Giáo án Sinh học 10 - Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tt)
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS cần:
1. Về kiến thức
- Trình bày được sự phân hóa về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.
- Trình bày được ưu điểm trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.
- Trình bày được các đặc điểm của phản xạ có điều kiện và không điều kiện, phân tích các bộ phận của cung phản xạ.
- Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
- Trình bày ý nghĩa tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, sử dụng ngôn ngữ trình bày.
3. Về thái độ
- Biết được mối quan hệ cấu tạo phù hợp chức năng, cảm ứng phù hợp chặt chẽ vào cấu trúc tiến hóa của hệ thần kinh.
ành một ống ở sau lưng, phần trước của ống phấn triển mạnh thành não bộ. - Gồm 2 phần: + Thần kinh trung ương: não bộ, tủy sống. + Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh, hạch thần kinh. Cấu tạo não gồm: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não. Ưu điểm: Số lượng tế bào thần kinh ngày càng lớn. Sự phối hợp hoạt động giữa các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp và hoàn thiện. Các hoạt động và phản ứng của động vật ngày càng đa dạng, chính xác và hiệu quả. Hoạt động 1: Tìm hiểu cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống. GV: Hệ thần kinh dạng ống gặp ở những loài động vật nào? HS: Có ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. GV: Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo gồm những phần nào? HS: Cấu tạo gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. GV: Trong quá trình tiến hóa, hệ thần kinh dạng ống được hình thành như thế nào? HS: Có một số lượng rất lớn tế bào thần kinh tập trung thành một ống nằm ở phía sau lưng của con vật để tạo thành hệ thần kinh trung ương. GV: (bổ sung) Hệ thần kinh trung ương được bảo vệ bởi hệ thống xương sống và xương sọ. Những phần còn lại là hệ thần kinh ngoại biên. GV: Nghiên cứu hình 27.1, sau đó điền tên các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ. HS: Thứ tự lần lượt từ trên xuống: não, tủy sống, hạch thần kinh, dây thần kinh. GV: Trong những bộ phận vừa nêu trên, bộ phận nào thuộc thần kinh trung ương? Bộ phận nào thuộc thần kinh ngoại biên? HS: Hệ thần kinh trung ương gồm: não, tủy sống. Hệ thần kinh ngoại biên: hạch thần kinh, dây thần kinh. GV: Đầu trước của ống thần kinh phát triển mạnh, hình thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống. Não bộ của hệ thần kinh dạng ống đặc biệt phát triển. Quan sát hình Các thành phần cấu tạo não, cấu tạo của não gồm những phần nào? HS: Cấu tạo não gồm 5 phần: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não. GV: Như vậy, hệ thần kinh dạng ống có ưu điểm gì nổi trội hơn so với hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch? HS: Số lượng tế bào thần kinh ngày càng lớn. Sự phối hợp hoạt động giữa các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp và hoàn thiện. Các hoạt động và phản ứng của động vật ngày càng đa dạng, chính xác và hiệu quả. 25 phút b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống. Nguyên tắc HĐ: phản xạ. Gồm: Phản xạ đơn giản (thường là phản xạ không điều kiện). Đặc điểm: + Phản xạ mang tính chất bẩm sinh, không cần qua học hỏi. + Bền vững theo thời gian. + Do một số tế bào thần kinh và tủy sống điều khiển. Phản xạ phức tạp (thường là phản xạ có điều kiện). Đặc điểm: + Phản xạ có được do học tập, rèn luyện + Không bền vững, có thể mất đi hoặc được thay thế theo thời gian. + Do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia điều khiển, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não. Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh: + Tập trung hóa: Các tế bào thần kinh từ phân tán rải rác đến tập trung thành dạng chuỗi hạch và sau đó là dạng ống. + Từ đối xứng tỏa tròn sang đối xứng hai bên. + Có hiện tượng đầu hóa: Tế bào thần kinh tập trung về phía đầu làm não bộ phát triển mạnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của hệ thần kinh dạng ống. GV: Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào? HS: Nguyên tắc phản xạ. GV: Hãy lấy ví dụ về một số phản xạ ở người và động vật. HS: Cho ví dụ. GV: Có những loại phản xạ nào? HS: Có hai loại phản xạ: phản xạ đơn giản (thường là phản xạ không điều kiện) và phản xạ phức tạp (thường là phản xạ có điều kiện). (GV chia bảng thành 2 cột để so sánh). GV: Đặc điểm của mỗi loại phản xạ là gì? Chúng ta sẽ cùng phân tích 2 ví dụ sau đây để làm rõ đặc điểm của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. VD1: Khi may đồ, bị kim đâm vào ngón tay thì ta có phản ứng rụt tay lại. Phân tích VD1: Đây là một phản xạ đơn giản và là phản xạ không điều kiện. GV: Phản xạ này cần phải qua quá trình học hỏi hay là một phản xạ mang tính bẩm sinh? HS: Phản xạ tự nhiên, mang tính bẩm sinh. GV: Giả sử bẵng đi một thời gian dài (khoảng vài năm) ta lại bị kim đâm vào ngón tay lần nữa. Lúc đó, chúng ta phản ứng như thế nào? HS: Vẫn có phản ứng rụt tay lại. GV: Phản xạ không điều kiện tồn tại bền vững và khó bị mất đi trong đời sống. GV: Nghiên cứu SGK, phản xạ không điều kiện thường do bộ phận nào điều khiển? HS: Do một số tế bào thần kinh nhất định điều khiển. GV mở rộng: ngoài ra còn có sự tham gia của tủy sống. GV: Khi đi bộ trên đường, bất ngờ bạn gặp một con chó dại. Bạn sẽ có những suy nghĩ gì và hành động như thế nào? HS: (có nhiều câu trả lời) Nếu bị cắn thì sẽ bị thương, bị bệnh dại. Nên tránh xa bằng cách bỏ chạy hoặc từ từ rút lui. Hết sức bình tĩnh và đứng yên chờ nó bỏ đi. Lấy cây hoặc đá, la hét xua đuổi cho nó bỏ chạy. (GV ghi nháp những câu trả lời này lên bảng). GV đưa ra một số lời khuyên phản ứng khi gặp chó dại (Phụ lục). GV: Cách nhận biết chó dại và cách phản ứng sao cho phù hợp trong trường hợp này là do học hỏi, rút kinh nghiệm mà có hay nó mang tính bẩm sinh, vừa sinh ra đã biết? (Kể chuyện đứa trẻ và con sâu róm, do không biết sâu róm có độc nên đứa trẻ vô tư bắt sâu) HS: Do học hỏi, rút kinh nghiệm mà có. GV: Như vậy, phản xạ có điều kiện hình thành do quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. GV: Nếu kiến thức về nhận biết chó dại và kinh ngiệm phản ứng trước chúng không được sử dụng trong một thời gian dài thì khi gặp lại trường hợp đó ta có còn nhớ hết những kiến thức đã được học hay không? Kĩ năng phản ứng có còn nhanh nhạy hay không? HS: Không thể nhớ hết. (Có thể lấy ví dụ khác thay thế. Ví dụ: học bài là một quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Mỗi lần giáo viên nêu câu hỏi, kiến thức sẽ được gợi nhớ lại. Không học bài thường xuyên, phản xạ có điều kiện sẽ mất đi). GV: Như vậy, phản xạ có điều kiện sẽ bị mất đi hoặc bị thay thế dần trong quá trình sống. GV: Nghiên cứu SGK, phản xạ có điều kiện thường do bộ phận nào điều khiển? HS: Do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não. GV: Phản xạ có điều kiện là do học hỏi và rèn luyện mà có nên số lượng phản xạ có điều kiện ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nếu một phản xạ nào đó không còn phù hợp thì nó sẽ bị mất di hoặc thay thế. Điều đó có ý nghĩa gì? HS: Giúp động vật thích nghi với môi trường sống. GV: Đưa ra ví dụ: Nhà gần trường, không cần dậy sớm đi học, thường thức dậy vào lúc 6h. Sau khi chuyển nhà, nhà cách trường rất xa, cần phải dậy sớm. Đặt đồng hồ báo thức đều đặn vào lúc 5h sáng đi học. Sau một thời gian, không cần đồng hồ báo thức, đến khoảng 5h sáng cũng tự động thức dậy. *GV yêu cầu HS đưa ra ví dụ. GV: Bất kì phản xạ dù đơn giản hay phức tạp cũng đều được thực hiện thông qua cung phản xạ. Cung phản xạ gồm những bộ phận nào? HS: Gồm bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, bộ phận thực hiện phản ứng. GV: Quan sát hình 27.2 SGK, hãy mô tả Sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người (nêu rõ từng bộ phận tham gia cung phản xạ). HS: Bị kim đâm vào tay, thụ quan đau ở da sẽ tiếp nhận kích thích và truyền xung thần kinh theo dây thần kinh cảm giác đến trung khu vận động ở tủy sống. Từ tủy sống, xung thần kinh theo dây thần kinh vận động truyền đến cơ ngón tay gây phản xạ co cơ. GV: Hãy phân tích từng bộ phận của cung phản xạ tự vệ khi gặp phải chó dại. Đâu là bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện phản xạ? HS: Bộ phận tiếp nhận kích thích: mắt. Bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động: não. Bộ phận thực hiện phản xạ: cơ chân, tay. GV: Hãy rút ra kết luận về chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh bằng cách điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống: Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh: + Tập trung hóa: Các tế bào thần kinh từ phân bố…(1) đến…(2) thành dạng chuỗi hạch và sau đó là dạng ống. + Từ…(3)tỏa tròn sang đối xứng…(4). + Có hiện tượng đầu hóa: Tế bào thần kinh tập trung về phía đầu làm…(5) phát triển mạnh. HS: (1) rải rác, (2) tập trung, (3) đối xứng, (4) hai bên, (5) não bộ. Củng cố (5 phút) Câu 1. Phản xạ phức tạp ở động vật là:A. Phản xạ được cấu tạo bởi nhiều tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển. B. Phản xạ được cấu tạo bởi nhiều tế bào thần kinh và thường do thần kinh ngoại biên điều khiển. C. Phản xạ được cấu tạo bởi nhiều tế bào thần kinh, có sự tham gia của của não bộ, đặc biệt là của vỏ bán cầu đại não. D. Phản xạ được cấu tạo bởi ít tế bào TK, có sự tham gia của của não bộ, đặc biệt là của vỏ bán cầu đại não. Câu 2. Cung phản xạ tự vệ ở người gồm các thành phần theo trình tự là:A. Thụ quan, các dây thần kinh trung ương thần kinh, cơ quan phản ứng. B. Cơ quan thụ cảm, sợi vận động, tuỷ sống, sợi cảm giác, cơ quan phản ứng.C. Cơ quan tiếp nhận và xử lí thông tin, sợi vận động, trung ương thần kinh, sợi cảm giác.D. Thụ quan, sợi cảm giác, trung ương thần kinh, sợi vận động, cơ quan phản ứng. Câu 3. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống?A. Khỉ đi xe đạp, hải cẩu vỗ tay,.. B. Bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cần bấm chuông là cá đã lên chờ ăn. C. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc. D. Hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy chốn thật nhanh khi nhìn thấy người. Câu 4. Ý nào sau đây là đúng khi nói về chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh? Tập trung hóa, đuôi hóa, từ đối xứng tỏa tròn sáng đối xứng hai bên. Phân tán hóa, đầu hóa, từ đối xứng tỏa tròn sáng đối xứng hai bên. Tập trung hóa, đầu hóa, từ đối xứng hai bên sang đối xứng tỏa tròn. Tập trung hóa, đầu hóa, từ đối xứng tỏa tròn sáng đối xứng hai bên. Câu 5. Trong ví dụ sau đây, đâu là phản xạ không điều kiện, đâu là phản xạ có điều kiện? Tại sao? Trời trở rét, cơ thể nổi da gà và run rẩy. Chúng ta đi tìm áo khoát và đốt lò sưởi để giữ ấm cơ thể. HS: Cơ thể nổi da gà và run rẩy lúc trời lạnh là phản xạ không điều kiện vì phản ứng đó bẩm sinh cơ thể đã có. Hành động đi tìm áo khoát và đốt lò sưởi để giữ ấm cơ thể là phản xạ có điều kiện vì những cách tự giữ ấm cho cơ thể chúng ta biết đượ
File đính kèm:
- bai 27.doc