Giáo án Ôn tập Ngữ văn 6 – Năm học: 2013 - 2014
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh hiểu :
- Từ là gì, các kiểu cấu tạo từ
- Mục đích giao tiếp, văn bản
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
* ổn định tổ chức:
* Bài cũ: Kiểm tra sách vở
* Bài mới:
n tượng, cảm xúc sâu sắc nhất - Nhân vật, sự việc chân thực - Chi tiết hấp dẫn, giàu ý nghĩa VD: Kể về người thân, bạn bè , thầy cô và một số vấn đề khác xay ra trong c/s 2. Cách làm bài văn kể chuyện đời thường. - Tìm hiểu đề , tìm ý. - Lập dàn ý - Viết bài - Đọc và sữa lỗi II. Luyện tập:Lập dàn bài cho đề bài sau: 1. Đã lâu lắm rồi em mới có dịp gặp lại cô giáo cũ, người đã tận tình dạy dỗ em, chăm sóc em hồi em mới bắt đầu đi học. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đày xúc động đó * Yêu cầu: - Kể lại một câu chuyện tâm tình đầy xúc động đối với bản thân về cô giáo cũ, cô như là người mẹ thứ hai của mình - Biết kết hợp khéo léo những hình ảnh và dòng cảm nghĩ trong quá khứ được hồi tưởng lại với những dòng cảm nghĩ và dòng hồi tưởng đang hiện ra trong thực tại, khiến câu chuyện càng thêm xúc động *Dàn bài: A. Mở bài: - Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh. - Thời gian,địa điểm gặp cô giáo B. Thân bài: Diễn biến câu chuyện - Hoàn cảnh gặp lại cô giáo cũ - Niềm xúc động lâu rồi mới được gặp lại cô - Hình ảnh cô giáo chăm sóc em, dạy dỗ em ngày xưa lại hiện về với bao kỉ niệm khó quên - Những tâm tình của em với cô: + Hỏi thăm sức khỏe + Kể chuyện công việc, chuyện học hành C.Kết luận: - Cảm xúc khi phải xa cô ( sự lưu luyến, xúc động) 2.Trận lụt vừa qua làm vỡ đê thật là khủng khiếp. Em hãy kể lại sự việc đó. 1. Tìm hiểu đề:- Thể loại: Kể chuyện đời thường - Nội dung: Trận lụt... 2. Tìm ý: - Trận lụt xảy ra lúc nào? - Diẽn biàn ra sao? - Hậu quả đem đến là gì? 3. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu trận mưa, lụt - Sự chuẩn bị của mọi người b. Thân bài: 1. Thuật, tả trận mưa. - Bầu trời đen kịt, những đám mây xám xịt khổng lồ - Gió ập đến, xoáy tròn, bốc bụi mù mịt, cây cối nghiêng ngả - Mưa đổ xuống như trời thủng, cây cối nhà cửa trong mưa bão, đồng ruộng, vườn tược ngập nước 2. Diễn biến: Mọi người được huy động ra giữ đê: - Thuật tả con đê, cảnh mọi người hộ đê chống lụt, chạy lụt - Thuật tả cảnh làng quê sau khi đe vỡ + Đê vỡ chảy nước ồng ộc tràn vào làng + Cả làng chìm trong biển nước + Dân chúng phải ngồi trên mái nhà, trên sân thượng, trên thuyền nan, trên bè + Trâu bò, lợn, gà sống chung với người + Nước uống, gạo ăn bị chìm trong nước + Cây cối đồ đạc, súc vật ... nổi lềnh bềnh - Khi nước rút: + Xóm làng xơ xác, bẩn thỉu + Bà con tu bổ đê điều, làm vệ sinh nhà cửa, xây dựng cuộc sống mới C. Kết bài: Cảm nghĩ về trận mưa và sự quyết tâm khắc phục hậu quả của mọi người ýthức gìn giữ môi trường Tham khảo phần mở baì: Đài vừa báo xong thì cơn bão cũng ập đến . Bầu trời mưa gió quay cuồng gào rít tung bụi mù mịt, bà con trong xóm ai ai cũng chuẩn bị chống bão. Nào gậy gộc, cọc tre.. cuốc xẻng... Kết bài: Cơn bão khủng khiếp đã qua đi nhưng tác hại của nó ảnh hướng quá lớn đối với mùa màng và cuộc sống người dân . Thiết nghĩ chúng ta cần phải bảo vệ môi trường để khỏi xảy ra những cảch thương tâm 3.Kể về người bạn mới quen ( do cùng hoạt động văn nghệ, cắm trại, tính tình của bạn ) 1. Mở bài: - Giới thiệu về bạn - Hoàn cảnh quen bạn Có thể: Trong