Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 1đến tiết 75

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 I/ Kiến thức: Gip học sinh :

 - Nắm được cốt truyện ,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

 II/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, phân tích tác phẩm có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 -Trình bày những suy nghĩ,tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

 - Tích hợp: văn bản Cổng trường mở ra( NV 7).

 III / Thái độ: -GD tình yêu gia đình,yêu trường lớp,quý trọng thầy cô.

B/ CHUẨN BỊ:

 GV: Một số hình ảnh về ngày tựu trường,bài hát có liên quan.

 HS:Đọc văn bản và trả lời câu hỏi ở phần đọc hiểu.

C/ PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT:

 

doc182 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3164 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 1đến tiết 75, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUẨN BỊ
 GV: giáo án, bảng phụ
 HS: chuẩn bị bài, bảng con.
C/ PHƯƠNG PHÁT-KĨ THUẬT: Vấn đáp,qui nạp,kĩ thuật “động não”.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 I/ . Oån định tổ chức
 II/. Kiểm tra bài cũ
 * Đọcvà tìm tình thái từ trong các câu sau. Cho biết chúng thuộc loại tình thái từ nào?
a Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
 b.Mẹ cho con theo với!
c. Thương thay thân phận con rùa,
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
 * Câu nào trong ba câu sau chứa tình thái từ? Các câu còn lại chứa từ mà thuộc từ loại nào?
 a. Ai mà biết việc ấy.
 b. Tôi đã bảo anh rồi mà.
 c. Cậu lo mà làm ăn chứ đừng để đi xin.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
 * Học sinh xác định đúng các trợ từ: 5 đ; xác định đúng loại trợ từ: 5 đ.
a. Chăng à TTT nghi vấn.
b. với à TTT cầu khiến.
c. thay à TTT cảm thán.
 * Xác định đúng câu chứa tình thái từ : 4 đ; xác định đúng từ loại: 6 đ
a. à trợ từ 
b. à tình thái từ
c. à quan hệ từ.
 III/ Bài mới:
 * GVgiới thiệu: ? Em hãy kể tên những phép tu từ đã học?
	 Học sinh kể à Giáo viên dẫn vào bài.
 * Nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HD tìm hiểu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ.
- Mục tiêu: giúp cho HS hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá là gì khi sử dụng nó trong giao tiếp.
 - Phương pháp : Vấn đáp,qui nạp,kĩ thuật “đôïng não.”
- Thời gian : 25 phút.
-GV yêu cầu HS đọc ví dụ ở bảng phụ
 a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
 b. Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
TH: Câu tục ngữ trên thộc chủ đề nào?
HS: Chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
? Các câu ca dao - tục ngữ trên có nói quá sự thật không? Những cụm từ nào cho em biết điều đó?
HS: Nói quá sự thật:
 - chưa nằm đã sáng 
 - chưa cười đã tối
 - mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
? Thực chất những câu ca dao – tục ngữ này nhằm nói gì?
HS: Thời gian đêm tháng năm rất ngắn
 Thời gian ngày tháng mười rất ngắn.
 Mồ hôi ra nhiều à sự lao động vất vả.
? Cách diễn đạt trên có tính chất gì?
HS: Phóng đại mức độ quy mô, tính chất sự việc hiện tượng.
? Vậy qua tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu nói quá là gì?
HS: Trả lời
 Thảo luận và so sánh các cách diễn đạt sau :
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng đêm tháng năm rất ngắn
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối ngày tháng mười rất ngắn
- Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày mồ hôi ướt đẫm.
? Hãy thảo luận và rút ra tác dụng của nói quá?
LH: Nói quá khác với nói khoắc như thế nào?
GD: Không nói khoắc, không đúng sự thật.
I/ Nói quá và tác dụng của nói quá.
 1/ Khái niệm:
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
VD: - Rẻ như bèo,đen như cột nhà cháy.
 - Lỗ mũi thì tám gánh lông…
 2. Tác dụng
Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
Hoạt động 2 HD luyện tập.
- Mục tiêu : Giúp HS tìm và giải thích nghĩa của biện pháp nói quá trong một số thành ngữ,tục ngữ;biết điền vào chỗ trống các thành ngữ có sd nói quá;đặt câu với các thành ngữ dùng BP nói quá.
- Phương pháp:Kĩ thuật “ động não”.
- Thời gian : 10 phút.
BT1
 - Hs xác định yêu cầu của bài tập.
Thực hiện BT tại chỗ.
Nhận xét và chốt ý.
BT 2
 - Hs xác định yêu cầu của bài tập.
Thực hiện bài tập trên bảng.
HS Nhận xét – GV chỉnh sửa
BT 3. 
HS đọc yêu cầu BT.
Lên bảng thực hiện BT
Nhận xét bổ sung.
BT 4 
 - HS đọc yêu cầu BT.
Thực hiện BT bằng trò chơi tiếp sức ( chia hai đội và thi)
Nhận xét bổ sung – khen thưởng.
II/ Luyện tập.
BT1: Các biện pháp nói quá và giải thích.
sỏi đá cũng thành cơm à sức mạnh của lao động.
Lên đến tận chân trời được à vẫn khoẻ và quyết tâm đi.
Thét ra lửa à tính nóng nảy.
BT2: Điền thành ngữ.
chó ăn đá, gà ăn sỏi.
Bầm gan tím ruột.
Ruột để ngoài gia
Nổ từng khúc ruột.
Vắt chân lên cổ.
BT3: Đặt câu
- Thuý Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Tôi đã nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toàn này.
