Giáo án ôn tập hè năm 2013

A. Mục tiêu:

- Rèn HS kĩ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệU .

- Nhận biết sự khác nhau của hai tập hợp

- Biết tìm số phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật

B. Chuẩn bị tài liệu:

 - Tài liệu của thầy: Sách giáo khoa toán 6, sách tham khảo toán 6.

 - Tài liệu của trò: Sách giáo khoa toán 6, sách tham khảo toán 6.

C. Nội dung chuyên đề:

1. Tổ chức:

 Sĩ số:

2. Kiểm tra: Kết hợp củng cố kiến thức cơ bản.

3. Nội dung bài mới:

I. Kiến thức cơ bản:

Câu 1. Hãy cho một số VD về tập hợp thường gặp trong đời sống hàng ngày và một số VD về tập hợp thường gặp trong toán học?

Câu 2. Hãy nêu cách viết, các ký hiệu thường gặp trong tập hợp.

Câu 3. Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?

Câu 4. Có gì khác nhau giữa tập hợp VÀ ?

 

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn tập hè năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kN)
Suy ra k = 1; 2; 3
Chỉ có k = 2 
thì x = 300k + 15 = 615 41
Vậy đơn vị bộ đội có 615 người
Bài 3: 
Lớp học : 30 nam 
 18 nữ 
Mỗi tổ: số nam, nữ = nhau
Chia thành nhiều nhất ? tổ 
Lúc đó mỗi tổ ? nam 
 ? nữ.
Gi¶i: Gọi số tổ được chia là a 
30 a; 18 a và a lớn nhất
nên a là ƯCLN(30, 18)
 30 = 2 . 3 . 5
 18 = 2 . 32
ƯCLN(30, 18) = 2 . 3 = 6
 a = 6
Vậy có thể chia nhiều nhất là 6 tổ. 
Lúc đó, số nam của mỗi tổ: 
 30 : 6 = 5 (nam)
 số nữ mỗi tổ
 18 : 6 = 3 (nữ)
Bài 4: 
1 vườn hình chữ nhật: dài 105 m
 rộng 60 m 
trồng cây xung quanh: mỗi góc 1 cây, k/c giữa hai cây liên tiếp = nhau. 
K/c lớn nhất giữa hai cây. 
Tổng số cây
Tính chu vi, k/c?
Giải: Gọi k/c giữa 2 cây là a 
Vì mỗi góc có 1 cây, k/c giữa 2 cây bằng nhau
105 a, 60 a và a lớn nhất nên a là ƯCLN (105, 60)
 105 = 3 . 5 . 7 
 60 = 22 . 3 . 5 
 ƯCLN (105, 60) = 15 => a = 15. 
Vậy k/c lớn nhất giữa 2 cây là 15 m 
Chu vi sân trường 
 (105 + 60).2 = 330(m)
Số cây: 330 : 15 = 22 (cây) 
Bài 5: 
Số học sinh khối 6: 200-> 400 xếp h12, h 15, h18 đều thừa 5 học sinh
Tính số học sinh. 
Giải: Gọi số học sinh là a 
xếp h12, h15, h18 đều thừa 5 học sinh => số học sinh bớt đi 5 thì 12, 15, 18 nên a – 5 là BC(12, 15, 18)
 12 = 22 .3 	 15 = 3 . 5 	 18 = 2 . 32
BCNN(12, 15, 18) = 22.32.5 = 180
BC(12, 15, 18) = {0; 180; 360; 450; ...}
vì 
nên a – 5 = 360. 
 a = 365. Vậy số học sinh khối 6 là 365 em.
Ngày soạn: 14/07/2013
Ngày dạy: /07/2013
Buổi 5: 
Chuyên đề 5
CÁC PHÉP TOÁN
TRÊN SỐ TỰ NHIÊN – SỐ NGUYÊN
A. Mục tiêu:
 - Học sinh ôn tập kiến thức về các phép toán trên số tự nhiên và số nguyên. 
 - Có kĩ năng giải các bài toán về số tự nhiên, các bài toán về số nguyên.
 - Có ý thức tự học, ý thức cân nhắc lựa chọn các giải pháp hợp lý khi giải toán; ý thức rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B. Chuẩn bị tài liệu:
