Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6

I. Mục tiêu

- Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại

- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm truyện kiều và đóng góp của Nguyễn Du trong kho tàng văn học của dân tộc.

1. Kiến thức

 - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện Kiều

 - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tọc trong một tác phẩm văn học trung đại

 - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm truyện Kiều

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại

- Nhận ra được những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả VHTĐ

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đổi trắng thay đen khó gì
- Nhân đạo
+Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
- Nghệ thuật 
+ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
+ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
+ Cỏ non xanh tận chân trời 
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
II. Truyện kiều.
1. Nguồn gốc : Dựa theo cốt truyện “ Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân( TQ)
2. Thể loại :
Truyện Nôm theo thể thơ lục bát
3. Tóm tắt : Gồm 3254 câu thơ
- p1: Gặp gỡ và đính ước
- p2: Gia biến và lưu lạc
- p3 : Đoàn tụ
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
- Hiện thực : Phản ánh sâu sắc hiện thực xh đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những người bị áp bức đau khổ
- Nhân đạo :
+ Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước số phận đau khổ của con người
+ Lên án tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp con ngưòi
+ Trân trọng đề cao con người
b. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ nghệ thuật: Thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
- Nghệ thuật tự sự vượt bậc: 
+ Tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật, thiên nhiên đặc sắc
+ Xây dựng nhân vật điển hình.
Củng cố:b 3P
Nhắc lại nội dung vừa học
Dặn dò.
- Học ghi nhớ. 1P
- Chuận bị: Chị em Thúy Kiều 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 16/9/2013
Tiết thứ: 27
Ngày dạy: 25/9
Bài: 
CHỊ EM THUÝ KIỀU
I. Mục tiêu
Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du, qua một đoạn trích trong Truyện Kiều
1. Kiến thức
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng con người qua đoạn trích cụ thể
2. Kỹ năng
- Đọc hiểu một VB truyện thơ trong VHTĐ
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu nhân vật
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản
3. Thái độ: Trân trọng cái đẹp, đề cao phẩm chất con người.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Các tư liệu và tranh ảnh về "Truyện Kiều" và đoạn trích
Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài,SGK
III. Phương pháp.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra việc chuẩn bị bài. (1P)
Kiểm tra bài cũ: (5P)
 - Trình bày những hiểu biết của em về TK và tác giả Nguyễn Du?
 - Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của TK?
Bài mới
Giới thiệu (1P)
Ở bài trước các em đã được giới thiệu về Nguyễn Du và TK. Để tìm hiểu cụ thể hơn, để thấy được những cái hay cái đẹp và thiên tài của Nguyễn Du chúng ta cùng đến với đoạn trích "Chị em Thuý Kiều"
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 10P
? Em hãy xác định vị trí đoạn trích
? Nêu nội dung đoạn trích.
? Chia văn bản thành mấy phần, nội dung từng phần.
=> Phần miêu tả tài sắc của Thuý Kiều là nội dung chính của phần này.
I. Tìm hiểu chung 
1. Đọc.
2. Vị trí đoạn trích: nằm ở phần mở đầu tác phẩm.
3. Bố cục: Chia thành 3 phần 