một lần em tham gia thi học sinh giỏi gặp bạn, quen bạn, bạn để lại ấn tượng trong em. 2. Thân bài: Kể quá trình diễn biến - Nguyên nhân gặp và quen bạn - Tình cảm trong lần gặp gỡ đầu tiên ấy - Trao đổi, tâm sự, hỏi han 3. Kết bài: - ấn tượng, tình cảm của em đối với bạn ( Em rất vui khi được gặp bạn, học ở bạn ) III. Hướng dẫn ở nhà: - Nắm được nội dung bài ôn tập - Viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện ( Bài tập) .................................................................. Ngày soạn 7 tháng 12 năm 2013 Buổi 11 : Ôn tập truyện ngụ ngôn A. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm của truyện ngụ ngôn - Kể lại truyện ngụ ngôn đã học, ý nghĩa sâu xa từ những truyện đó 2.Kĩ năng: Kể tóm tắt được truyện 3.Thái độ tình cảm:Trong cuộc sống không nên chủ quan và coi thường người khác II. Phương pháp: Hệ thống hoá III. Tiến hành: 1.Kiểm tra bài cũ. ?Thế nào là truyện ngụ ngôn? 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ? Thế nào là truyện ngụ ngôn? * Nột số ý kiến về truyện ngụ ngôn: - "Bài học luân lí khô khan khiến người ta dễ chán Câu chuyện kể giúp bài học luân lí dễ lọt tai hơn" ( La phông - ten) ? Kể tên một số truyện ngụ ngôn đã học? - HS kể tên ? Kể lại hai truyện đã học? GV hướng dẫn học sinh kể lại hai truyện đã học ? Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của ếch? ? Cái chết của ếch thể hiện điều gì? ? Vậy ý nghĩa sâu xa của truyện là gì? - Em hiểu gì qua câu thành ngữ “ Thầy bói xem voi” HS nhắc lại bài học rút ra từ truyện I. Những kiến thức cơ bản cần nắm. 1. Khái niệm truyện ngụ ngôn: - Là truyện viết bằng văn vần hoặc văn xuôi,mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. 2. Các truyện ngụ ngôn đã học. - Êch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi... * ếch ngồi đáy giếng: - Chật hẹp, nhỏ bé bởi chưa bao giờ biết thêm một môi trường, một thế giới khác - Khuyên con người trong cuộc sống không nên chủ quan, không coi thường người khác; Phải biết nhìn xa trông rộng, có ý thức mở rộng tầm hiểu biết. - Ngụ ý mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người Thành ngữ: "êch ngồi đáy giếng" NT: - Tạo tình huống độc đáo, bất ngờ. - Ngắn gon, rõ ràng, dễ hiểu, gây sự chú ý. GV: Sau nữa lại từ thái độ nhâng nháo" coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con éch huyênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tế phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì đã rồi. * Thầy bói xem voi: Thầy bói nói mò,không có cơ sở... Bài học :- Đừng nhìn sự vật, sự việc một cách phiến diện bởi sự vật, sự việc vô cùng rộng lớn - Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét một cách toàn diện . - Phê phán những kẻ bảo thủ, không biết lắng nghe ý kiến của người khác. * Chân, Tay Tai, Mắt, Miệng - SV chính : Cô Mắt, cậu Chân,... tị nạnh với lão Miệng việc hưởng thụ không bình đẳng. - Kquả : Cả bọn kiệt sức không làm được việc gì ( khi lão Miệng bị bỏ đói) - ý nghĩa: Mỗi cá nhân trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà phải đoàn kết, nương tựa , gắn bó với nhauđể cùng tồn tại và phát triển. - NT: Sd Nt nhân hoá sinh động, phù hợp: +, Lấy các bộ phận cơ thể đặt tên các n/v-. gọi cô, cậu... +, Các n/v biết nói, có nhà cửa, c/s riêng. NT ẩn dụ: Lấy chuyện các bộ phận cơ thể để nói chuyện con người. II. Luyện tập: 1 .Cách xem voi và nhận xét voi của các thầy bói có gì giống nhau? 2.