 - Tài liệu của thầy: Sách giáo khoa toán 6, sách tham khảo toán 6.
 - Tài liệu của trò: Sách giáo khoa toán 6, sách tham khảo toán 6.
C. Nội dung chuyên đề:
1. Tổ chức: 
	Sĩ số:
2. Kiểm tra: Kết hợp củng cố kiến thức cơ bản. 
3. Nội dung bài mới:
I. Kiến thức cơ bản:
1. Phép cộng và phép nhân.
 a + b = b + a 
 a . b = b . a
 ( a + b ) + c = a + ( b + c ) 
 ( a . b ) . c = a . ( b . c )
 a.(b + c) = a.b + a.c	
 a.(b-c) = a.b - a.c
2. Phép trừ và phép chia.
Một số trừ đi một tổng: a – (b + c) = a - b – c
Một số trừ đi một hiệu: a – (b - c) = a - b + c
 Ngoài ra: a.1 = a ; a + 0 = 0 + a = a
Cho a,b N với b0 ta luôn tìm được q, rN với 0r < b sao a = b.q + r. (a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư)
 - Nếu r = 0 ta có phép chia hết.
 - Nếu r 0 ta có phép chia hết có dư .
3. Lũy thừa với số mũ tự nhiên.
1, Định nghĩa luỹ thừa bậc n của a.
2, Qui tắc nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số.
am.an = an+m
3, Qui tắc chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
am: an = am-n
Quy ước : a0= 1 a1= a
 Lưu ý: nếu 
II. Bài tập vận dụng:
Dạng 1: Các bài toán tính nhanh.
Bài 1: Tính nhanh
 a) 29 + 132 + 237 + 868 + 763
 b) 652 + 327 + 148 + 15 + 73 
 c) 146 + 121 + 54 + 379
 d) 452 + 395 + 548 + 605 
 Gợi ý : ( quan sát các chữ số tận cùng,nếu tròn chục thì sử dụng tính chất giao hóan rồi tính)
 a) 29 + 132 + 237 + 868 + 763 = ( 132 + 868 ) + ( 763 + 237 ) + 29
 = 1000 + 1000 + 29 = 2029
 Lưu ý : Nếu các em dùng máy tính, tính tổng rồi ghi kết quả thì bài không có điểm 
 Đáp số: b, 1215 c, 600 d, 2000
Bài 2: Tính nhanh:
 a) 35 . 34 + 35 . 86 + 65 . 75 + 65 . 45
 b) 3 . 25 . 8 + 4 . 37 . 6 + 2 . 38 . 12
 c) 12 . 53 + 53 . 172 – 53 . 84
Gợi ý :
Ta nên: Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
 a) 35 . 34 + 35 . 86 + 65 . 75 + 65 . 45 = ( 35 . 34 + 35 . 86 ) + ( 65 . 75 + 65 . 45 )
 = 35 . ( 34 + 86 ) + 65 ( 75 + 45 )
 = 35 . 120 + 65 . 120 
 = 120 . ( 35 + 65 )
 = 120 . 100 
 = 12000
Bài 3: Tính tổng sau đây một cách hợp lý nhất.
 a) 67 + 135 + 33
 b) 277 + 113 + 323 + 87
ĐS: a) 235	b) 800
Bài 4: TÍnh nhanh các phép tính sau:
 a) 8. 17 . 125 b) 4 . 37 . 25
ĐS: a) 17000	b) 3700
Bài 5: Tính nhanh một cách hợp lý:
 a) 997 + 86
 b) 37. 38 + 62. 37
*) Tính nhanh tổng hai số bằng cách tích một số hạng thành hai số hạng rồi áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng: 
VD: Tính nhanh: 97 + 24 = 97 + ( 3 + 21) = ( 97 + 3) + 21 = 100 + 21 = 121. 
Dạng 2: Sử dụng tính chất phân phối để tính nhanh. 
Chú ý: Quy tắc đặt thừa số chung : a. b + a.c = a. (b + c)
 hoặc a. b + a. c + a. d = a.(b + c + d) 
VD: tính bằng cách hợp lý nhất: 
 a) 28. 64 + 28. 36 = 28.(64 + 36 ) = 28. 100 = 2800 
 b) 3. 25. 8 + 4. 37. 6 + 2. 38. 12 = 24. 25 + 24. 37 + 24. 38 
 = 24.(25 + 37 + 38 ) 
 = 24. 100
 = 2400 
