Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - Năm học 2013 - 2014
Tập làm văn: Hướng dẫn HS tự học:
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức:
- Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phảm tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc - hiểu văn bnả rự sự hiệu quả.
3. Thái độ:
- Nhập vai phù hợp – Kể chuyện có hiệu quả.
C. PHƯƠNG PHÁP-KTDH:
- Vấn đáp, đàm thoại, giảng bình kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
- Ở các lớp 6 ,7, 8 chúng ta đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể, trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự, cụ thể
Thu gặp cha? ? Bé Thu tròn mắt nhìn. Đó là đôi mắt nhìn như thế nào?( Mở to không chớp, biểu lộ sự ngạc nhiên ) ? Bé Thu vụt chạy và kêu thét- Đó là những cử chỉ như thế nào? - HS: Nhanh , mạnh, biểu lộ ý muốn cầu cứu. ? Những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện cảm xúc gì của bé Thu tronglúc này? *Thảo luận nhóm: ? Trong hai ngày đêm tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn ra như thế nào? Nhóm 1 trình bày ? Khi mời ông Sáu vào ăn cơm, bé Thu nói như thế nào? Nhận xét gì về cách nói ấy? ? Trong bữa ăn bé Thu đã có phản ứng gì? - HS: Khi ông Sáu bỏ trứng cá vào chén nó, nó hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Ông Sáu đánh nó, nó sang bà ngoại, khóc. ? Phản ứng đó cho thấy thái độ của bé Thu đối với ông Sáu như thế nào? ? Phản ứng đó có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không ? tại sao? - GV: Phân tích thêm: Nhóm 2 trình bày ? Anh mắt bé Thu ngày ông Sáu đi như thế nào? Điều đó biểu lộ một nội tâm như thế nào? ? Bé Thu phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu nói ‘ Thôi ,ba đi nghe con”? - HS: Nó bỗng kêu thét lên : “Ba..a..ba..a” ,nhanh như sóc, nó thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc. - Nó hôn ba nó. - Ôm chầm lấy ba nó, mếu máo. ? Đó là tâm trạng như thế nào? - GV: Tình yêu nỗi nhớ, niềm ân hận, nuối tiếc của bé Thu bị dồn nén lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả ,cuống quýt, mãnh liệt ào ạt. ? Nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên? Từ đó bé Thu hiện lên với tính cách gì trong cảm nhận của em? ? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất chính là đứa con? - HS: Từ tám năm nay ông chưa một lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ. ? Tìm chi tiết miêu tả cảnh ông Sáu lần đầu trông thấy con-lúc ấy tâm trạng của ông như thế nào? ? Hình ảnh ông Sáu khi bị con khước từ được miêu tả như thế nào?Tâm trạng của ông ra sao? ? Từ những biểu hiện đó nỗi lòng của ông được bộc lộ như thế nào ? - HS: Tình yêu thương của người cha trở nên bất lực.Ông buồn vì tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp. - Theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông Sáu ra đi. ? Em nghĩ gì về đôi mắt anh Sáu nhìn con và nước mắt của người cha lúc chia tay? ? Khi ở chiến khu ông Sáu có những suy nghĩ và việc làm như thế nào? ? Những suy nghĩ và việc làm ấy thể hiện tình cảm của ông đối với con như thế nào? *Gv cho hs thảo luận nhóm trong 3p 1.Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa gì? 2.Chủ đề của câu chuyện là gì ? *Các nhóm cùng đưa bảng. Tổng kết: HS suy nghĩ độc lập, Động não viết: -Nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản? * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn luyện tập -1/SGK/203: Thảo luận, phát biểu. -2/SGK/203: Suy nghĩ cá nhân, trả lời bằng phiếu học tập. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ,quê ở An Giang - Từ sau 1954 tập kết ra Bắc, viết văn - Tác phẩm có nhiều thể loại chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. 2. Tác phẩm: - Viết năm 1966 khi tác giả đang ở chiến trường Nam Bộ. - Vị trí đoạn trích : Nằm ở giữa truyện. 3. Đọc – tóm tắt: -Đọc: Theo SGK -Tóm tắt Trước khi chuẩn bị đi tập kết, ông Sáu cùng ông Ba về thăm nhà sau 8 năm xa cách. Những suốt gần 3 ngàyd đêm ở nhà bé Thu 8 tuổi không nhận ông Sáu là cha.Khi nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ở khu căn cứ cách mạng ông Sáu cố công làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng con gái thế những chưa kịp trao cho con gái ông đã bị trúng đạn trong một trận càn. Trước lúc hi sinh ông Sáu chỉ còn sức chỉ chiếc lược trên túi áo cho người bạn (nhờ trao lại cho con gái ông.) * Tình huống truyện. - Ông Sáu về thăm nhà sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu, đứa con gái không nhận ông Sáu là cha. Khi bé Thu nhận cha cũng là lúc ông Sáu phải lên đường . - Ở khu căn cứ cách mạng ông Sáu cố công làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng con gái thế nhưng chưa kịp trao cho con gái ông đã hi sinh trong một trận càn. *Ngôi kể: + Ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật anh Ba. + Tác dụng: Tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu truyện. b. Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm + miêu tả. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật bé Thu: * Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu. - Nghe gọi :Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạnh lùng. - Con bé thấy lạ quá , mặt nó bỗng tái đi, vụt chạy và kêu thét : má, má. => Bé Thu lo lắng và sợ hãi. - Vô ăn cơm - Cơm chín rồi => Nói trống không, không chấp nhận ông Sáu là cha. - Khi ông Sáu bỏ trứng cá vào chén nó ,nó hất cái trứng ra.