Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14

I. Mục tiêu

Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I

1. Kiến thức

- Các phương châm hội thoại.

- Xưng hô trong hội thoại.

- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

2. Kỹ năng

Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

3. Thái độ

Tích cực ôn tập kiến thức và thực hành.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên. Giáo án

2. Học sinh. Soạn bài.

III. Phương pháp. Đàm thoại, nêu vấn đề, gợi mở

IV. Tiến trình giờ dạy.

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quan Thanh sẽ bị dẹp tan.
b. Từ ngữ thay đổi”
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp.
Từ xưng hô
- Tôi – ngôi thứ nhất
- Chúa công – ngôi thứ 2
- Nhà vua – ngôi thứ 3
- Vua Quang Trung – ngôi thứ 3
Từ chỉ địa điểm
Đây 
(tỉnh lược)
Từ chỉ thời gian
Bây giờ
Bấy giờ
Củng cố: 3P
Nhắc lại nội dung bài ôn?
Dặn dò.1P
- Học nội dung ôn tập, làm bài tập.
- Chuận bị: Kiểm tra Tiếng Việt. 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 12/11/2013
Tiết thứ: 63
 Ngày dạy: 18/11/2013
Bài: 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu
Nhận định, đánh giá, phân tích các các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp gián tiếp.
1. Kiến thức
	- Trình bày khái niệm và xây dựng đoạn văn.
	- Đặt các tình huống giao tiếp và xử lý.	
2. Kỹ năng
	- Phân tích được ngôn ngữ.
	- Làm bài và trình bày bài.
3. Thái độ: nghiêm túc, tích cực, độc lập làm bài.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên. Giáo án
Học sinh. Hoc các nội dung đã ôn.
III. Phương pháp: quan sát.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: kiểm tra sĩ số. 1p
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
 a. Giới thiệu: Qua quá trình học tập phân môn Tiếng Việt, hôm nay chúng ta làm bài kiểm tra để đánh giá việc học tập của các em.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: GV phát đề cho HS
Hoạt động 2: GV quan sát, HS làm bài
Hoạt động 3: Thu bài
MA TRẬN ĐỀ
 Mức độ
Lĩnh vực nội dụng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL 
Các phương châm hội thoại 
1
2,0
1
2,0
Sự phát triển từ vựng
1
2,0
1
2,0
Thuật ngữ
1
2,0
1
2,0
Trau dồi vốn từ
1
2,0
1
2,0
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1
2,0
1
2,0
 Toång soá caâu vaø soá ñieåm
2
4,0
2
4,0
1
2,0
5
10,0
Đề 1:
Câu tục ngữ “Ăn cho nên đọi (chén/bát) nói cho nên lời” khuyên chúng ta thực hiện phương châm hội thoại nào? 2,0đ
Câu thơ: 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Từ nào được sử dụng bằng phương thức chuyển nghĩa? Đó là phương thức chuyển nghĩa nào? 2,0đ
Thuật ngữ là gì? Cho ví dụ? 2,0đ
Sửa lỗi diễn đạt trong câu sau? Giải thích tại sao lại có lỗi này?
“Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội” 2,0đ
Viết đoạn văn, chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp? Sau đó viết lại đoạn văn trên bằng lời dẫn gián tiếp? 2,0đ
Đề 2:
Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” khuyên chúng ta thực hiện phương châm hội thoại nào? 2,0đ
Câu thơ: 
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
 (Tố Hữu – Ta đi tới)
Từ nào được sử dụng bằng phương thức chuyển nghĩa? Đó là phương thức chuyển nghĩa nào? 2,0đ
Trình bày phương châm về lượng? Cho ví dụ? 2,0đ
Sửa lỗi diễn đạt trong câu sau? Giải thích tại sao lại có lỗi này?
“Các nhà bác học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm” 2,0đ
Viết đoạn văn, chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp? Sau đó viết lại đoạn văn trên bằng lời dẫn gián tiếp? 2,0đ
Củng cố: nhắc nhở thái độ làm bài.
Dặn dò: Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 12/11/2013
Tiết thứ: 64,65
 Ngày dạy: 22/11/2013
Bài: 
LÀNG
 Kim Lân
I. Mục tiêu:
- Trinh bày về tác giả Kim Lân – một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
- Nhắc lại được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tình yêu nước, trân trọng tình cảm, thái độ người dân.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mơe, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 1P
Kiểm tra: 7P
Nêu nội dung bài Ánh trăng, em có suy nghĩ gì về đạo lý ở đời?
Bài mới:
Giới thiệu: 1P
Ta đi ta nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dâm tương
Tình yêu quê hương đất nước luôn khắc ghi trong tâm hồn người Việt Nam. Nhưng ở người dân trong kháng chiến thi người ta bộc lộ tình cảm với làng quê như thế nào. Ta tìm hiểu tác phẩm Làng của Kim Lân.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 25P
- Giới thiệu cách đọc: thể hiện được tâm trạng của nhân vât.
- Giáo viên tóm tắt phần đầu và đọc mẫu một đoạn?
 - Cho học sinh đọc phần chữ to
? Cho HS giới thiệu:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả?
+ Tên 
+ Quê 
+ Sự nghiệp
+ Phong cách
- Gới thiệu tác phẩm?
+ Xuất xứ