Bài 6: Tính bằng cách hợp lý nhất: 
 a) 38. 63 + 37. 38 
 b) 35.34 +35.66 + 65.55 + 65.45 
 c) 39.8 + 60.2 + 21.8
 d) 36.28 + 36.82 + 64.69 + 64.41 
Gợi ý : Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
VD: b) 35.34 +35.66 + 65.55 + 65.45 = 35(34 + 66) + 65(55 + 45) 
 = 35 . 100 + 65 . 100
 = 100 . (35 + 65)
 = 100 . 100 = 10 000
Bài 7: Tính một cách hợp lý giá trị của biểu thức
 a) A = (-8).25.(-2). 4. (-5).125
 b) B = 19.25 + 9.95 + 19.30
Gợi ý : Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính, ta được B = 1900
 a) A = -1000000
 b) Cần chú ý 95 = 5.19 	
Dạng 3: Tính giá trị các biểu thức.
Bài 8: Tính giá trị của biểu thức:
 a) A = 5a3b4 với a = - 1, b = 1
 b) B = 9a5b2 với a = -1, b = 2
Gợi ý : Thay các giá trị của a, b vào các biểu thức A, B rồi tính.
VD: a) A = 5a3b4 với a = - 1, b = 1
 Ta có A = 5. (-1)3 .14 = 5 . (-1). 1 = - 5
Bài 9: Tính giá trị của biểu thức:
 a) ax + ay + bx + by biết a + b = -2, x + y = 17
 b) ax - ay + bx - by biết a + b = -7, x - y = -1
Gợi ý : Thu gọn các biểu thức rồi thay các giá trị đã cho vào để tính.
VD: a) ax + ay + bx + by biết a + b = -2, x + y = 17
Ta có ax + ay + bx + by = a (x + y) + b(x + y) 
 = (a + b)(x + y) 
 = (-2).17 = - 34
Dạng 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên.
Bài 10: Hãy kiểm tra xem các lời giải sau là sai hay đúng. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
 a) 53. 57= 53+7= 510 b) 32. 23= (3+ 2)2+3= 55
 c) 34: 53= 31 d) a8: a2= a6
Bài 11: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng luỹ thừa 
 a) 7. 7. 7 b) 7. 38. 7. 25 c) 2. 3. 8. 12. 24
ĐS: a) 73 b) 52.72.38 c) = 2.3.23.22.3.23.3 = 29.33
Bài 12: Viết kết quả phép tính dưới dạng một luỹ thừa
 a) 315: 35 b) 98. 3 c) 125: 53 
Bài 13: Tìm số tự nhiên n biết rằng:
 a) 2n = 16 b) 15n = 225 c) 4n = 64 
Gợi ý:
 Để làm bài tập trên ta biến đổi các số cụ thể về luỹ thừa cùng cơ số với vế trái
 Ví dụ: a) 2n=16 2n = 24 n= 4 Vậy n= 4
Bài 14: Tìm số tự nhiên x mà:
 a) x50= x b) 125= x3
 c) 64= x2 d) 90= 10. 3x
 * Đối với bài tập trên các em phải biến đổi hai vế về luỹ có cùng số mũ từ đó suy ra cơ số bằng nhau
VD: a) x50= x x = 0 hoặc x = 1
 Vì 050= 0 và 150=1
 b) 125 = x3 53 = x3 x = 5 Vậy x = 5
III. Bài tập tự làm:
Bài 1: Tính nhanh: 
 a) 25. 36 b) 125. 88 
Bài 2: Tính bằng cách hợp lý nhất: 
 a) 5. 125. 2. 41. 8 b) 25. 7. 10. 4 c) 8. 12. 125. 2 d) 4. 36. 25. 50 
Bài 3: Tính bằng cách hợp lý nhất:
 a) 72. 125. 3 b) 25. 5. 4. 27. 2 
 c) 9. 4. 25. 8. 125 d) 32. 46. 125. 25 
Bài 4: Tính bằng cách hợp lý nhất:: 
 a) 32. 47 + 32. 53 
 b) 37.7 + 80.3 +43.7 
 c) 113.38 + 113.62 + 87.62 + 87.38 
 d) 123.456 + 456.321 –256.444 
 e) 43.37 + 93.43 + 57.61 + 69.57
Bài 5: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng luỹ thừa .
 a) x. x. y. y. x. y. x
