Giáo án Sinh học 10 - Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzyme

-Chứng minh được vài trò xúc tác của enzim trong việc làm tăng tốc độ của phản ứng.

-Có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nội dung kiến thức đã học và nó được vận dụng ntn trong cuộc sống.

- Biết cách bố trí thí nghiệm, rèn các kĩ năng thực hành.

-Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng kết hợp nghe – quan sát - thực hành – phân tích tổng hợpđể bài thực hành có kết quả tôt.

-Tự thiết kế và làm thí nghiệm ở nhà.

-Học sinh nhận thức được vai trò enzim đến quá trình chuyển hoá vật chất.

-Củng cố niềm tin khoa học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 7916 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzyme, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20
Tiết thứ: 16
Bài 15: THỰC HÀNH
Một số thí nghiệm về enzyme
I.Mục tiêu:
Trước, trong và sau khi thực hành xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Đọc trước bài thực hành.
-Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của giáo viên.
Nhớ các bước như trong SGK.
-Chứng minh được vài trò xúc tác của enzim trong việc làm tăng tốc độ của phản ứng.
-Có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nội dung kiến thức đã học và nó được vận dụng ntn trong cuộc sống.
2.Kỹ năng
Có được các kĩ năng, thao tác cơ bản.
Làm được thí nghiệm theo các bước GV hướng dẫn.
- Biết cách bố trí thí nghiệm, rèn các kĩ năng thực hành.
-Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng kết hợp nghe – quan sát - thực hành – phân tích tổng hợpđể bài thực hành có kết quả tôt.
-Tự thiết kế và làm thí nghiệm ở nhà.
3.Thái độ
Chuẩn bị chu đáo theo yêu cầu của GV.
Hứng thú, tích cực.
-Học sinh nhận thức được vai trò enzim đến quá trình chuyển hoá vật chất.
-Củng cố niềm tin khoa học.
II.Kiến thức trọng tâm:
 Thí nghiệm 2
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức thực hành chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
IV.Tiến trình tổ chức thực hành:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
-Enzim là gì ? Trình bày cơ chế tác động của enzim?
-Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim ? Enzim có vai trò gì trong quá trình chuyển hoá vật chất?
 2.Tiến trình tổ chức cho học sinh thực hành:
 GV (Đặt vấn đề): Làm thế nào để chứng minh sự tồn tại của enzyme trong tế bào cơ thể sống?
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu nội dung thí nghiệm
GV: (Vấn đáp học sinh mục tiêu, chuẩn bị, nội dung tiến hành của mỗi thí nghiệm – trong mỗi bước giáo viên thực hiện thao tác vừa giới thiệu vừa làm mẫu để học sinh quan sát)
I. THÍ NGHIỆM VỚI ENZYME CATALASE
1. Mục tiêu:
- Biết cách bố trí thí nghiệm, tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên hoạt tính của enzyme catalase.
- Tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình trong SGK.
2. Chuẩn bị:
a. Mẫu vật:
- Một vài củ khoai tây sống và một vài củ khoai tây đã luộc chín.
b. Dụng cụ và hoá chất:
- Dao, ống nhỏ giọt.
- Dung dịch H2O2, nước đá.
3. Nội dung và cách tiến hành:
- Cắt khoai tây sống và khoai tây chín thành lát mỏng (dày khoảng 5mm).
- Cho một số lát khoai tây sống vào trong khay đựng nước đá hoặc trong ngăn đá của tủ lạnh trong 30 phút.
- Đặt 3 lát khoai tây 3 loại:
Lát sống - Lát đã luộc chín – Lát sống để ở phòng thí nghiệm.
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên mỗi lát một giọt H2O2.
- Quan sát.
4. Thu hoạch: Viết tường trình trả lời các câu hỏi:
- Cơ chất của enzyme catalase là gì?
- Sản phẩm tạo thành sau phản ứng là gì?
- Tại sao lại có hiện tượng khác nhau giữa các lát?
II. THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG ENZYME TRONG QUẢ DỨA TƯƠI ĐỂ TÁCH CHIẾT DNA
1. Mục tiêu:
- Tự tiến hành tách chiết được DNA ra khỏi tế bào bằng các hoá chất và dụng cụ đơn giản.
- Rèn luyện được các kỹ năng thực hành: Thao tác, sử dụng dụng cụ thí nghiệm, hoá chất…
2. Chuẩn bị:
a. Mẫu vật:
- Dứa tươi: 1 quả không xanh, không chín.
- Gan gà tươi hoặc gan lợn: 1 buồng gan gà cho một nhóm học sinh.
b. Dụng cụ - hoá chất:
- Ống nghiệm đường kính 1-1,5cm, cao 10-15cm, pipet, cốc thuỷ tinh, máy xay sinh tố, dao, thớt, phễu, vải màn hoặc lưới lọc, ống đong, que tre đường kính 1mm và dài 15cm.
- Cồn ethanol 70-90o, nước lọc lạnh, nước rửa bát chén.
3. Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Nghiền mẫu vật
- Dịch gan: Loại bỏ lớp màng → thái nhỏ → nghiền → bổ sung nước gấp đôi lượng gan → khuấy đều → lọc bằng vải màn lấy dịch.
- Nước cốt dứa: Dứa gọt sạch → thái nhỏ → nghiền nát bằng máy xay sinh tố → lọc bằng lưới.
Bước 2: Tách DNA ra khỏi tế bào và nhân tế bào
Lấy 1/2 lượng dịch lọc vào ống nghiệm → thêm 1/6 nước rửa bát chén → khuấy nhẹ → để 15 phút trên giá ống nghiệm → cho 1/6 nước cốt dứa → khuấy nhẹ → để ống nghiệm trên giá 10 phút.
Bước 3: Kết tủa DNA trong dịch tế bào bằng cồn ethanol
Nghiêng ống nghiệm → rót nhẹ nhàng ½ cồn ethanol dọc theo thành ống nghiệm
Bước 4: Tách DNA ra khỏi lớp cồn
4. Thu hoạch:
Viết tường trình trả lời các câu hỏi:
- Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền nhằm mục đích gì? Giải thích?
- Dùng enzyme trong quả dứa nhằm mục đích gì? Giải thích?
HOẠT ĐỘNG 2
Tổ chức thực hành
GV: (Chi học sinh ra thành 4 nhóm – theo tổ).
GV: (Quan sát học sinh làm và chỉnh sửa)
 3.Củng cố:
GV: (Cho các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi trong SGK)
 4.BTVN:
-Hoàn thành bài tường trình.
-Soạn bài 16, hô hấp tế bào.
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-16-Practice.doc