Giáo án ôn tập Ngữ văn 7

I- Hệ thống các văn bản đã học

Cho HS nhắc lại tên các văn bản đã học và đọc thêm nêu nội dung chủ yếu của mỗi văn bản

G kết hợp kiểm tra việc học thuộc lòng các văn bản thơ của HS.

(1) Cổng trường mở ra- Lí Lan.

(2) Mẹ tôi- Ét môn đô đơ Amixi.

(3) Cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoài.

(4) Bốn câu hát về tình cảm gia đình

+ Cha mẹ- con cái

+ Con gái- mẹ

+ Con cháu- ông bà

+ Anh em với nhau

(5) Bốn câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người

+ Lời đối đáp về các địa danh đất nước.

 

doc19 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn tập Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
Bài 2: 
a) Tìm các yếu tố Hán Việt có nghĩa tương đương với các từ sau:
	sóng: ba	dê: sơn	núi: sơn	gió: phong
	mưa: vũ	lửa: hỏa	cha: phụ	mẹ: mẫu
	anh: huynh	em trai: đệ	con: tử	cháu: tôn
	trên: thượng	dưới: hạ	bên phải: hữu	bên trái: tả
	dài: trường	ngắn:	đoản	nặng:	nhẹ: khinh
b) So sánh các cặp từ ngữ sau:
	 A	 B
	phi cơ	máy bay
	phi trường	sân bay
	ái quốc	yêu nước
	thi sĩ	nhà thơ
	hiệu triệu	kêu gọi
	thuỷ quân lục chiến	lính thuỷ đánh bộ
	cao xạ pháo	pháo cao xạ
	đoàn trưởng	trưởng đoàn
* Yêu cầu:
+ Các từ ngữ ở nhóm A khác từ ngữ tương ứng ở nhóm B như thế nào về mặt cấu tạo?
+ Hiện nay, trong giao tiếp, người ta thường dùng từ ngữ ở nhóm A hay nhóm B? Tại sao?
Bài 3: Cho các nhóm từ đồng nghĩa sau:
a) Độc ác, hung ác, tàn ác, ác, dữ, hung, …
b) Đánh, phang, quật, phết, đập, đả…
c) Sợ, kinh, khiếp, hãi, sợ hãi, kinh sợ, kinh hãi, kinh hoàng, …
* Tìm nét nghĩa chung của mỗi nhóm từ.
* Đặt câu với một từ trong một nhóm và thử thay thế bằng các từ khác trong nhóm.
Bài 4: Mỗi ví dụ sau có gì đặc biệt trong cách sử dụng từ?
a) Tha phương mong được hồi hương
Về quê tình cảm thân thương dạt dào.
Thương nhau tình nghĩa đồng bào
Người cùng một bọc lẽ nào ghét nhau
Em mua một quả địa cầu
Trái đất thu nhỏ tô màu đẹp tươi
Tri thức vốn quý ai ơi
Nâng cao hiểu biết mọi người mê say
Tình thân huynh đệ vui vầy
Anh em ruột thịt tháng ngày bên ta
Trường Sa có cây phong ba
Vượt sóng gió cành vươn xa giữa trời
Những ai chính trực ở đời
Thật thà ngay thẳng nhiều người mến yêu
b) Sống đục sao bằng thác trong
Trẻ cậy cha già cậy con của mình
Giày thừa guốc thiếu mới xinh
Thói đời giàu trọng khó khinh thấy buồn
Quen tay mền nắn rắn buông
Nó lú có chú nó khôn hơn người
Yêu cho vọt ghét cho chơi
Gian thương đong đầy bán vơi thêm lời
Được lòng đất mất lòng người
Lên xe xuống ngựa cả đời thảnh thơi
Kính trên nhường dưới bạn ơi
Vụng chèo khéo chống tạm thời cũng xong
Méo mó có còn hơn không
Nhiều lo dạ ít lo lòng chớ quên
Gặp nhau trước lạ sau quen
Giữ cho trong ấm ngoài êm thuận hoà.
Bài 5: Tìm và giải nghĩa các thành ngữ trong bài văn vần sau:
Gà què ăn quẩn cối xay
Trông gà hóa cuốc người say mắt mờ
Thịt ngon cá cả, gà tơ
Mẹ gà con vịt đứng chờ bờ ao
Gà nhà bội mặt đá nhau
Trói gà không chặt sức đâu bằng người.
Bút sa gà chết rõ rồi
Một tiền gà ba tiền thóc hỏi lời được chăng?
Gà đẻ cục tác ầm ầm
Chuồng gà hướng đông cái lông không còn
Cảm thương gà trống nuôi con
Còn gà trống mái thì còn gà tơ
Tức nhau tiếng gáy ai ưa?
Bài 6: 
a) Phân tích các điệp ngữ theo những yêu cầu sau:
Xác định từ ngữ lặp lại.
Dạng điệp ngữ
Tác dụng của điệp ngữ
 * Con đò với gốc cây đa
 Cây đa muôn thuở chẳng xa con đò
 * Ngày ngày em đứng em trông
Trông non non khuất trông sông sông dài
