Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4

I. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh

 1.Kiến thức:

 -Giá trị hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.

 -Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

Liên hệ thực tế và cảm nhận về thân phận người phụ nữ.

 2.Kĩ năng: Sưu tầm các bài ca dao cùng chủ đề.

 -Đọc –hiểu những câu hát than thân.

 -Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.

3. Thái độ: Biết đồng cảm xót thương đối với những mảnh đời bất hạnh.

 Biết yêu thương quý trọng những con người lao động vất vả.

II. Chuẩn bị:

 

doc19 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm tra nề nếp sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc các bài ca dao than thân và phân tích một bài mà em thích nhất?
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao, dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội.
 HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
HS đọc các bài ca dao 
* Tìm hiểu các chú thích 1, 2, 5, 8, 10.
Hoạt động 2:
G. Bài ca dao giới thiệu chân dung của ai? Giới
thiệu như thế nào?
G. Em hiểu như thế nào về chữ "hay" ?
Gợi ‎ý:hay được hiểu là: được đánh giá cao có tác dụng mang lại hiệu quả
G. Qua những nét biếm hoạ, em hiểu gì về con người "chú tôi" ?
G. Thông thường giới thiệu việc nhân duyên cho ai người ta phải nói tốt, nói hay cho người đó, ở đây lại nói ngược nhằm mục đích gì?
G. Hai đòng dầu có ý nghĩa gì?
G. Em hiểu "cô yếm đào" là người như thế nào?(
GV giảng thêm"Cô yếm đào" tượng trưng cho cô gái trẻ đẹp, người xứng đôi với cô gái phải là chàng trai tốt, giỏi giang chứ không phải là "chú tôi".
Nói đến "cô yếm đào" cũng chính là cách thể hiện sự đối lập với "chú tôi". Ý nghĩa mỉa mai, châm biếm càng tăng lên rõ rệt.
G. Bài ca chế giễu hạng người nào trong xã hội?
G. Em hãy đọc một bài ca dao châm biếm khác mà em biết có nội dung chế giễu những thói hư tật xấu trong xh?
- Bà già tuổi đã tám tư
Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng.
-Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng già sáu mươi
Ra đường chị giễu em cười
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng
Đêm nằm tưởng cái gối bông
Giật mình gối phải râu chồng nằm bên
Sụt sùi tủi phận hờn duyên
Oán trách cha mẹ tham tiền bán con.
G. Gọi hs đọc bài ca dao thứ 2.
G. Bài 2 nhại lời của ai nói với ai?
G.Thầy đã phán những gì?
G. Thầy bói đã phán bằng cách nào?
G. Bài ca dao phê phán những hạng người nào trong xã hội?
G. Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 bài?
G. Ý nghĩa của 2 bài ca dao này là gì?
Hoạt động 3: Tổng kết luyện tập
G. Cho hs đọc lại phần ghi nhớ.
G. Nhận xét về sự giống và khác nhau của bốn bài ca dao trong văn bản?
 G. Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?
G. Sử dụng kĩ thuật trả lời 1 phút 
Qua nội dung của các bài ca dao châm biếm em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?
HS đọc 
- HS trả lời
H: Chân dung của người chú.
Một người chú có nhiều cái “Hay”
H. Giải nghĩa từ "hay"
HS nhận xét :là một người chú
+ Hay tửu hay tăm: nghiện hút, nát rượu.
+ Hay nước chè đặc: nghiện chè 
+ Hay nằm ngủ trưa: nghiện ngủ 
+ Ước ngày mưa, ước đêm thừa trống canh: lười nhác.
H. Bài ca dao dùng hình thức nói ngược để giễu cợt, châm biếm nhân vật "chú tôi"
H. Hai dòng đầu vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật.
