Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2013 - 2014 - Học kì II

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được nội dung ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên

- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích

1. Kiến thức:

- Nhân vật ,sự kiện cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi

- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc tròng đoạn trích

2.Kĩ năng:

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả

- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích

- Vận dung được các biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá khi viết văn miêu tả

3. Thái độ :

 - Thấy được vẻ đẹp của Dế Mèn- tuổi trẻ sôi nổi

 - Phê phán tính cách xốc nổi của Dế Mèn

 

doc196 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2013 - 2014 - Học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được đổ đầy nước ngọt, bà con nối tiếp đi đi về về ghánh nước
- Vợ chông anh hùng Châu Hoà Mãn 
- Đứng mũi chịu sào
- Hăng hái trong công việc
 - Chị Châu Hoà Mãn : Địu con dịu dàng
- Yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con.
-> Công việc làm rất bình thường nhưng lại thể hiện không khí lao động khẩn trương của người trên biển
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Khắc hoạ hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo
2. Nội dung
- Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô , vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
- Bảo vệ thiên nhiên nhiên môi trường, làm cho chúng mãi có giá trị.
d. hướng dẫn về nhà.
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết hình ảnh tiêu biểu
- Vận dụng vào miêu tả bình minh, hoặc hoàng hôn trên biển quê em
- Hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh so sánh
- Nắm vững phương pháp tả người tiết sau làm bài
 -------------------------------------------
Ngày soạn 22 tháng 3 năm 2014
Tiết 105-106: Viết bài tập làm văn tả người
a. Mức độ bài học.
1. Kiến thức.
- Biết xây dựng bố cục bài tả người thông qua cảm nhận của mình.
- Tả được hình ảnh mẹ khi chăm sóc em.
2. Kĩ năng: Củng cố thêm kỹ năng liên tưởng, quan sát 
3. Thái độ: Trân trọng tình cảm mẹ dành cho em. Yêu quí , tôn trọng mẹ
b. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn bài, ra đề và làm đáp án.	
2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức cơ bản về bài văn tả người
c. hoạt động trên lớp.
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Đề ra: Mẹ là người ân cần chăm sóc em trong lúc em bị ốm. Hãy tả lại hình ảnh mẹ em khi đó.
I. Yêu cầu của đề:
- Thể loại: Tả người
- Nội dung: Tả lại hình ảnh mẹ chăm sóc cho em khi em bị ốm
1. Mở bài:
- Nêu lý do em bị ốm
- Hoặc nêu cảm nhận của em về mẹ thân yêu của mình.
2. Thân bài:
Có thể tập trung vào một số ý sau:
- Hình ảnh mẹ trong những ngày em bị ốm hoặc phải nằm viện.
- Hình ảnh đôi mắt mẹ hiền từ, nhân hậu, giàu lòng yêu thương và những cảm
nhận của em về đôi mắt ấy.
- Hình ảnh đôi bàn tay mẹ nâng đỡ, chăm sóc em trong những ngày em bị ốm, và 
những cảm nhận của em đối với đôi bàn tay ấy.
- Những hình ảnh khác về người mẹ thân yêu mà em nhận thấy được trong những ngày em bị ốm.
+ Nét mặt
+ Cử chỉ
+ Hành động
3. Kết bài:
- Khẳng định tình yêu thương của mẹ đối với em.
- Tình cảm của em dành cho mẹ
II. Biểu chấm:
Điểm 9-10: Bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, có hình ảnh, có cảm xúc
Điểm 7-8: Bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, có hình ảnh, có cảm xúc sai không quá 3 lỗi diễn đạt.
Điểm 5-6: Đạt được những yêu cầu về nội dung song diễn đạt chưa trôi chẩy.
