:
Kể một câu chuyện vui để HS cười.
Yêu cầu HS co duỗi cơ tay.
GV: Các em đang ở trong trạng thái hưng phấn, đó là nhờ sự hưng phấn của các tế bào thần kinh. Không chỉ riêng tế bào thần kinh mà mọi tế bào khác trong cơ thể cũng có khả năng hưng phấn. 
Hưng phấn là gì?
HS: Hưng phấn là sự biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích.
GV: Để biết được tế bào có hưng phấn hay không, người ta căn cứ vào một chỉ số quan trọng là điện tế bào. 
Các tổ chức sống đều có điện.Ví dụ điển hình nhất là loài cá chình điện Amazon. Nó có thể phát ra dòng điện 600-1000V để tự vệ hoặc tiêu diệt con mồi.
Người đầu tiên phát hiện ra dòng điện sinh học là giáo sư Ganvani trên đối tượng là ếch.Các em đọc phần Em có biết?để tìm hiểu thêm về phát hiện thú vị này.
Điện tế bào bao gồm những dạng nào?
HS: Điện tế bào gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
GV: Điện thế nghỉ là gì? Chúng được hình thành như thế nào?Chúng ta sẽ tìm hiểu bài 28 Điện thế nghỉ.
 Bài mới:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
15 phút
Khái niệm điện thế nghỉ
Khái niệm: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với màng ngoài tế bào tích điện dương.
VD: ĐTN của tế bào thần kinh mực ống là -70 mV.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm điện thế nghỉ.
GV: Điện thế nghỉ xuất hiện ở tế bào có trạng thái như thế nào?
HS: Có ở tế bào đang nghỉ ngơi, không bị kích thích.
GV: Quan sát hình 28.1, trình bày cách đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống.
HS: Để đo điện thế nghỉ, người ta sử dụng điện kế và hai điện cực. Điện cực 1 cắm ở mặt ngoài của màng tế bào, điện cực 2 cắm xuyên vào mặt trong của màng tế bào. 
GV lưu ý: Điện cực số 2 không được đâm quá sâu vào màng tế bào. Dụng cụ đo phải là vi điện cực, điện kế cực nhạy vì điện thế nghỉ có giá trị rất nhỏ. Bên cạnh đó, tế bào thần kinh lại dễ bị tổn thương. Nên phải sử dụng những thiết bị tinh vi để có được kết quả đo chính xác.
GV: Kết quả đo được điện thế nghỉ có giá trị bao nhiêu? 
HS: Kết quả vôn kế chỉ giá trị 70mV.
GV: Nhận xét sự phân bố điện thế hai bên màng tế bào.
HS: Màng trong tích điện âm và màng ngoài tích điện dương.
GV: Điện thế nghỉ là gì?
HS: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích.
GV: Tại sao trước kết quả đo điện thế nghỉ có dấu trừ?
HS: Người ta qui ước đặt dấu trừ trước các trị số điện thế nghỉ vì phía bên trong màng mang điện tích âm so với màng ngoài mang điện tích dương.
GV: Nệu một số ví dụ về điện thế nghỉ.
HS: Giá trị điện thế nghỉ ở tế bào nón trong mắt ong mật là -50 mV, tế bào thần kinh cua -62 mV.
GV: Tại sao lại chọn tế bào thần kinh mực ống làm đối tượng để đo điện thế nghỉ?
HS: Vì tế bào thần kinh mực ống có kích thước lớn.
GV bổ sung: Tế bào thần kinh mực ống là những tế bào thần kinh khổng lồ (xem hình). Sợi trục có chiều dài 8-10 cm, đường kính 0,5 mm (tế bào thần kinh của loài khác có đường kính 0.05-0.07 mm).
GV: Để biết được tại sao màng ngoài tế bào tích điện dương, còn màng trong tích điện âm, ta hãy cùng tìm hiểu phần II. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
15 phút
Cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
Điện thế nghỉ hình thành là do 3 yếu tố:
Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.
Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.
Bơm Na-K.
(HS đánh dấu nội dung trong SGK).
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
GV: Điện thế nghỉ được hình thành do những yếu tố nào?
HS: Do 3 yếu tố:
Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.
Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng).
Bơm Na-K.
GV: Quan sát bảng 28 và hình 28.2 SGK trang 115, nhận xét sự phân bố của 2 loại ion dương Na+ và K+.
HS: Nồng độ ion K+ ở bên trong màng tế bào cao hơn bên ngoài màng.
Nồng độ ion Na+ ở bên ngoài màng cao hơn bên trong màng.
GV: Trạng thái của các cổng ion lúc này như thế nào?
HS: Cổng K+ mở hé, cổng Na+ đóng.
GV: Các ion sẽ di chuyển theo chiều građien nồng độ, từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Với trạng thái của các kênh ion như vậy, ion dương nào có thể di chuyển qua màng?
HS: Do nồng độ ion K+ ở bên trong màng cao hơn bên ngoài màng, cổng K+ lại mở nên K+ sẽ di chuyển từ trong ra ngoài.
Tuy nồng độ ion Na+ ở bên ngoài màng cao hơn bên trong nhưng do cổng Na+ đóng nên Na+ không thể di chuyển từ bên ngoài vào bên trong.
