Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1

A. Mục tiêu cần đạt

- Củng cố kiến thức về tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”.

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận.

B. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Củng cố kiến thức cơ bản

- “Phong cách Hồ Chí Minh” là văn bản nhật dụng thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc.

- “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà

- Văn thuyết minh ngắn gọn, hệ thống lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. Tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị, truyền thống và hiện đại.

 

docx8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Hồ Chí Minh: trí tuệ, tâm hồn, lối sống….Sau đó khái quát: Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị, truyền thống và hiện đại.
- Trình bày ngắn gọn ý nghĩa vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh đời sống dân tộc và thế giới: Hiểu về Bác, chúng ta càng thêm tự hào, kính yêu Người. Người chính là tấm gương sống động và thuyết phục nhất về phong cách lối sống. Bài học: luôn biết hòa nhập và tiếp thu văn hóa các nước trong khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Những tình cảm, suy nghĩ riêng của em về cuộc đời sự nghiệp Bác Hồ.
2. Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa và hội nhập với quốc tế thì việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
 Gợi ý: 
Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa và hội nhập với quốc tế thì việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng và có tính thời sự. Chúng ta cần phải thực hiện tốt quan điểm hội nhập chứ không hòa tan. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải đứng trên quan điểm coi trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trên cơ sở tinh hoa văn hóa Việt Nam để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Lấy tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tinh hoa văn hóa Việt Nam. Đây là việc làm không phải dễ dàng, nhất là trong thời đại những thành tựu của khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, con người có thể tiếp thu nhiều tri thức, tìm hiểu nhiều nền văn hóa qua nhiều hình thức khác nhau mà không nhất thiết phải đặt chân đến vùng đất ấy. Vì thế bài học trong “Phong cách Hồ Chí Minh” là một tấm gương về phương diện này. Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho thế hệ trẻ có được bài học sinh động về việc kết hợp tiếp thu văn hóa nhân loại với giữ gìn bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc.
3. Tại sao có thể nói rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống,có khả năng đem lại hanh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác” ( Văn 9, tập 1)
Gợi ý:
-Mặc dù là vị chủ tịch nước nhưng Bác có lối sống giản dị: nơi ở và làm việc đơn sơ, trang phục giản dị, ăn uống đạm bạc. Điều này đã làm cho người viết không dấu nổi sự cảm phục “Quả như một chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”
- Cách sống không chỉ giản dị mà còn vô cùng thanh cao. Cách sống ấy gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và cao hơn nữa, cách sống có văn hóa này đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, như ai đó đã từng nói lên đỉnh cao của sự vĩ đại ta gặp sự giản dị. 
4.Bài tập về nhà:
? Sau khi học xong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em hãy phân tích một cách ngắn gọn sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nét nổi bật của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
Gợi ý:
- Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh được thể hiện ở:
+ Trong cuộc đời bôn ba hoạt động cách mạng của Bác, Người đã đặt chân đến nhiều vùng khác nhau và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây
+ Người đã nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Anh, Nga, Pháp, Hoa…
+ Người trải nghiệm nhiều công việc, làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống.Qua đó Người có dịp học hỏi, tìm hiểu và am hiểu sâu sắc đên mức uyên thâm nhiều nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới.
+ Người chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa, tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp nhưng cũng thẳng thắn phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Đó là thái độ chủ động trong tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
 Tất cả những tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây được Người lĩnh hội, kết hợp với cái gốc văn hóa dân tộc để tạo thành nhân cách Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Nghĩa là Bác tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng không hề làm mất bản sắc văn hóa dân tộc. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
C. Hướng dẫn học:
- Nắm vững kiến thức cơ bản
- Viết bài hoàn chỉnh
- Học thuộc bài 
TUÂN 2 – Tiết 2:
LUYỆN TẬP
 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật.
B. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Củng cố kiến thức cơ bản
3. Bài tập: 
HS chọn một trong hai đề:
1. Thuyết minh về cây lúa Việt Nam
2. Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm giao thông.
Yêu cầu có vận dụng kết hợp một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong bài viết.
Gợi ý:
1.Xác định yêu cầu của đề:
- Văn thuyết minh (vận dụng các PPTM: định nghĩa, giải thích, liệt kê, phân loại…)
- Đối tượng: Cây tre (hoặc mũ bảo hiểm)
- Có vận dụng kết hợp một số biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh…) và miêu tả (hình dáng) trong bài viết.
2. Dàn ý:
A. Mở bài: Giới thiệu đối tượng (cây lúa, mũ bảo hiểm)
B.Thân bài
Có thể để cho đối tượng kể chuyện về mình
Nguồn gốc
VD:+ Mũ bảo hiểm ra đời gần như cùng lúc với sự ra đời của xe máy,mũ bảo hiểm ra đời từ nhu cầu bảo đảm an toàn cho bộ phận đầu của con người.
 + Lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi.
Đặc điểm, cấu tạo đối tượng
VD: 
+ Màu sắc:
+ Hình dáng: hình tròn ôm sát đầu, có loại được khoét lỗ để thông khí tạo cảm gics thoáng mát
+ Cấu tạo chính:
Lớp vỏ bên ngoài: hình cầu nhẵn, thường làm bằng nhựa chịu lực có tác dụng bảo vệ đầu khỏi va chạm, khi va chạm lực sẽ tỏa khắp bề mặt chứ không tập trung tại một điểm
	Lớp nẹp chống va chạm: đươc làm bằng chất Polystyrene dãn nở, hút ẩm làm giảm sự va chạm trên bề mặt, đây là bộ phận quan trọng nhất của mũ , có thể kiểm tra bằng cách dung tay ép mạnh vào nếu lớp móp quá mềm thì không đảm bảo an toàn.
	Quai mũ: giữ cố định mũ trên đầu, đảm bảo không bị rơi mũ khỏi đầu khi bị tai nạn.
+ Khối lượng theo tiêu chuẩn TCVN 5756-2011, quy định khối lượng các loại mũ từ 1-1,5kg.
+ Các nhãn hiệu: nhiều công ty sản xuất mũ bảo hiểm, nhiều nhẵn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam như Apolo, Protec, Hon đa, Amoro…
Tác dụng
VD: Bảo vệ đầu con người tránh sự va chạm các vật cứng
 Giảm chấn thương sọ não (tránh 80%) khi tai nạn giao thông, giảm tỉ lệ chết do TNGT.
 Từ khi có luật bắt buộc đội mũ BH số người chết và chấn thương do TNGT giảm
C. Kết bài:
- Thái độ, trách nhiệm (Sử dụng mũ khi tham gia giao thông)
- Liên hệ thực tế (Mua mũ đúng chất lương; Tuyên truyền đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông )
C. Hướng dẫn học:
- Nắm vững kiến thức cơ bản
- Viết bài hoàn chỉnh
- Học thuộc bài 
TUÂN 2 – Tiết 3:
ÔN TẬP VĂN BẢN ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
A. Mục tiêu cần đạt
- Củng cố kiến thức văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận
B. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Củng cố kiến thức cơ bản
- Ga-bri-en Gác xi a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a(1928-2005), ông là tác giả nhiều tiểu thuyết và truyên ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Mác két là nhà văn nổi tiếng nhất Châu Mĩ La tinh, từng được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học 1982
- Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là VBND thuộc loại nghị luận về một vấn đề thời sự mang tính toàn cầu: Nguy cơ CTHN đang đe dọa an ninh và hòa bình nhân loại.
- Xuất xứ đoạn trích: 8/1986 nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a, Thụy Điển họp lần thứ 2 tại Mê-hi-cô đã ra tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh hòa bình .
Mác két được mời tham dự và tham luận. Đoạn trích tích từ tham luận trên.
- 4 luận điểm:
+ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân 	
+ Cuộc chạy đua CTHN là tốn kém làm mất khả năng để con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Chiến tranh hạt nhân là hành động phi lí đi ngược tự nhiên, con người
+ Đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Đấu tra nh cho một thế giới hòa bình.
- NT: Liệt kê, so sánh, đối lập, lập luận chặt chẽ logich, dẫn chứng phong phú, xác thực cụ thể ; Thái đọ nhiệt tình, ý thưc trách nhiệm.
3. Bài tập:
Số 1: Tại sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lí trí con người mà con đi ngược cả lí trí tự nhiên.
Gợi ý:
 Chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ tiêu diệt hàng triệu người, thậm chí toàn bộ nhân loại. Một người bình thường không ai mong chiến tranh hạt nhân xảy ra. Nói CTHN đi ngược lại ý chí con người là vì thế.Đồng thời với việc hủy hoại tất cả sự sống con người , chiến tranh hạt nhân còn hủy hoại tất cả sự sống trên hành tinh. Như chúng ta đã biết sự sống tự nhiên là kết quả cả mộ quá trình tiến hóa hàng triệu năm triệu năm. Chiến tranh hạt nhân sẽ đẩy quá trình tiến hóa ấy lại điểm xuất phát ban đầu, thậm chí phá hủy cả trái đất, nghĩa là không còn môi trường nào cho sự sống tồn tại. Như vậy chiến tranh hạt nhân là phản quy luật tự nhiên “đi ngược lí chí tự nhiên”
Số 2:Trong tình hình thế giới hiện nay, vấn đề mà Mác-két nêu ra trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”có ý nghĩa nữa không? Tại sao?
Gợi ý:
 Trong tình hình thế giới hiện nay, vấn đề mà Mác-két nêu ra trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” vẫn còn nguyên ý nghĩa. Trong những năm qua thế giới đã có nhiều cố gắng để làm giảm nguy cơ CTHN. Ví dụ như các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân được rất nhiều quốc gia hưởng ứng, hay hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân giữ Liên Xô(Nga) và Mĩ. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là CTHN đã được loại bỏ vĩnh viễn. Thực tế trên thế giới, chiến tranh và xung đột vẫn xảy ra ở nhiều nơi, chủ nghĩa khủng bố đang bùng nổ ở nhiều quốc gia. Do vậy thông điệp của Mác-két vẫn còn nguyên giá trị.
Số 3: Nêu suy nghĩ củ

File đính kèm:

  • docxVAN 92015.docx
Giáo án liên quan