 b) 1000. 10. 10
Bài 6: Viết kết quả phép tính dưới dạng một luỹ thừa
 a) 75: 343
 b) a12: a18 
 c) x7. x4. x
Bài 7: Tìm số tự nhiên n biết rằng:
 a) 7n = 49
 b) 5n = 625
Ngày soạn: 15/07/2013
Ngày dạy: /07/2013
Buổi 6:
Chuyên đề 6
QUY TẮC DẤU NGOẶC, QUY TẮC CHUYỂN VẾ
THỨ TỰ THỰC HIỆN PHÉP TÍNH
A. Mục tiêu:
 - Học sinh được luyện tập kiến thức về quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế và thứ tự thực hiện phép tính trên số tự nhiên và số nguyên. 
 - Có kĩ năng thực hiện đúng, nhanh và chính xác các phép toán về số tự nhiên, số nguyên.
 - Có ý thức tự học, ý thức cân nhắc lựa chọn các giải pháp hợp lý khi giải toán; ý thức rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B. Chuẩn bị tài liệu:
 - Tài liệu của thầy: Sách giáo khoa toán 6, sách tham khảo toán 6.
 - Tài liệu của trò: Sách giáo khoa toán 6, sách tham khảo toán 6.
C. Nội dung chuyên đề:
1. Tổ chức: 
	Sĩ số:
2. Kiểm tra: Kết hợp củng cố kiến thức cơ bản. 
3. Nội dung bài mới:
I. Kiến thức cơ bản:
1. Quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế
 + khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “ – ” thì: đổi dấu các số hạng trong ngoặc.
 + khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “ + ” thì: giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc.
 + khi chuyển vế các số hạng của một đẳng thức thì ta phải đổi dấu: 
 “ + ” thành “ – ”
 “ – ” thành “ + ” 
II. Bài tập vận dụng:
Dạng 1: Áp dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc dấu ngoặc.
Bài 1: Đơn giản biểu thức sau khi bỏ ngoặc:
a) - a – (b – a – c)
b) - (a – c) – (a – b + c)
c) b – ( b+a – c)
d) - (a – b + c) – (a + b + c)
Hướng dẫn
a) - a – b + a + c = c – b
b) - a + c –a + b – c = b – 2a.
c) b – b – a + c = c – a
d) -a + b – c – a – b – c = - 2a -2c.
Bài 2: So sánh P với Q biết:
P = a {(a – 3) – [( a + 3) – (- a – 2)]}.
Q = [ a + (a + 3)] – [( a + 2) – (a – 2)].
Hướng dẫn
P = a – {(a – 3) – [(a + 3) – (- a – 2)]
 = a – {a – 3 – [a + 3 + a + 2]} 
 = a – {a – 3 – a – 3 – a – 2}
 = a – {- a – 8} = a + a + 8 
 = 2a + 8.
Q = [a+ (a + 3)] – [a + 2 – (a – 2)]
 = [a + a + 3] – [a + 2 – a + 2] 
 = 2a + 3 – 4
 = 2a – 1
Xét hiệu P – Q = (2a + 8) – (2a – 1) 
 = 2a + 8 – 2a + 1 
 = 9 > 0
Vậy P > Q
Bài 3: Rút gọn biểu thức
a) x + (-30) – [95 + (-40) + (-30)]
b) a + (273 – 120) – (270 – 120)
c) b – (294 +130) + (94 + 130)
Hướng dẫn
a) x + (-30) – 95 – (-40) – 5 – (-30) = x + (-30) – 95 + 40 – 5 + 30
 = x + (-30) + (-30) + (- 100) + 70 
 = x + (- 60).
b) a + 273 + (- 120) – 270 – (-120) = a + 273 + (-270) + (-120) + 120 
 = a + 3
c) b – 294 – 130 + 94 +130 = b – 200
 = b + (-200)
Bài 2: Tính:
a) 11 - 12 + 13 – 14 + 15 – 16 + 17 – 18 + 19 – 20
b) 101 – 102 – (-103) – 104 – (-105)

File đính kèm:

  • docGiao an on tap he 2013 Toan lop 6 len lop 7.doc