H.Là cô gái đẹp,giỏi giang,nết na..........
H. Bài ca chế giễu những hạng người nghiện nhập và lười biếng. Hạng người này thời nào, nơi nào cũng có và cần phê phán.
H. Cái cò là cái cò kì
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô.
Đêm nằm thì ngáy o o
Chưa đi đến họ đã lo ăn quà
Hàng bánh hàng bún bày ra
Củ từ khoai sọ, đến bà cháo kê
Ăn rồi cắp đít ra về
Thấy hàng chả chó, lại lê chân vào
Chả này bà bán ra sao
Ba đồng một gắp thì nào tôi mua
Nói dối rằng mua cho chồng
Về đến quãng đồng ngả nón ra ăn
Ăn rồi đau quặn đau quăn
Chạy về cho kịp nằm lăn cả ngày
Đem tiền di bói ông thầy
Bói ra quẻ này: những chả cùng nem
Ông thầy nói dối đã quen
Nào ai ăn chả ăn nem bao giờ.
-Chồng người đánh Bắc dẹp Đông
Chồng em ngồi bếp giương cung bắn gà.
-Chồng người bể Sở sông Ngô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
HS đọc 
H.Nhại lại lời của ông thầy bói nói với người đi xem bói.
H.Thầy phán về số phận mà người đi xem bói quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con.
H. Thầy phán bằng cách nói dựa, nước đôi. Thầy nói rõ ràng, khẳng định như đinh đóng cột cho người xem lắng nghe nhưng toàn nói về sự hiển nhiên đến mức ấu trĩ, nực cười.
H:Những kẻ hành nghề mê tín và người mê tín dị đoan lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.
H.Dùng cách giễu nhại,sd cách nói hàm ý,tạo nên cái cười châm biếm.
H.Ghi lại một số hiện tượng tượng thực tế trong đời sống xã hội như:lười nhác,khoe khoang,dốt nát,mê tín.Đồng thời mỉa mai châm biếm những hủ tục lạc hậu,những thói hư tật xấu…
H. Đọc
H. ý kiến thứ ba (c) là câu trả lời đúng
H. Đều có yếu tố mĩa mai châm biếm hài hước gây cười.
H. Trả lời nhanh ý kiến của mình.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc 
2. Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
Bài 1
- Bài ca dao giới thiệu chân dung của "chú tôi' để cầu hôn cho "chú tôi".
- Đấy là con người lắm tật xấu, vừa rượu chè, vừa lười biếng .
Bài ca dao dùng hình thức nói ngược để giễu cợt, châm biếm nhân vật "chú tôi"
- Bài ca chế giễu những hạng người nghiện nhập và lười biếng. Hạng người này thời nào, nơi nào cũng có và cần phê phán
Bài 2:
- Lời thầy bói nói với người đi xem bói 
- Thầy phán về số phận mà người đi xem bói quan tâm: giàu - nghèo, cha - mẹ, chồng - con.
- Thầy phán bằng cách nói dựa, nước đôi.
- Bài ca dao phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dị đoan.
2. Nội dung:
Dùng cách giễu nhại,sd cách nói hàm ý,tạo nên cái cười châm biếm.
3. Ý nghĩa:
Phê phán những hiện tượng tượng thực tế trong đời sống xã hội như:lười nhác,khoe khoang,dốt nát,mê tín.Đồng thời mĩa mai châm biếm những hủ tục lạc hậu,những thói hư tật xấu…
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK/53
Bài tập 1 
- ý kiến thứ ba (c) 
Bài tập 2
Bài tập 3
4.Củng cố: Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân.
5. Hướng dẫn : 
* Bài cũ:
- Học thuộc các bài ca dao, phân tích ND, NT 
- Sưu tầm thêm một số bài ca dao về chủ đề này 
* Bài mới:
Chuẩn bị bài: Đại từ. 
Tập đặt câu viết đoạn có sử dụng đại từ.
 V.Rút kinh nghiệm:.................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 04
Ngày soạn: 28/08/2014
Tiết 15
Ngày dạy:
Bài dạy: ĐẠI TỪ
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được thế nào là đại từ.
- Nắm được các loại đại từ tiếng Việt 
2. Kỹ năng: Hoàn thành hết các bài tập
