Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề ấy.
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
1. Kiến thức:
- Thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao một bước kĩ năn đọc – hiểu văn bản nhật dụng
- Học tập PP tìm hiểu, phân tích trong tạo lập VB nhật dụng
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ: Chăm sóc và tôn trọng trẻ em.
II. CHUẨN BỊ
thế giới hòa bình”? Vì sao tác giả muốn mọi người tham gia vào bản đồng ca đòi hỏi một thế giới không có vũ khi hạt nhân? 2. Bài mới Trẻ em những người chủ tương lai nhưng hiện nay trẻ em đứng trước nhiều thách thức và cơ hội vậy chúng ta cần thực hiện những nhiệm vụ gì chúng ta hãy vào văn bản hôm nay. TG THẦY TRÒ NỘI DUNG 20 HOẠT ĐỘNG I I. Đọc tìm hiểu chú thích GV đọc 1 đoạn sau đó hướng dẫn HS cách đọc. Giọng mạnh mẽ, dứt khoát, rành mạch. Gọi 3-4 HS đọc Dựa vào chú thích trả lời - Nêu xuất xứ của bài? - Nêu thể loại văn bản? - Tìm phương thức biểu đạt? Hãy giải thích các từ khó: 1...7 SGK 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích a. Tác giả: b. Tác Phẩm: - Xuất xứ: + Trích Tuyên bố Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, trong Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em + Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sử Liên hợp quốc ở Niu-oóc ngày 30/9/1990. - Thể loại: VBND. - PTBĐ: Nghị luận. c. Từ khó: (SGK) 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích a. Tác giả: b. Tác Phẩm: - Xuất xứ: Trích Tuyên bố Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, trong Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, ngày 30/9/1990. - Thể loại: VBND. - PTBĐ: Nghị luận. c. Từ khó 15 32 HOẠT ĐỘNG II II. Tìm hiểu văn bản - Tìm bố cuc văn bản? + 2 đoạn đầu? + Từ đoạn 3-7? + Từ đoạn 8, 9? + Từ đoạn 10-17? - Tìm tính chặt chẽ của bố cục? Hết tiết 1 - Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới? - Nhận thức của em khi đọc phần này? - Trẻ em ngày nay có những điều kiện thuận lợi gì? - Đảng và Nhà làm gì cho trẻ em cho nước ta? - Kể tên các phong trào bảo vệ chăm sóc trẻ em? - Kể tên các điểm mà từng quốc gia, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực hành động? Hãy phân tích tính toàn diện của nội dung này? - Nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em? - Nêu nghệ thuật xây dựng văn bản? 1. Bố cục: 4 phần + Phần mở đầu: mục 1, 2: khẳng định quyền sống và phát triển của mọi trẻ em. + Phần sự thách thức nêu những thực tế khó khăn và hiểm hoạ của trẻ em thế giới gặp phải. + Phần cơ hội: Khẳng định nhiều điều kiện cơ bản thuận lợi để cộng đồng thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc trẻ em. + Phần nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng cần làm cho trẻ em. 2. Phân tích: a. Sự thách thức. - Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực của sự phân biệt chủng tộc , sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. - Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. - Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật. b. Cơ hội. - Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ emlàm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới. - Sự đoàn kết và hợp tác quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên toàn lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớncó thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lơi xã hội. - Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến quyền lợi của trẻ em, sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội vào phong trào chăm sóc, bảo vệ chăm sóc trẻ em, ý thức cao của toàn dân về vấn đề này: Tổ chức sân chơi ..., phong trào thắp sáng ước mơ, ngày trẻ em đến trường ... c. Nhiệm vụ: - Nhiệm vụ cấp thiết: Tăng cường sức khỏe và chế đọ dinh dưỡng, phát triển giáo dục cho các em. - Đối tượng quan tâm đặc biệt: Trẻ em bị tàn tật (nụ cười tuổi thơ, trường học cho nhười khiếm thính, khiếm thị ...), trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, các bà mẹ. - Xây dựng gia đình đầm ấm, môi trường xã hội bình đẳng nam-nữ; khuyến khích trẻ em tham gia sinh hoạt văn hóa xã hội ( tiếng hát hoa phượng đỏ, vẽ tranh , TDTT). 3. Tổng kết: a. Nôi dung: - Bảo vệ quyền lợi và chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. - Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội. - Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện. b. Nghệ thuật xây dựng văn bản. - Lập luận: Luận điểm, luận cứ rõ ràng. - Dẫn chứng cụ thể xác thực Ghi nhớ SGK trang 35 1.Bố cục: 4 phần + Tuyên bố: 1,2 + Sự thách thức (3 - 7) + Cơ hội (8,9) + Nhiệm vụ (10 - 17) 2. Phân tích: a. Sự thách thức. - Bị trở thành nạn nhân. - Chịu đựng những thảm họa. - Nhiều trẻ em chết mỗi ngày. b. Cơ hội. - Đã có công ước về quyền trẻ em. - Sự đoàn kết và hợp tác quốc tế ngày càng có hiệu quả. c. Nhiệm vụ: - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng, phát triển giáo dục cho các em. - Đối tượng quan tâm đặc biệt: Trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các bà mẹ. - Xây dựng gia đình, môi trường xã hội; khuyến khích tham gia sinh