GV: Đó gọi là tính thấm chọn lọc của màng tế bào (chỉ cho K+ đi qua màng).
Chính điều nay dẫn đến hiện tượng mất phân cực.
GV: Chú ý trên hình 28.2, ion K+ sau khi ra khỏi màng tế bào thì không thể đi xa, K+ chủ yếu tập trung tại ở vùng gần sát màng. Tại sao lại như vậy?
HS: Lúng túng.
GV: K+ có thể đi ra ngoài một cách ồ ạt hay không?
HS: Có/Không.
GV mở rộng: Ion K+ không thể ra ngoài một cách ồ ạt vì:
Dịch nội bào có chứa các ion âm như Cl-, SO4-,…kích thước lớn, không thể di chuyển ra ngoài nên chúng tạo lực hút tĩnh điện giữ ion K+ đang di chuyển ra.
Ion K+ mang điện tích (+) đi ra ngoài, bên trong màng thừa điện tích (-), điều đó cũng tạo một lực hút tĩnh điện giữ ion K+ ở lại gần sát màng, không thể di chuyển đi xa.
GV: Ion K+ có ảnh hưởng rất lớn đến hình thành điện thế nghỉ. Điện thế nghỉ chỉ được duy trì khi nồng độ ion K+ ở bên trong màng tế bào cao hơn bên ngoài màng. 
Nếu ion K+ cứ đi ra bên ngoài tế bào mãi thì đến một lúc nào đó nồng độ ion K+ ở bên ngoài màng tế bào sẽ cao hơn bên trong. Chính điều đó đã dẫn tới hiện tượng đảo cực của tế bào.
 Vậy cơ chế nào đảm bảo cho nồng độ ion K+ bên trong màng luôn cao hơn bên ngoài màng?
Đó là nhờ vai trò của bơm Na-K.
Bơm Na-K có bản chất là gì?
HS: Bản chất là các protein có mặt trên màng tế bào.
GV: Quan sát hình Sơ đồ bơm Na-K, bơm Na-K có vai trò gì?
HS: Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong màng tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, gây nên hiện tượng tái phân cực giúp duy trì điện thế nghỉ.
GV mở rộng: Bơm Na-K sẽ chuyển 2 K+ ở bên ngoài vào và chuyển 3 Na+ ở bên trong ra ngoài. 
GV: Khi bơm Na-K hoạt động thì cần được cung cấp năng lượng ATP. Tại sao lại như vậy?
HS: Vì bơm Na-K phải bơm các ion ngược chiều građien nồng độ nên cần phải được cung cấp năng lượng ATP.
GV: Bơm Na-K còn có vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động mà chúng ta sẽ được học ở bài tiếp theo.
GV: Cho HS củng cố kiến thức bằng phiếu học tập, sau đó tóm tắt lại cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
Phiếu học tập
Giai đoạn
Cổng Na+
Cổng K+
Trong màng
Ngoài màng
Mất phân cực
Cổng Na+ mở, Na+ từ đi ngoài vào.
Mở
Trung hòa về điện.
Trung hòa về điện.
Đảo cực
Cổng Na+ tiếp tục mở, Na+ tiếp tục đi vào.
Mở
Tích điện dương
Tích điện âm
Tái phân cực
Cổng Na+ đóng
Mở, K+ đi vào.
Tích điện âm
Tích điện dương
Bước 4: Củng cố (10 phút)
Củng cố:
Chia lớp làm 2 nhóm lớn.
Viết nội dung củng cố lên 1 tờ giấy A0. Chia bảng làm 2 phần (đánh dấu vị trí nhóm 1, nhóm 2).
Các học sinh trong nhóm sẽ lần lượt lên bảng viết đáp án của từ còn thiếu trong các chỗ trống.
HS không cần phải điền theo thứ tự, biết từ nào thì điền từ đó.
Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống:
Điện thế nghỉ có ở tế bào đang…(1)
Khi tế bào không bị kích thích:
+ Màng ngoài tích điện…(2), màng trong tích điện…(3).
+ Nồng độ ion…(4) ở bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.
+ Nồng độ ion…(5) ở bên ngoài tế bào cao hơn bên trong tế bào.
+ Kênh…(6) mở, kênh…(7) đóng, tế bào có tính…(8).
+ Ion…(9) có thể di chuyển ra bên ngoài như không đi quá xa, chúng được giữ lại bởi lực…(10). Còn ion Na+ không thể di chuyển vào bên trong…(11).
+ Để duy trì điện thế nghỉ,…(12) hoạt động để ổn định nồng độ ion K+ và Na+ ở bên trong và bên ngoài tế bào.
+ Khi bơm hoạt động cần được cung cấp…(13).
Đáp án: 
(1) Nghỉ ngơi
(2) Dương
(3) Âm
(4) K+
(5) Na+
(6) K+
(7) Na+
(8) Thấm chọn lọc
(9) K+
(10) Hút tĩnh điện
(11) Tế bào
(12) Bơm Na-K
(13) Năng lượng ATP.
5. Dặn dò
- Trả lời câu hỏi trang 116 SGK.	
- Xem trước bài 29 Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh.
Phê duyệt của GVHD	Giáo sinh thực tập
Thầy Trần Công Khanh	Nguyễn Thị Kiều Mi

File đính kèm:

  • docxbai 28.docx