 Đặt câu viết đoạn có sử dụng đại từ.
-Nhận biết các đại từ trong văn bản nói và viết.
 3. Thái độ: 
 Ý thức sử dụng đại từ trong khi giao tiếp một cách hợp lí.
 Cần tránh dùng từ thiếu tế nhị khi giao tiếp.
II. Chuẩn bị:	
1.G: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
2.H: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi ở phần I, II trong SGK 
III. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
IV.Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra nề nếp sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
-Nhắc lại các từ loại mà các em đã học trong chương trình ngữ văn mà các em đã học ở lớp 6.
Gợi ý: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ….
-Kiểm tra vở soạn của một số học sinh.
3. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOẠT
 Hoạt động của G
 Hoạt động của H
 Ghi bảng
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm đại từ 
 GV dùng bảng phụ ghi các ví dụ, yêu cầu học sinh đọc. 
G. Từ "nó" trong đoạn văn đầu trỏ ai? 
Từ "nó" trong đoạn văn 2 trỏ con vật gì? 
* GV: DT, ĐT, TT làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất, VD: 
"ngựa" tên gọi 1 loại sự vật 
"cười" tên gọi 1 loại hoạt động 
"đỏ" tên gọi 1 loại tính chất 
Đại từ không làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất mà chỉ dùng để trỏ sự vật, hoạt động, tính chất. Đại từ trỏ cái gì là tuỳ thuộc vào trường hợp giao tiếp cụ thể.
G.Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ "nó" trong đoạn văn ?
G. Từ "thế" trong đoạn văn 3 trỏ sự việc gì? Nhờ đâu em hiểu được nghĩa của từ "thế"?
G. Từ "ai' trong bài ca dao dùng để làm gì?
G. Qua các ví dụ trên em thấy đại từ dùng để làm gì? 
G. Các từ "nó, thế, ai" trong các đoạn văn giữ vai trò gì trong câu?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại đại từ 
G. Các đại từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao.. trỏ gì? 
- Các đại từ: bấy, bấy nhiêu trỏ gì?
- Các đại từ: vậy, thể trỏ gì?
- Đại từ để trỏ dùng để trỏ gì?
G. Các đại từ: ai, gì hỏi về gì? 
G.Các đại từ: bao nhiêu, mấy hỏi về gì?
G. Các đại từ: sao, thế nào hỏi về gì?
G. Đại từ để hỏi gồm có những tiểu loại nào? 
GV: Khi xưng hô cần chú ý:
-Một số danh từ chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, con, cháu cũng được sử dụng như đại từ xưng hô,
-Tuỳ theo quan hệ thân thuộc, quan hệ xã hội và hoản cảnh nói năng để sử dụng đại từ xưng hô cho thích hợp.
Các từ để hỏi trong nhiều trường hợp dùng để trỏ chung.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 1,2,3,4
a- Kẻ bảng
b-Mình (1)ngôi thứ nhất
 Mình(2) ngôi 2
G.Hướng dẫn bt 2 tìm thêm các đại từ xưng hô?
Hướng dẫn bài tập 3:
Ở bài tập 4 giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.
VD.tớ,mình,tôi(lịch sự)
 Tao,mày.....(chưa thật lịch sự)
Bài tập 5 So sánh sự khác nhau về số lượng và tính biểu cảm của đại từ TV và tiếng A...
G.-Đặt câu có sử dụng đại từ xưng hô và đại từ dùng để trỏ?
-Viết một đoạn văn có sử dụng đại từ( Khuyến khích học sinh viết về cảnh đẹp của thiên nhiên)
- HS đọc ví dụ 
- HS xác định:nó dùng để chỉ em tôi(1) và dùng để chỉ con gà trống của anh Bốn Linh(2)
- Hs nghe 
H. Nhờ vào câu văn đứng trước nó
H.Chỉ sự việc mẹ nhắc 2 anh em chia đồ chơi.
H.Dùng để hỏi
H. đọc ý 1 ghi nhớ
H. – Làm chủ ngữ( abd)
- Làm phụ ngữ(c)
HS xác định
H. + trỏ người

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 T4(1).doc