Đóng vai bác Tai kể lại câu chuyện “ Chân, Tay...” *. Dặn dò: Xem lại phần truyện cười. Ngày soạn 14 tháng 12 năm 2013 Buổi: 12: Ôn tập truyện cười A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là truyện cười - Phân biệt được giữa truỵện cười và truyện ngụ ngôn giống nhau và khác nhau ở chỗ nào - Nắm được ý nghĩa truyện ngụ ngôn " Treo biển" 2. Kĩ năng: Nhận biết, kể tóm tắt 3. Thái độ tình cảm: Cần có chủ kiến khi làm việc B. Phương pháp: Luyện tập: - Hệ thống kiến thức C. Tiến hành * Bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị bài ở nhà của HS và chữa bài. * Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Thế nào là truyện cười? ?Kể tên các truyện cười đã học? Giáo viên hưỡng dẫn học sinh tóm tắt ? Những chi tiết gây cười trong truyện ? ? Vậy ta cười vì sao? ? Tiếng cười bộc lộ nhất chỗ nào? Theo em, tấm bảng quảng cáo của nhà hàng đẫ hoàn chỉnh chưa? ? Truyện có ý nghĩa gì? ? Hai nhân vật trong truyên có gì giống nhau? ? Họ có điểm gì khác nhau? ? Trong lời hỏi thăm của anh khoe của có từ nào thừa? ? Vậy chúng ta cười điều gì trong truyện này? ? Truyện có ý nghĩa gì? ? Nghệ thuật nổi bật trong truyện là gì? I. Nội dung kiến thức: 1. Thế nào là truyện cười? - Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cươì trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội 2. Các truyện cười đã học. - Treo biển - Lợn cưới , áo mới * Văn bản: Treo biển Nội dung biển có 4 yếu tố: Có 4 người góp ý; - Mỗi lần góp ý là mỗi lần các yếu tố thông báo ở tấm biển bị bớt đi. Đến mức tấm biển đến mức không bình thường, không hợp lí - Tấm biển là thông tin ngôn ngữ trước lúc người ta tiếp xúc với thực tế. Nó muốn thông báo với những người chưa biết, chưa quen cửa hàng cá và là xác định một địa chỉ. Nó rất cần trong hoạt động kinh doanh buôn bán - Nhà hàng: “Nghe nói – bỏ ngay” - Cười vì sự không suy xét, cười vì nhà hàng không hiểu những điều viết trên bảng quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biển để làm gì - Nhà hàng nghe góp ý không suy nghĩ gì vội cất biển đi ở trên cái biển bị 'bắt bẻ" đến nỗi còn chữ "Cá", người qua đường, khách hàng hết góp ý về chữ tươi"'. đến bắt bẻ về chữ ở đây, lại nhận xét về chữ có bán. Khi trên biển chỉ còn trơ trụi chữ cá, chẳng là nhà hàng, chính người đọc, người nghe cũng tưởng rằng đến đây cũng chẳng còn gì góp ý nữa. Nhưng khi vẫn còn người góp ý chữ "cá"và tấm biển vẫn là thừa, chủ nhà hàng cất luôn cái biển thì người ta lại bật cười và tiếng cười vang lên to nhất - Thực ra bảng quảng cáo không sai nhưng chưa gọn - Treo biển là một truyện hài hước, tạo nên tiếng cười vui vẻ - Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi tiếp thu ý kiến Bài học: Được người khác góp ý không nên vội vàng hành động ngay khi chưa suy xét * Văn bản: Lợn cưới, áo mới - Đều là những người hay khoe khoang - Một người khoe hình thức bên ngoài - Một người khoe của cải vật chất * Tính khoe của là phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có thể chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình giàu hơn người mà mình khoe - Anh đi tìm lợn khoe trong trường hợp bị mất lợn - Lẽ ra anh phải hỏi người ta: " Có thấy con lợn nào chạy qua đây không" - Từ “cưới”( Lợn cưới). Đây không phải là từ thích hợp để khoe con lợn bị sổng và cũng không phải l
File đính kèm:
- giao an van 6(1).doc