- Đoạn 1: 4 câu đầu, giới thiệu chị em Thuý kiều
- Đoạn 2: 4 câu tiếp, vẽ đẹp của Thuý Vân.
- Đoạn 3: 16 câu còn lại, tài sắc của Thuý Kiều.
4. PTBĐ: Miêu tả – biểu cảm
HOẠT ĐỘNG II 18P
- Chân dung 2 chi em được tác giả đặc tả qua những câu thơ nào?
- Theo em “Tố Nga” có nghĩa là gì? 
- Nhận xét gì về vẻ đẹp chung của 2 chị em? 
- Xét về nghĩa gốc, hình ảnh mai và tuyết chỉ thiên nhiên hay con người? 
- Lấy H/a đó để miêu tả con người, bút pháp đó gọi là gì? Có tác dụng gì khi tả người con gái?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả TV? 
- TV được tác giả miêu tả ở những nét đẹp nào? 
- Điều đó dự báo tương lai của Thúy Vân sẽ ntn?
- So với TV, TK có vẻ đẹp như thế nào? 
- Về nhan sắc, tác giả chú ý đến những điểm gì?
- Tại sao tác giả lại chú ý đôi mắt 
- TK có tài gì ? 
- Nghê thuật miêu tả TK có gì giống và khác nghệ thuật miêu tả TV?
- Nhận xét về vẻ đẹp của TK? Vẻ đẹp đó dự báo tương lai của Kiều sẽ thế nào?
- Em có nhận xét gì về cuộc sống của 2 chị em?
- Hs thảo luận nhóm 5p
? Vì sao tác giả lại tả TV trước TK?
II. Phân tích :
1.Bức tranh tố nữ :
- Tố nga: người con gái đẹp: 
- “Mai cốt cách tuyết tinh thần”: dáng vẻ đẹp, thanh cao như cây mai, tinh thần trong trắng như tuyết.
=> Bút pháp ước lệ tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao trong trắng, hoàn mĩ nhưng không giống nhau của 2 chị em TK.
2. Vẻ đẹp của Thuý Vân
- Khuôn trăng đầy đặn:Khuôn mặt tròn trịa
- Nét ngài nở nang: Lông mày đậm
- Hoa cười ngọc thốt: miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc.
- Mây thua, tuyết nhường: tóc đẹp hơn mây, da trắng hơn tuyết.
-NT: Bút pháp ước lệ , liệt kê, ẩn dụ, so sánh, từ ngữ miêu tả đặc sắc: 
=>Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu quí phái, dự báo cuộc sống êm đềm suôn sẻ
3. Vẻ đẹp của Kiều 
- Sắc sảo về trí tuệ , mặn mà về tài năng, tâm hồn
- Hình thức : 
 + Mắt trong như nước mùa thu
 + Lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân 
- Tài năng: Cầm, kì, thi, hoạ đều đạt đến mức lí tưởng. 
-Tạo hoá phải ghen ghét, đố kị. 
- Cuộc sống:
+ Đến tuổi cập kê, c/s êm đềm, hoà hợp 
+Trong nề nếp, gia giáo
- NT: SD bút pháp ước lệ, ẩn dụ, điển tích; biện pháp đòn bẩy, miêu tả TV làm nền nổi bật vẻ đẹp TK.
=> Sự hoàn mĩ kết hợp giữa tài và sắc.
HOẠT ĐỘNG III 5P
- Cảm hứng nhân đạo của tác giả trong đoạn trích này là gì?
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích?
Gọi hs đọc ghi nhớ
III. Tổng kết:
1. Nội dung: ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn và dự cảm về kiếp hồng nhan bạc mệnh.
2. Nghệ thuật: miêu tả đặc sắc:
- Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên gợi vẻ đẹp con người
- Bút pháp ước lệ tượng trưng.
- Biện pháp ẩn dụ
- Dùng điển tích, điển cố.
- Biện pháp đòn bẩy.
* Ghi nhớ : SGK
Củng cố: 4P
 	Nêu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều và tính nhân đạo trong tác phẩm của Tác giả trong đoạn trích.
Dặn dò. 1P
- Học thuộc lòng đoạn trích , thuộc ghi nhớ.
- Xem lại …. vở viết- Soạn bài: cảnh ngày xuân. 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 17/9/2013
Tiết thứ: 28
Ngày dạy: 25/9
Bài: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TT)
I. Mục tiêu
Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
1. Kiến thức
- Việc tạo từ ngữ mới.
- Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kỹ năng
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
3. Thái độ
Quý trọng tiếng Việt, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án
Học sinh: soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra
Thế nào là cách dẫn trực tiếp, gián tiếp?Cho ví dụ minh hoạ ?
Bài mới
Giới thiệu
Sự phát triển của từ vựng không chỉ là sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ mà còn là sự mở rộng vốn từ. Vậy sự mở rộng đó như thế nào bài hôm nay chúng ta dẽ tìm hiểu.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 10P
- Hs thảo luận (7p) câu hỏi SGK. 
- Trong các từ trên, từ nào có thể ghép được với nhau để tạo nên nghĩa? Giải thích các từ mới ghép?
- Tìm các từ ngữ có cấu tạo theo mô hình x+Tặc có nghĩa và giải nghĩa các từ vừa tìm được?
- Vậy có thể phát triển từ vựng bằng cách nào? Tác dụng của cách đó?
- Gọi hs đọc ghi nhớ
I.Tạo từ ngữ mới 
1.Ví dụ 1: Mô hình X (gốc)+Y(mới)
- ĐTD Đ : điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo bên người, dùng trong vùng phủ sóng
- Kinh tế tri thức: Nền kt dựa vào sx, phân phối..có hàm lượng tri thức cao
- Đặc khu kinh tế : Khu vực riêng để thu hút vốn đầu tư nước ngoàivới những chính sách ưu đãi
- Sở hữu trí tuệ :Quyền sở hữu đối với các sản phẩm do hoạt động trí tuệ làm ra, được pháp luật bảo hộ
2.Ví dụ 2: X+ tặc
Lâm tặc 
Tin tặc 
Không tặc 
Hải tặc 
=> Tạo ra các từ mới làm cho vốn từ tăng lên.
* Ghi nhớ 1 : SGK
HOẠT ĐỘNG II 10P
- Hs đọc ví dụ 1. Gọi 2 hs tìm từ Hán Việt trong đoạn a, b
- Cho HS giải thích nghĩa từ đó?
- Cho HS đọc ví dụ 2 và trả lời câu hỏi?
- Những từ ngữ này có nguồn gốc từ đâu?
- Tìm một số từ ngữ mượn tiếng nước ngoài có trong tiếng việt?
Rađiô, intơnét, mít tinh…
- Qua 2 ví dụ trên hãy nêu thêm những cách phát triển từ vựng?
- Gọi hs đọc ghi nhớ ở sgk
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
1.Ví dụ 1: Từ H - V
a.Thanh minh, Tiết , Lễ , Tảo mộ , yến anh, đạp thanh , bộ hành, tài tử , giai nhân
b. Bạc mệnh , duyên , phận , thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, trinh bạch, tiết …
2.Ví dụ 2: Từ Ấn - Âu 
AIDS
Ma-két –ting
=> Mượn từ tiếng Anh. Nguồn gốc tiếng nước ngoài
=> Mượn tiếng nước ngoài để tăng vốn từ vựng. Bộ phận mượn quan trọng nhất trong TV là từ mượn tiếng Hán.
* Ghi nhớ 2: sgk
HOẠT ĐỘNG III 15P
- Gv cho 2 mô hình 
- Cho hs chơi trò tiếp sức: 2 dãy, mỗi lần 1hs lên ghi 2 từ theo mô hình. Sau 5p dãy nào ghi nhiếu, đúng sẽ thắng
- Tìm 5 từ mới được dùng phổ biến gần đây nhất? Giải thích gnhĩa?
Cho HS phân biệt các từ mượn?
Cho HS thảo luận bài tập 4
III.Luyện tập 
1. BT1 : 
- X+ Trường: Chiến trường, công trường, nông trường, thương trường, hôn trường…
- X+Hoá: Lão hoá, công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, xã hội hoá, ôxi hoá…
2. BT2 : 
- Cầu truyền hình: Truyền trực tiếp giao lưu giưa nhiều địa điểm
- Thương hiệu: Nhãn hiệu thương mại hàng hoá
- Cơm bụi: giá rẻ bán trong quán nhỏ
- Bàn tay vàng
- Chát
- Đường cao tốc
3. Bài tập 3:
a. Mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, nô lệ, ca sĩ
b. Mượn ngôn ngữ châu Âu: xà phòng,ô tô, ra-đi-ô, ô-xy, cà phê, ca nô.
4. Bài tập 4: 
- Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi vì thế giới xung quanh ta luôn thay đổi
- Không thây đổi không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Ví dụ: xe gắn máy (cấu tạo trên cơ sở những yếu tố đã có trong tiếng Việt).
Củng cố
Nhận xét về vốn từ Tiếng Việt?
Trình bày những cách làm tăng vốn từ vựng Tiếng việt?
Dặn dò.
 Học bài, xem lại bài tập. Tìm nhiều từ ngữ mới và giải nghĩa.
Soạn bài “Thuật ngữ”. Tìm thuật ngữ
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 17/9/2013
Tiết thứ: 29
Ngày dạy: 27/9
Bài: THUẬT NGỮ
I. Mục tiêu
- Nắm được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ

File đính kèm:

  • docTuần 6.doc
Giáo án liên quan