 Trông mây mây kéo ngang trời
 Trông trăng trăng khuyết trông người người xa.
b) Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau:
Khăn thương nhớ ai?
Khăn rơi xuống đất
… thương nhớ ai?
Khăn vắt lên vai
…………………...?
Khăn chùi nước mắt
Đèn ………………
Mà đèn chẳng tắt?
Mắt ........................
Mắt không ngủ yên ?
Bài 7: Xác định các lối chơi chữ trong những ví dụ sau:
a) Thấy tấm biển ghi: “Hết lòng phục vụ khách hàng”, một vị khách thử vào ăn. Ngồi một lúc, khách không thấy ai đến hỏi, bực mình nói với ông chủ:
- Ông không nên treo tấm biển này để bịp khách hàng.
- Thưa ông, chúng tôi đâu dám. Quả thực là cửa hàng đã hết lòng, dồi, tiết canh cả rồi ạ!
b) Làng xa cho chí xóm gần
 Mến yêu trăm vạn mái nhà lạ quen.
c) Phu là chồng, phụ là vợ, vì vợ, chồng phải đi phu.
d) * Con kiến đất leo cây thục địa
Con ngựa trời ăn cỏ chỉ thiên
Chàng mà đối được gái thuyền quyên theo về
* Con rắn mà lặn qua xà
 Con gà mà mổ bông kê
 Chàng đã đối được thiếp phải về hôm nay.
e) Đầu xuân Thế Lữ sắm hai thứ lễ: một quả lê tây và một quả Lê Ta
g) Rầu rĩ râu ria ra rậm rạp
 Rờ râu râu rụng, rờ rún rún rung rinh.
h) Kiến đậu cành cam bò quấn quýt. Ngựa về làng Bưởi chạy lanh chanh.
Định hướng lời giải:
Bài 1: 
a) - Từ ghép: quả cau, miếng trầu, Xuân Hương, phải duyên
 - Từ láy: nho nhỏ
 - Từ trái nghĩa: thắm- bạc
 - Thành ngữ: bạc như vôi
b) - Từ ghép: riêng biệt, đất nước, hương vị, giản dị, thanh khiết, đồng quê, nội cỏ, đầu tiên, tơ hồng, trong sạch, trung thành, lễ nghi.
 - Từ láy: bát ngát, mộc mạc, vương vít	
Bài 2: 
b) + Các từ ở nhóm A khác các từ tương ứng ở nhóm B là :
Các từ ở nhóm A được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt, còn các từ ở nhóm B được cấu tạo bởi các tiếng tiếng Việt.
Trật tự các yếu tố ở nhóm A được sắp xết theo trật tự trong tiếng Hán (yếu tố chính có thể đứng trước hoặc đứng sau), còn trật tự các tiếng trong mỗi từ ở nhóm B là theo trật tự sắp xếp trong tiếng Việt (tiếng chính luôn đứng trước)
+ Hiện nay, trong giao tiếp người ta thường sử dụng các từ ở nhóm b vì chúng dễ hiểu, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Bài 3: 
* Nét nghĩa chung của mỗi nhóm từ :
Nhóm a: Tính chất tiêu cực của con người trong quan hệ với người khác.
Nhóm b: Hoạt động- của con người- bằng tay hoặc phương tiện- tác động đến đối tượng A làm cho A ở tình trạng B
Nhóm c: Trạng thái- tiêu cực- của con người trước sức mạnh hữu hình hoặc vô hình nào đó.
* HS tự đặt câu, thử thay thế bằng các từ khác rồi giải thích vì sao có thể thay được hoặc không thay được.
Bài 4: 
a) Trong mỗi cặp câu thơ lục bát đều có các cặp từ Hán Việt và thuần Việt cùng nghĩa:
	+ hồi hương = về quê	+ đồng bào = cùng (một) bọc
	+ địa cầu = trái đất	+ tri thức = hiểu biết
	+ huynh đệ = anh em	+ phong ba = sóng gió
	+ chính trực = ngay thẳng
b) Trong mỗi dòng có sử dụng cặp từ trái nghĩa
	+ sống đục >< già
	+ thừa >< khinh
	+ mềm >< khôn
	+ yêu >< vơi
	+ được >< xuống
	+ trên >< khéo
	+ có >< ít
	+ lạ >< ngoài
Bài 6:
a) Xác định điệp ngữ theo yêu cầu
* Ví dụ 1
	- Từ ngữ lặp lại: Con đò … cây đa
 	 Cây đa … con đò
	- Dạng điệp ngữ: Điệp ngữ vòng tròn và cặp đôi chéo
	- Tác dụng: Mang tính chất ẩn dụ, thể hiện sự gắn bó thuỷ chung giữa khẻ ở người đi.
* Ví dụ 2
	- Điệp từ “trông” 6 lần
	- Điệp phức hợp: ngang, dọc, vòng tròn
	- Tác dụng: Thể hiện sự mong đợi thiết tha
b) Từ ngữ cần điền vào những chỗ trống trong bài ca dao là: Khăn, Khăn thương nhớ ai, thương nhớ ai, thương nhớ ai.