Ông Sáu đánh nó, nó sang bà ngoại , khóc. => Nó từ chối một cách quyết liệt hơn trước sự chăm sóc của ông Sáu. - Không phải là đứa bé hư vì bé Thu không chấp nhận một người khác với cha mình trong tấm ảnh. => Chứng tỏ tình cảm thương yêu của nó với cha rất sâu sắc. *Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay - Cái nhìn không ngơ ngác, không lạnh lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. => Tâm lí thăng bằng, không còn lo lắng sợ hãi nữa. - Nó bỗng kêu thét lên:“Ba..a..ba..a”, nhanh như sóc, nó thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc. - Nó hôn ba nó - Ôm chầm lấy ba nó, mếu máo => Tình yêu nỗi nhớ, niềm ân hận, nuối tiếc của bé Thu bị dồn nén lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả ,cuống quýt, -Niềm khát khao tình cha của người con thật mãnh liệt. * Nghệ thuật : Miêu tả dáng vẻ, lời nói cử chỉ để bộc lộ nội tâm kết hợp bình luận về nhân vật => Bé Thu: Hồn nhiên chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương. 2. Nhân vật ông Sáu - Từ tám năm nay ông chưa gặp con: - Xuồng chưa cập bến: Nhảy thót lên bờ, Gọi “Thu ! Con.”, vừa bước , vừa khom người đưa tay chờ đón con. => Vui và tin đứa con sẽ đến với mình. - Đứng sững, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy. -> Buồn bã, thất vọng. - Nhìn con, khe khẽ lắc đầu cười. => Tình yêu thương của người cha trở nên bất lực. - Nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, một tay ôm con, một tay lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con => Đó là đôi mắt giàu tình yêu thương và độ lượng, đó là nước mắt sung sướng, hạnh phúc của người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình. - Ở chiến khu: + Ân hận vì đã đánh con, + tự mình làm chiếc lược ngà, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. +Lúc sắp qua đời móc cây lược, nhìn bác Ba hồi lâu. => Nhớ con, giữ lời hứa với con. Ông là người cha có tình yêu thương con sâu nặng. -Nỗi niềm của người cha sâu nặng, thiêng liêng. Bảng phụ - Chiếc lược là một kỉ vật quý giá thiêng liêng, chứa đựng tình cảm sâu nặng của người cha đối với con. - Gợi cho người đọc thấm thía những nỗi mất mát đau thương do chiến tranh gây ra. 3. Tổng kết, ghi nhớ (SGK/157) a. Nghệ thuật: - Tạo tình huống éo le. - Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ. - Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. b. Nội dung-Ý nghĩa: - Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn bởi chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. III.Luyện tập: 1/ HS phân tích. 2/ HS nêu cảm nhận *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: -Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích. -Thấy được tình cảm của 2 nhân vật trong truyện, tìm các chi tiết minh chứng cho tình cảm của mỗi nhân vật. +Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại...cách dẫn gián tiếp): -Đọc lại các bài học: Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. *Rút kinh nghiệm: .... TIẾT 74 Tiếng việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Các phương châm hội thoại. - Xưng hô trong hội thoại - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng: Khái quát một số kiến thức Tiếng việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 3. Thái độ: Giáo dục hs thái độ tích cực trong học tập , chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. B PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luạn nhóm, Kĩ thuật động não. C/ CHUẨN BỊ : GV : Soạn giáo án , bảng phụ HS : Ôn tập , soạn bài ở nhà D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15p ( bài viết ). Làm BT 1,2 trang 204 SGK. II.Nội dung bài mới : 1.Giới thiệu bài 2.Triển khai bài Hoạt động của thầy , trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Chúng ta đã học những phương châm hội thoại nào ? Gv cho hs làm việc theo nhóm, 5 nhóm nêu 5 nội dung : 5 phương châm hội thoại, lấy ví dụ minh hoạ. Các nhóm trình bày vào phiếu học tập, dán lên bảng, trình bày Các nhóm nhận xét lẫn nhau Hãy kể một tình huống giao tiếp có vi phậm phương châm hội thoại ? Hs : Gv lấy ví dụ, yêu cầu hs phân tích Hs : Vi phạm p/c quan hệ. Hoạt động 2 Nêu các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt ? Hs : Cách sử dụng những từ ngữ xưng hô như thế nào ? Hs : Em hiểu phương châm“ Xưng khiêm , hô tôn ” là như thế nào ? Hs : Lấy ví dụ minh hoạ cho phương châm trên ? Hs : Gv cho hs thảo luận mục 3.Vì sao trong Tiếng Việt , khi giao tiếp , người nói phải hết sức chú ý lựa chon từ ngữ xưng hô ? Hs : Thảo luận nhóm Trong TV, Khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô: -Từ ngữ xưng hô trong TV phong phú ( Gia đình, nghề nghiệp chức vụ, tên riêng) -Mỗi từ xưng hô thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ người nói- người nghe. Thảo luận sau 3p đại diện các nhóm trình bày, nhận xét , bổ sung Hoạt động 3: Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp có gì khác nhau ? Hs : - Trong lời thoại ở đoạn trích nguyên văn: vua Quang Trung xưng "Tôi " (ngôi thứ nhất ), Nguyễn Thiếp gọi vua là "Chúa công "(ngôi thứ hai ) - Trong lời dẫn gián tiếp :Người kể gọi vua Quang Trung là "nhà vua ", "vua Quang Trung " (ngôi thứ ba ) Gv cho hs làm BT 2 ở SGK.Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn trực tiếp Hs :
File đính kèm:
- Giaoa an ngu van 9.doc