BT 4 Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
đen như cột gà cháy
câm như hến
nhanh như cắt
trắng như trứng gà bóc
khoẻ như voi
 IV/ Củng cố: Nhấn mạnh nội dung bài học.
 V/ Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 5,6 (sgk)
	 - Học bài cũ: Lập dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 - Chuẩn bị: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
RÚT KINH NGHIỆM:
hïïõ&õïïg
Ngày soạn : 18/10/2010
Ngày dạy : 22/10/2010	
 TIẾT 36 : TLV : LUYỆN NÓI:
 KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP
 VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
 A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 I/ Kiến thức: Giúp HS hiểu đựơc:
Ngôi kể và tác dụng của việc thay đôi ngôi kể trong văn tự sự.
Sự kết hợp các yếu tố mtả và biểu cảm trong văn tự sự.
Những yêu cầu khi trình bày bài văn nói kể chuyện.
 II/ Kĩ năng:
Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau;biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
Lập dàn ý cho một văn bản có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm 
Diễn đạt trôi chảy,biểu cảm,sinh động câu chuyện kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.
B/ CHUẨN BỊ
 GV: giáo án.
 HS: chuẩn bị bài.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 I/ 1.Oån định tổ chức
 II/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 III/ Bài mới:
 * GVgiới thiệu: Kĩ năng nói là một khâu rất quan trọng trong môn Ngữ văn, nó giúp chúng ta có được khả năng diễn đạt khi làm bài tập làm văn, đồng thời giúp chúng ta mạnh dạn và tự tin khi đứng trước một tập thể…
. * Nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: ôn tập ngôi kể
- Mục tiêu : Giúp cho HS nhớ lại một số kiến thúc về ngôi kể và tác dụng của ngôi kể(ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba);Vai trò của các yếu tố mtả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Phương pháp : Vấn đáp,Trình bày bằng miệng.
- Thời gian: 35 phút
TH: Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất? 
? Kể theo ngôi thứ ba là kể như thế nào?
HS: Trình bày
? Tác dụng của từng ngôi kể? Hãy kể một số tác phẩm đã học sử dụng hai ngôi kể này?
HS: Trả lời
? Kể một số tác phẩm đã sử dụng các ngôi kể này?
HS: Liệt kê
? Có văn bản nào được sử dụng cả hai ngôi kể không? Vì sao có sự thay đổi ngôi kể?
HS:Trình bày
Hoạt động 2: Thực hành luyện nói.
GV yêu cầu học sinh đọc lại đoạn trích trong (sgk).
? Kể theo ngôi thứ nhất cần thay đổi yếu tố nào?
GV định hướng: - từ xưng hô?
 - lời thoại?
 - miêu tả, biểu cảm như thế nào là phù hợp?
Lưu ý:ù cho học sinh trong khi kể có thể kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt… để miêu tả và thể hiện tình cảm.
Hs tiến hành kể bằng miệng trước lớp.
GV nhận xét – cho điểm.
I/ Ôn tập ngôi kể.
 1 Ngôi thứ nhất:
- Xưng “ tôi”
- Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, nói ra những suy nghĩ, tình cảm của mình.
VD: Bài học đường đời đầu tiên, Trong lòng mẹ, Tôi đi học.
 2. ngôi thứ ba.
- Người kể dấu mình.
- Kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
VD: Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ.
 3.Thay đổi ngôi kể.
- Để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điễm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người… 
II/ Luyện nói.
Kể lại đoạn văn (trích Tức nước vỡ bờ) theo lời của chị Dậu ( ngôi thứ nhất).
 IV / Củng cố: Nhấn mạnh, lưu ý khi nói một văn bản.
 V / Hướng dẫn về nhà: - Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo ngôi thứ nhất vào vở bài tập
	 - Chuẩn bị: Ôn tập truyện kí Việt Nam.
RÚT KINH NGHIỆM:
hïïõ&õïïg
TUẦN 10 – BÀI 10
Ngày soan : 22/10/2010
Ngày dạy : 25/10/2010
 TIẾT 37: ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 I/ Kiến thức: Giúp cho HS phân biệt đựơc sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học
 về các phương diện : thể loại,PTBĐ,nội dung ,nghệ thuật.
 - Những nét độc đáo về nội dung ,nghệ thuật của văn bản.
 - Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện đã học.
 II/ Kĩ năng : 
Rèn kỹ năng so sánh, khái quát ,hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
Cảm thụ những nét riêng độc đáo cuả từng tác phẩm đã học.
Tích hợp: Văn bản truyện kí đã học lớp 6,7 . TLV về đặc điểm của kiểu văn bản tự sự.
 III/ Thái độ : GDHS Thông qua các văn bản.
B. CHUẨN BỊ
 GV: giáo án, bảng phụ.
 HS : Kẻ sẵn bảng, điền vào mẫu trong vở ghi.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp,thuyết trình.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 I/ Oån định tổ chức 
 II/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
 Câu hỏi: Em hãy kể tên những văn bản truyện kí đã học ở chương trình lớp 6, 7?
 Hsinh: liệt kê
Gviên chốt: - Truyện kí trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
- Truyện kí hiện đại: Sống chết mặc bay( Phạm Duy Tốn),

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8 hay va day du.doc
Giáo án liên quan