Bài 7: Xác định lối chơi chữ
a) lòng (lòng người, tình cảm con người)
 lòng (lòng lợn- món ăn của người Việt Nam) " chơi chữ đồng âm
b) Chơi chữ bằng cách dùng từ trái nghĩa:
	+ gần >< xa " từ trái nghĩa đi đôi thành từng cặp tách biệt
	+ lạ >< quen " từ trái nghĩa đi đôi như từ ghép.
c) Phu = chồng, phu = đi phu, đi lính " chơi chữ đồng âm
d) chơi chữ đồng nghĩa
	đất = địa	thiên = trời
	Rắn = xà	gà = kê
e) Chơi chữ bằng cách nói lái
Thứ Lễ có hai bút danh: Thế Lữ và Lê Ta. Thứ Lễ nói lái là Thế Lữ
g) Chơi chữ bằng cách điệp phụ âm đầu “r”
h) Chơi chữ bằng liên tưởng cùng trường nghĩa: cam, quýt, bưởi, chanh " các loại quả cùng họ
==========================
ôn tập văn biểu cảm
I- Lí thuyết
1. Thế nào là văn biểu cảm
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh.
- Văn bản biểu cảm còn gọi là văn trữ tình bao gồm các thể loại văn học sau: Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút, …
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm. (Lưu ý: Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm muc đích kể chuyện hay miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh)
2. Đặc điểm của văn biểu cảm
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Tình cảm phải rõ ràng, chân thực.
- Có thể biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm.
+ Thân bài: Trình bày những tình cảm, cảm xúc do đối tượng gợi lên
+ Kết bài: ấn tượng chung về đối tượng.
3. Các dạng bài văn biểu cảm thường gặp
- Biểu cảm về vật
- Biểu cảm về người
- Biểu cảm về một tác phẩm văn học
4. Cách làm bài văn biểu cảm 
a) Các bước làm bài văn biểu cảm là: Tìm hiểu đề và tìm ý " Lập dàn ý " Viết bài " Sửa chữa
b) Một số chú ý khi làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người
- Xác định rõ những đặc điểm cơ bản của vật (người) đó.
- Đặt vật trong những hoàn cảnh khác nhau để hình dung rõ ràng về vật (người): quá khứ, hiện tại, tương lai.
- Xác định rõ thái độ, tình cảm của mình với vật (người). Mỗi đặc điểm của vật (người), mỗi thời điểm xuất hiện của vật (người) mang lại cho em cảm xúc gì. Trong bài làm cần chú ý thể hiện những cung bậc tình cảm, trạng thái cảm xúc khác nhau thì bài viết mới sinh động.
- Gắn liền vật (người) đó với một kỉ niệm sâu sắc của mình, kỉ niệm về người thân. Từ đó mở rộng cảm xúc về vật, làm cho vật có tâm hồn.
c) Một số chú ý khi làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người
- Muốn phát biểu được cảm nghĩ đối với tác phẩm văn học, trước hết phải xác định được những nét nổi bật của tác phẩm văn học đó.
- Cảm nghĩ về tác phẩm văn học phải bắt nguồn từ tác phẩm văn học và sự suy nghĩ, cảm thụ của người đọc về tác phẩm. Những cảm nghĩ ấy có thể cụ thể như sau :
+ Cảm xúc về cảnh, về người
+ Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận con người trong tác phẩm.
+ Cảm xúc về vẻ đẹp của ngôn từ
+ Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm
Bài văn tham khảo
Bài 1: Cảm xúc khi mùa thu về
 (Đào Thị Yến)
Nào cùng điểm nhịp thời gian. Xuân sang rạng ngời, náo nức. Hè đến với những say mê cháy bỏng. Và một sớm mai kia, lòng ta chợt thấy bồi hồi, xao xuyến, khi nhìn lên bầu trời trong xanh, khi nhận ra những tia nắng ấm áp, rực rỡ mà chẳng chút chói chang. Và ta chợt oà ra: Thu về.
Mùa thu về! Dịu dàng và êm ái. Chẳn

File đính kèm:

  • docgiao an on tap he ngu van 7.doc
Giáo án liên quan