+ Thể loại
- Các từ khó SGK
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả: Kim Lân (1920 – 2007)
- Tên: Nguyễn Văn Tài 
- Quê: Từ Sơn – Bắc Ninh.
- Sự nghiệp:
+ Là nhà văn từ trước cách mạng tháng Tám 1945.
+ Được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2001.
- Phong cách: Chuyên viết chuyện ngắn, rất am hiểu cuộc sống nông thôn
b. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: ra đời vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng trên tạp chí Văn nghệ 1948.
- Thể loại: truyện ngắn.
c. Từ khó: SGK.
HOẠT ĐỘNG II 50P
Cho HS tóm tắt đoạn trích:
- Ông hai ở nơi tản cư?
- Ông Hai nghe tin làng mình theo giặc?
- Tâm trạng ông Hai khi về nhà?
- Ông Hai quyết định làm gì?
- Ông Hai làm gì khi biết sự thật về làng?
Giáo viên nhận xét kêt quả của học sinh.
Hết tiết 1
? Tác giả đặt nhân vật vào tình huống nào?
Khi ra khỏi phong thong tin?
Khi nghe người ta kháo chuyện làng Chợ Dầu theo giặc?
Khi ông về nhà, ông nghĩ gì?
? Nhận xét cách xây dựng tình huống truyện của tác giả?
Khi nghe tin làng theo giăc: 
- Quan điểm của ông Hai giữa yêu làng và yêu nước ntn?
- Lời nói nào chứng tỏ nỗi đau của ông Hai?
Ông Hai rơi vào tinh thế nào khi người ta biết tin làng ông theo giặc?
- Trước nỗi đau ông Hai thổ lộ với con điều gì? Qua đó ta thấy điều gì ở người dân?
- Khi biết sự thật về làng, ông Hai có thái độ gì?
Qua sự việc trên, ta thấy ở người nông dân này có tình cảm gì? 
Nêu các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để xây dựng truyện?
Nêu nội dung tác phẩm?
Cho HS đọc ghi nhớ SGK
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tóm tắt: 
 Gia đình ông Hai và nhiều gia đình khác vâng theo chính phủ đi tản cư. Ông hay khoe cái làng Chợ Dầu của ông, đó là làng kháng chiến. Một lần đi đọc báo ở phòng thông tin, vô cùng phấn chấn vì ta thắng liên tục trên chiến trường, khi ra về, ông nghe tin làng theo giặc. Ông đau khổ vô cùng, ra ngoài không dám ngẩng mặt nhìn ai. Ông chỉ biết nói một mình và tâm sự với thằng con út rằng ông vẫn yêu làng yêu nước, một lòng đi theo kháng chiến, theo Bác Hồ… Ông Hai về làng xác minh sự thật: nhà ông bị Tây đốt, mọi người hăng hái kháng chiến. Ông vui vẻ hể hả kể cho mọi người nghe tin đó.
2. Phân tích.
a. Tình huống truyện:
- Ông Hai rất hay khoe về làng Chợ Dầu của mình có tinh thần kháng chiến hăng hái.
- Khi nghe tin cả làng theo giặc “cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.
- Tin ấy ray rứt trong tâm trí ông, đi đâu “cúi gằm xuống mà đi”. Ông sợ ra ngoài, sợ đám đông, sợ lời bàn tán. 
- Ông thương con cái: “chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.
=> Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên. Nỗi đau xót tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
b. Tình yêu làng quê và tình yêu nước của ông Hai.
- Khi nghe tin làng theo giặc:
+ Đặt tình yêu nước lên trên: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thi phải thù”.
+ Đau xót tủi hổ: “Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”
- Tình thế bế tắc: 
+ Mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông.
+ Không nơi nào chứa người làng Việt gian.
+ Không quay về làng: “quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”.
- Trước nỗi đau:
+ Tâm sự với con: “Thế nhà con ở đâu?”, “con ủng hộ ai?
+ Tự an ủi: “Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai”
- Sự thật được phơi bày.
+ Thái độ: “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”.
+ Hành động: Múa tay lên mà khoe với mọi người, nhà ông bị Tây đốt…
=> Tình yêu quê hương đất nước nông nàn, trước sau như một với cách mạng.
3. Tổng kết: 
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả diễn biến tâm trạng qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ.
- Nhân vật điển hình của người nông dân trong kháng chiến.
b. Nội dung:
Diễn tả chân thực và sinh động tình yêu quê, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân.
Củng cố: 5P
Thành công nhất của Kim Lân là gì?
Dặn dò.1P
- Học nội dung bài
- Chuẩn bị: Lặng lẽ Sa Pa.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 12/11/2013
Tiết thứ: 66
 Ngày dạy: 18/11/2013
Bài: 
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
(Tự học có hướng dẫn)
I. Mục tiêu:
- Trình bày được người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện.
- Nhắc được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.
1. Kiến thức:
- Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
3. Thái độ: Tự giác học tập, rèn luyện.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề….
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh (1P)
Kiểm tra: 
Trình bày thế nào là đối thoại, độc thoại, đôc thoại nội tâm.
Bài mới
Giới thiệu
Lời đối thoại độc thoại, đôc thoại nội tâm là của nh

File đính kèm:

  • docTuần 14.doc
Giáo án liên quan