Giáo án Sinh học 10 - Bài 17: Quang hợp

-Trình bày được thế nào là quá trình quang hợp.

-Viết được PTTQ quá trình quang hợp.

-Trình bày được đặc điểm của hai pha trong quá trình quang hợp.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 10052 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 17: Quang hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 18
Bài 17: QUANG HỢP
(Photosynthesis)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được thế nào là quá trình quang hợp.
-Viết được PTTQ quá trình quang hợp.
-Trình bày được đặc điểm của hai pha trong quá trình quang hợp.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Hai pha: Pha sáng và pha tối.
-Khái niệm khó, mới: Quang phân ly nước, pha sáng, pha tối.
-Bản đồ khái niệm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 -Sơ đồ hình 17.1 và 17.2 SGK
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
-Hô hấp là gì? Nó có vai trò gì? Trình bày các giai đoạn trong quá trình hô hấp?
 2.Đặt vấn đề:
 Nguồn năng lượng khởi đầu của hầu hết sự sống trên trái đất là gì? Nguồn năng lượng đó được thực vật, tảo cố định như thế nào?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu khái quát về quá trình quang hợp
GV: Quang hợp là gì? Tại sao gọi là quá trình quang hợp? Tên quá trình quang hợp có hàm nghĩa gì?
GV: Những loài sinh vật nào có khả năng quang hợp?
GV: Hãy xác định phương trình tổng quát của quá trình quang hợp ? 
GV: Ánh sáng có vai trò như thế nào đến các pha của quá trình quang hợp?
GV: (Khắc sâu) Năng lượng dùng cho mọi hoạt động sống của sinh vật có nguồn gốc từ đâu? Hãy chứng minh?
GV: Tại sao lá cây có màu xanh? Có phải lá cây rau rền đỏ không có diệp lục?
HOẠT ĐỘNG 2
Nghiên cứu quá trình quang hợp
GV: Hoàn thành phiếu học tập sau:
GV: (Hướng dẫn học sinh hoàn thành)
GV: 2 pha của quá trình quang hợp không thể tách rời?
I. Khái niệm:
1. Định nghĩa:
 Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O). 
2. Phạm vi:
 Thực vật, tảo, một số vi khuẩn.
3. PTTQ:
 mCO2 + nH2O + AS g Cm(H2O)n + mO2
n,m ³ 3, n,mÎ N
4. Các sắc tố quang hợp: Có 2 nhóm chính
- Sắc tố chính: Chlorophyll (chất diệp lục) có vai trò hấp thu quang năng.
- Sắc tố phụ: Gồm carotenoid và phycobilin bảo vệ diệp lục khỏi bị phân huỷ khi cường độ ánh sáng quá cao và hấp thụ phần năng lượng ánh sáng mà diệp lục không hấp thụ.
II. Các pha của quá trình quang hợp:
Đặc điểm
PHA SÁNG
PHA TỐI

Pha enzyme)
Điều kiện
Cần ánh sáng
Không cần ánh sáng
Vị trí
Thylakoid (Hạt grana)
Chất nền (Stroma)
Nguyên liệu
Sắc tố quang hợp, AS, H2O, NADP+, ADP, Pi
Các enzyme, RiDP, CO2, ATP,
NADP

Sản phẩm
ATP, NADPH, O2
Glucose,
ADP, NADP
1. Pha sáng: (Giai đoạn chuyển hoá năng lượng ánh sáng)
«Vị trí: màng thylakoid .
«Quá trình:
- Biến đổi quang lý: Diệp lục, sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng trở thành dạng kích động điện tử và chuyền e- cho chuỗi chuyền điện tử trên màng thylakoid.
- Biến đổi quang hoá: 
+ e- của diệp lục chuyền cho chuỗi chuyền điện tử → Tổng hợp ATP, đồng thời hình thành chất NADP, NADPH có tính khử mạnh.
+ Diệp lục mất e- lấy e- của nước gây nên quá trình phân ly nước (quang phân li nước)
H2O −Quang phân li→ 2H+ + 1/2O2 + 2e-
« Sơ đồ:
H2O + NADP + Pi −Sắc tố QH→ NADPH + ATP + O2 
2. Pha tối: (Quá trình cố định-khử CO2)
«Vị trí: Chất nền của lục lạp. 
«Quá trình: CO2 bị khử thành carbohydrate → gọi là quá trình cố định CO2 (thông qua chu trình Calvin hay chu trình C3).
 Chu trình C3 gồm nhiều phản ứng hoá học xúc tác bởi các enzyme trong chất nền của lục lạp và sử dụng ATP, NADPH từ pha sáng, biến đổi CO2 khí quyển thành carbohydrate.
 CO2 + RiDP → hợp chất 6C không bền.
+ Sản phẩm cố định đầu tiên là hợp chất 3C → AlPG tái tạo lại RiDP giúp tế bào hấp thụ nhiều CO2, phần còn lại AlPG được sử dụng tạo ra tinh bột, sucrose.
 4. Củng cố
- Có phải tất cả các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ của sinh vật đều phải sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời?
 5. Kiểm tra đánh giá:
 So sánh quá trình hô hấp với quá trình quang hợp?
Đặc điểm
HÔ HẤP
QUANG HỢP 
PTTQ
C6 H12O6+6O2 ® 6CO2+6H2O+Q (ATP+tO)
6CO2 + 6H2O ¾® C6H12O6 + 6O2­
Nơi thực hiện
Tế bào chất và ty thể 
Lục lạp
Năng lượng 
Giải phóng
Tích luỹ
Sắc tố
Không có sắc tố tham gia
Có sự tham gia của sắc tố
Đặc điểm khác 
Xảy ra ở mọi tế bào sống và suốt ngày đêm
Xảy ra ở tế bào quang hợp (lục lạp) khi đủ AS
 6. Bài tập về nhà:
 - Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
 - Soạn bài mới.
 7. Từ khoá tra cứu:
 - Chloroplast: Lục lạp.
 - Photosynthesis: Quang hợp.
VI. Tài liệu tham khảo:
 - SGV.
 - Tranh ảnh từ mạng internet.
VII.Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • doc10-18-Lesson 17-Photosynthesis.doc
Giáo án liên quan