Điểm 3-4: Bài viết chưa đầy đủ yêu cầu về nội dung, sai nhiều lỗi diễn đạt và chính tả.
Điểm 1-2: Lạc đề
d. hướng dẫn về nhà.
	- Suy nghĩ lại bài làm của mình
- Đọc kỹ bài các thành phần chính của câu để tiết sau học.
Ngày soạn 23 tháng 3 năm 2014
Tiết 107: Các thành phần chính của câu
a. mức độ cần đạt.
1. Kiến thức.
- Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu
- Có ý thức đặt câu với đầy đủ các thành phần chính
2. Kĩ năng: Xác định đúng thành phần chính của câu và vận dụng tốt.
3. Thái độ: Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt
b. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn bài, phiếu học tập, bảng phụ, bản đồ tư duy.	
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới
c. hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
3. Bài mới:
ở bậc tiểu học, chúng ta đã tìm hiểu các thành phần câu, vai trò của các thành phần câu. Vậy câu gồm có những thành phần chính nào? Các thành phần ấy có đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
? ở bậc tiểu học, em được học những thành phần câu nào?
- Gọi học sinh đọc ví dụ sgk
? Dựa vào kiến thức đã học, tìm các thành phần câu?
? Trong câu những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu?
? Thành phần nào không bắt buộc có mặt? Vì sao?
? Qua đó, em hãy phân biệt thành phần chính với thành phần phụ?
- Gọi học sinh đọc những ví dụ đã phân tích
? Nhận xét xem, vị ngữ có thể kết hợp với từ nào ở trước?
? Em thử đặt câu hỏi tìm vị ngữ?
? Tìm vị ngữ trong các ví dụ?
? Mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
? Vậy vị ngữ còn có thêm đặc điểm nào?
- Gọi học sinh đọc sgk
- Gọi học sinh đọc ví dụ ở phần 2
? Nêu mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ?
- Giáo viên cho ví dụ
? Thử đặt câu hỏi tìm chủ ngữ?
? Em hãy phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong những câu đã dẫn?
? Vậy chủ ngữ có những đặc điểm gì?
? Bài học cần nắm những kiến thức nào?
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu:
- Học sinh
1. Xét ví dụ:
- Trạng ngữ: chẳng bao lâu
- Chủ ngữ: tôi
- Vị ngữ: đã trở thành  cường tráng
- Chủ ngữ, vị ngữ
- Học sinh
- Thành phần chính của câu: là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Thành phần phụ: không bắt buộc phải có mặt.
II. Vị ngữ:
- Là thành phần chính của câu	
- Có thể kết hợp với phó từ chỉ quan hệ thời gian
- Trả lời cho câu hỏi: Làm sao? Làm gì? Như thế nào?
VD:
a. Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi ngày xem hoàng hôn buông xuống.
- Cụm động từ (2 vị ngữ)
b. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập.
 (4 vị ngữ)
c. Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam (Cụm danh từ)
- Cấu tạo của vị ngữ : thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ
III. Chủ ngữ:
- học sinh
VD:
a. Tôi đi học (ai?)
b. Bạn rất vui khi được điểm cao (ai?)
c. Quyển sách này hay lắm (cái gì?)
d. Con chim thật đẹp (con gì)
- Đại từ: tôi
- Danh từ: cây tre, nứa, mai
- Cụm danh từ: chợ Năm Căn
- Một chủ ngữ: Tôi, chợ Năm Căn, cây tre
- Nhiều chủ ngữ: tre, nứa, mai
* Biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đặc điểm được miêu tả ở vị ngữ.
* Có thể trả lời cho câu hỏi : ai, cái gì, con gì...
- Cầu tạo : thường là danh từ, cụm danh từ, đại từ
IV. Ghi nhớ: học sinh đọc
V. Luyện tập:
BT1:
a. Tôi: chủ ngữ (đại từ) - vị ngữ: cụm động từ
b. Đôi càng tôi: chủ ngữ (cụm danh từ) - vị ngữ: tính từ
c. Những  ở chân: chủ ngữ (cụm danh từ) - vị ngữ: 2 cụm tính từ
d. Tôi: chủ ngữ (Đại từ) - vị ngữ: 2 cụm động từ
 Những ngọn cỏ: CN (cụm danh từ)
BT2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu
D. hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập 3
- Tìm hiểu bài thơ năm chữ ở nhà
- Tập làm một bài thơ 5 chữ
 Ngày soạn 23 tháng 3 năm 2014
Tiết 108: 
Thi làm thơ năm chữ
a. mức độ cần đạt.
1. Kiến thức
- Ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ. Tích hợp MT: khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường.
2. Kĩ năng
- Tạo lập được bài thơ năm chữ có nội dung hay, gieo vần, nhịp....đúng
3. Thái độ.
	- Yêu thơ, yêu vẻ đẹp thiên nhiên, con người qua nội dung sáng tác.
b. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn bài, sưu tầm các bài thơ hay 5 chữ.	
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK, xem lại cách gieo vần, nhịp thơ của bài Đêm nay Bác không ngủ.
c. hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
3. Bài mới:
Chúng ta đã được tìm hiểu thể thơ 4 chữ. Ngoài thể thơ 4 chữ, trong chương trình chúng ta còng được học một số bài thơ năm chữ. Vậy thơ năm chữ thường có vần, có nhịp thơ như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm học.`
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
? Sau khi đọc và nghiên cứu ở nhà. Em hãy nêu đặc điểm của thơ năm chữ?
Cho HS ôn lại cách gieo vần đã học trong bài Tập làm thơ 4 chữ
? Em hãy đọc một bài thơ 5 chữ mà em thích?
Đọc đoạn thơ sau:
Trăng ơi từ đâu đến 
Hay từ cánh rừng xa
 Trăng hồng như quả chín
 Lửng lơ lên trước nhà
Trần Đăng Khoa
? Em có nhận xét gì về nhịp thơ, vần thơ?
1. Học sinh đọc các bài thơ ở nhà:
- Gọi học sinh nhận xét
2. Chia nhóm tiến hành tập làm thơ
Tích hợp MT: khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường.
- Làm vệ sinh trường, lớp
- Bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.
3. Giaó viên đánh giá và cho điểm – Tuyên dương
I. Củng cố kiến thức
- Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ
- Về khổ thơ mỗi khổ thường có 4 dòng, số khổ trong bài thơ không hạn định
- Về cách ngắt nhịp : thường có nhịp 2/3 hoặc 3/2
- Về vần thơ có thể dùng vần liền , vần cách, vần chân , vần lưng
II: Luyện tập
VD: Bài thơ Mầm non
 (Võ Quảng)
 Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
-Đoạn thơ được gieo vần cách
Ví dụ:
 Mỗi sớm mai thức dậy
 Ghé mắt qua cửa sổ
 Gió bấc se se lạnh
 Mẹ nhẹ nhàng dạy bảo
 Đừng mặc áo hở cổ
 Dễ cảm lạnh đó con
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
d. hướng dẫn về nhà.
 - Nắm được đặc điểm thơ năm chữ
 - Sưu tầm một số bài thơ viết theo thể thơ này hoặc tự sáng tác thêm các bài thơ năm chữ
 - Soạn “Cây tre Việt Nam”.
 Ngày soạn 23 tháng 3 năm 2014
Tiết 109: Cây tre Việt Nam
 (Thép Mới)
a. mức độ cần đạt
1. Kiến thức	
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam; cây tre trở thành một biểu tượng của Việt Nam.
	- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
2. Kĩ năng. 
	- Cảm nhận và phân tích vẻ đẹp của cây tre VN
3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước.
b. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn bài, sưu tầm các bức tranh về hình ảnh tre, máy chiếu.	
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
c. hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng một đoạn hoặc một câu văn trong bài kí Cô Tô, giải thích rõ cái hay, cái đẹp trong đó?
3. Bài mới:
Như các em đều biết , hình ảnh cây tre không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Nó là biểu tượng về đất nước , về dân tộc Việt Nam. Giá trị vẻ đẹp đó của cây tre được tác giả Thép Mới thể hiện như thế nào qua bài “ Cây tre Việt Nam” thì tiết học hôm nay cô 

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 ky 2.doc