hoạt văn hóa xã hội. 3. Tổng kết: a. Nôi dung: - Bảo vệ quyền lợi và chăm lo trẻ em là một nhiệm vụ của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. - Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng. b. Nghệ thuật xây dựng văn bản. - Lập luận: Luận điểm, luận cứ rõ ràng. - Dẫn chứng cụ thể xác thực 10 HOẠT ĐỘNG III III. Luyện tập. Phát biểu của em về sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em Giáo dục : + Chính quyền: trợ cấp học phí, tiền đò, mở lớp bổ túc… + Các tổ chức, cá nhân: Trao học bổng, tặng sách vở, phượng tiện đi lại .. + Nhà trường phát động nhiều phong trào học tập. Chăm sóc sức khỏe: trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trên 6 tuôi (HS) hỗ trợ mua BHYT. Đảm bảo sự an toàn, bình đẳng của trẻ em 3. Củng có , dăn dò: 3p - Nhắc lại nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: Chuyện người con gái Nam Xương. Tiết 13 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp theo) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. - Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ (hoặc không tuân thủ) các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 1. Kiến thức: - Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp - Những trường hợp không tuân thủ PCHT 2. Kĩ năng: - Lựa chọn đúng PCHT trong quá trình giao tiếp - Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các PCHT 3. Thái độ: Cẩn thận trong quá trình giao tiếp. II .CHUẨN BỊ - GV: Soạn bài,xem tư liệu có liên quan - HS: Đọc,trả lời câu hỏi SGK III .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ: (5) Trình bày yêu cầu của phương châm lịch sự ? Quan hệ? Cách thức? Lấy ví dụ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Ở những bài trước chúng ta đã tìm hiểu các phương châm hội thoại. Tuy nhiên việc vận dụng các phương châm này cần phải chú ý đến những gì? Chúng ra vào bài học hôm nay. TG THÀY TRÒ NỘI DUNG 7 HOẠT ĐỘNG I I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. - Thông thường câu chào hỏi đó có dùng được không? Vì sao? - Trong tình huống này, nhân vật chú rể làm như vậy có đúng không? Vì sao? 1. Ví dụ: Chào hỏi - Thông thường câu chào hỏi: “Bác làm việc có vất vả lắm không” – câu chào hỏi lịch sự, thể hiện sự quan tâm - Trong tình huống này, nhân vật chú rể đã quấy rối, gây phiền hà. 2. Ghi nhớ: sgk trang 36. 1. Ví dụ: Chào hỏi - Thông thường, câu chào hỏi này là lịch sự. - Tình huống này là quấy rối, gây phiền hà. 2. Ghi nhớ: sgk trang 36. 20 HOẠT ĐỘNG II II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. - Cho học sinh xem lại các ví dụ ở các tình huống giao tiếp. - Vi phạm PCHT nào? - Tại sao người ta phải trả lời như vậy? - Tại sao bác sĩ vi phạm PCHT? - Lấy ví dụ tương tự? Thảo luận: 4phút Câu “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” có vi phạm PC về lượng không? Vì sao? Tìm câu nói tương tự? Trong giao tiếp có phải lúc nào cũng phải tuân thủ PCHT không? Cho đọc ghi nhớ SGK 1. Ví dụ 1: Trừ tình huống trong phần học về phương châm lịch sự còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại. 2. Ví dụ 2: - Không đáp ứng nhu cầu thông tin. - Vi phạm phương châm về lượng vì không cung cấp đủ thông tin. - Vì người nói không biết chính xác thông tin. - Để tuân thủ phương châm về chất, nên trả lời một cách chung chung: Đâu khoảng đầu thế kỷ XX. 3. Ví dụ 3: - Bác sĩ có thể không nói thật về tình trạng sức khỏe bệnh nhân – không tuân thủ phương châm về chất. - Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc. 4. Ví dụ 4: - Câu nói: “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”. Hiểu nghĩa hàm ý thì câu nói vẫn đảm bảo phương châm về lượng. - Nghĩa câu trên là: tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích. Nhằm răn dạy mọi người không nên quá chạy theo đồng tiền. - Câu nói: “chiến tranh là chiến tranh; nó vẫn là nó; nó là con của bố nó mà …” 5. Ghi nhớ: SGK trang 37. 1. Ví dụ 1: Trừ tình huống trong phần học về phương châm lịch sự. 2. Ví dụ 2: - Vi phạm phương châm về lượng. - Để tuân thủ phương châm về chất, nên trả lời một cách chung chung. 3. Ví dụ 3: Bác sĩ – không tuân thủ phương châm về chất. 4. Ví dụ 4: - Đảm bảo phương châm về lượng. - Nghĩa là: tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích. 5. Ghi nhớ. 10 HOẠT ĐỘNG III III. Luyện tập. Cho HS trả lời theo gợi ý của SGK - Phân tích PCHT của bố. - Thái độ của khách đến nhà. - Vi phạm PCHT nào? 1. Bài tập 1. Bố không tuân thủ phương châm cách thức. Vì bé 5 tuổi không biết chữ. 2. Bài tập 2. - Thái độ của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự. - Tình huống này, khách đến nhà mà không chào hỏi gì mà tỏ ra giận dữ như vậy là không chính đáng. 3. Củng cố: 3p. - Nhắc lại nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: Xưng hô trong hội thoại. Tiết 14, 15 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 MỤC TIÊU: Có ý thức và biết sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp NT trong việc tạo lâp văn bản thuyết minh. 1. Kiến thức: - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh -
File đính kèm:
- Tuần 3.doc