Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 81, 82

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 Hệ thống được những kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã học ở kì I phần thơ hiện đại.

2. Kĩ năng

 Rèn kĩ năng tư duy và kĩ năng hệ thống các kiến thức đã học, kĩ năng viết các đoạn văn.

3.Thái độ

 Có ý thức tìm hiểu, tích lũy các kiến thức đã học trong học kì I thuộc phần thơ và văn hiện đại.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: chuẩn bị nội dung ôn tập

2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)

IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Tổ chức ( 1): Lớp 9a: / 33 ; Lớp 9b: / 32

2. Kiểm tra: Giành cho giờ ôn tập

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động

H Đ1 Khởi động ( 1): bài học hôm nay cô và các em cùng đi ôn lại những kiến thức thuộc phần văn mà các em đã học ở lớp 9. Từ những kiến thức này các em sẽ áp dụng vào việc viết các đoạn văn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 81, 82, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/ 12/ 2013
Ngày giảng: 12/ 12/ 2013
Tiết 81: ôn tập phần văn
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Hệ thống được những kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã học ở kì I phần thơ hiện đại.
2. Kĩ năng
 Rèn kĩ năng tư duy và kĩ năng hệ thống các kiến thức đã học, kĩ năng viết các đoạn văn. 
3.Thái độ
 Có ý thức tìm hiểu, tích lũy các kiến thức đã học trong học kì I thuộc phần thơ và văn hiện đại.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: chuẩn bị nội dung ôn tập
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
Iii. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
iV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức ( 1’): Lớp 9a: / 33 ; Lớp 9b: / 32
2. Kiểm tra: Giành cho giờ ôn tập 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
H Đ1 Khởi động ( 1’): bài học hôm nay cô và các em cùng đi ôn lại những kiến thức thuộc phần văn mà các em đã học ở lớp 9. Từ những kiến thức này các em sẽ áp dụng vào việc viết các đoạn văn.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. Ôn tập
*Mục tiêu
 Hệ thống được những kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã học ở kì I phần thơ và văn hiện đại.
H.Kể tên các tác phẩm thơ hiện đại đã học và cho biết giá trị nội dung và giá trị đặc sắc nghệ thuật?
- HS kể tên các tác phẩm đã học.
- Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc.
- GV chốt nội dung bài học bằng bảng tóm tắt. 
32’
I. Nội dung
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
 Giá trị nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
 Đồng chí
Chính Hữu
 Thơ tự do
Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó, của anh bộ đội cụ Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Từ ngữ, hình ảnh chân thực, gợi tả, cô đọng, hàm xúc, giàu sức khái quát và có ý nghĩa sâu sắc.
 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
Thể thơ tự do
Hình ảnh của những người chiến sĩ lái xe hiên ngang dũng cảm, lạc quan, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, chiến đấu vì Miền Nam, vì sự thống nhất đất nước.
Nhiều chất hiện thực, nhiều câu văn xuôi tạo sự phóng khoáng ngang tàng, nhịp thơ sôi nỏi trẻ trung tràn đầy sức sống.
Đoàn thuyền đánh cá
Cù Huy Cận
Thể thơ tự do
Ca ngợi sự giàu đẹp của biển, sự giàu đẹp trong tâm hồn của những con người lao động tin yêu cuộc sống mới, ngày đêm chạy đua với thời gian để cống hiến, để xây dựng. 
Bằng bút pháp lãng mạn, nhịp điệu thơ khoẻ, đa dạng cách gieo vần biến hoá, sự tượng tưởng phong phú
Bếp lửa
Bằng Việt
Thể thơ tự do
Bài thơ nói về những kỉ niệm rất giản dị gắn bó trong đời sống, tình cảm con người. Tình yêu thương biết ơn với bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương đó cũng chính là khởi đầu của tình người, tình yêu đất nước.
Hình ảnh thơ vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự và bình luận, giọng điệu thơ phù hợp với cảm xúc và suy ngẫm.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
Thơ tự do
 Qua hình ảnh người mẹ Tà Ôi, tác giả thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà.
Hình thức lời ru, giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
ánh trăng
Nguyễn Duy
5 tiếng
Bài thơ như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính, từ đó nhắc nhở chúng ta phải có thái độ sống, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
- Bằng sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình
- Hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng
- Lời thơ ngọt ngào, nhẹ nhàng…
HĐ2. Luyện tập
* Mục tiêu
 Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân.
- Học sinh chuẩn bị viết thời gian 7’
- GV gọi 1-> 2 học sinh trình bày
- GV nhận xét, uốn nắn và cho học sinh nghe đoạn văn mà giáo viên chuẩn bị:
 Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ luôn là hình ảnh đẹp. Cho dù họ ở đâu, làm gì thì ở họ vẫn ánh lên tinh thần lạc quan niềm tin yêu vào cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc. Hình ảnh những người lính “ chân không giày, miệng cười buốt giá” nhưng ở họ tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ…
9’
II. Luyện tập
 Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
4. Củng cố( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung trong tiết ôn tập.
5. Hướng dẫn học bài ( 1’)
- Học sinh tiếp tục về nhà ôn tập phần truyện hiện đại như ôn tập phần thơ
- Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật mà em yêu thích nhất trong phần truyện đã học.
- Tiếp tục lập bảng để ôn tập.
Ngày soạn: 09/ 12/ 2013
Ngày giảng: 12/ 12/ 2013
Tiết 82: Ôn tập phần văn
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Hệ thống được những kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã học ở kì I phần truyện hiện đại Việt Nam và nước ngoài.
2. Kĩ năng
 Rèn kĩ năng tư duy và kĩ năng hệ thống các kiến thức đã học, kĩ năng viết các đoạn văn. 
3.Thái độ
 Có ý thức tìm hiểu, tích lũy các kiến thức đã học trong học kì I thuộc phần thơ và văn hiện đại.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: chuẩn bị nội dung ôn tập
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
Iii. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
iV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức ( 1’): Lớp 9a: / 33 ; Lớp 9b: / 32
2. Kiểm tra: Giành cho giờ ôn tập 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
H Đ1. Khởi động ( 1’)
 Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập tiếp các truyện hiện đại để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của chúng. Từ đó các em có thêm kiến thức để làm tốt các bài kiểm tra và viết các bài tập làm văn.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. Ôn tập
* Mục tiêu
 Hệ thống được những kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã học ở kì I phần truyện hiện đại Việt Nam và nước ngoài.
H. Hãy cho biết trong chương trình ngữ văn 9 các em được học bao nhiêu tác phẩm truyện hiện đại?
- HS kể tên, HS và GV nhận xét, bổ sung nếu thiếu.
H. Tên tác giả và nội dung và nghệ thuật của từng văn bản?
- HS tiếp tục trả lời.
- HS và GV nhận xét bổ sung.
32
I. Ôn tập
Tên văn bản
Tác giả
Phương thức biểu đạt
Giá trị nội dung
đặc sắc nghệ thuật
Làng
Kim lân
Tự sự
 Tình yêu làng quê và lòng yêu nước tha thiết của ông Hai gắn liền với niềm vui, nỗi buồn, sướng khổ của ông trong quá khứ và trong hiện tại
 Xây dựng tình huống truyện, khắc hoạ diễn biến tâm lí nhân vật thành công. ngôn ngữ nhân vật được miêu tả nhuần nhị, lời nói độc đáo.
 Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
Tự sự
Ca ngợi nét sống đẹp của một con người lao động mới, cống hiến cho đời một cách lặng lẽ, những con người có lí tưởng sống đẹp chấp nhận vị trí công tác khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ
Tình huống truyện hợp lí, kể tự nhiên, truyện có nhiều chi tiết thực, kết họp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Chiếc lược ngà 
Nguyễn Quang Sáng
Tự sự
Truyện diễn tả cảm động tình cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh,qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc.
Xây dựng cốt truyện chặt chẽ có nhưng yếu tố bất ngờ nhưng họp lí. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật và khắc học tâm lí.Lựa chọn nhân vật kể thích hợp. 
Cố hương
Lỗ Tấn ( nhà văn Trung Quốc)
Tự sự
Thông qua chuyến về quê lần cuối của nhân vật tôi, nhưng rung cảm của nhân vật tôi trước sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả đã phản ánh thực trạng xã hội PK đương thời. Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi
 cho người nông dân của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Bố cục chặt chẽ, sử dụng các thủ pháp nghệ thuậthồi ức hiện tai, đối chiếu, đâu cuối tương ứng.
HĐ3. Luyện tập
* Mục tiêu
 Trình bày được một số tình huống truyện và phát biểu cảm nghĩ về tình huống đó
H. Cho biết tình huống truyện trong bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
- Hs nêu các tình huống.
+ Khi ông Sáu về thăm nhà bé Thu không nhận ông là Ba, ngày ông trở về chiến khu bé Thu đột ngột nhận ông là Ba
+ ở chiến khu ông dồn hết tình cảm làm một chiếc lược tặng con những ông đã hi sinh trước khi nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho bác Ba nhờ đưa tận tay cho bé Thu.
- Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về tình cha con trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
9’
II. Luyện tập
 Nêu tình huống truyện trong văn bản : “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và phát biểu cảm nghĩ của em về tình huống đó.
4.Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp.
5.Hướng dẫn học tập( 1’)
- Học sinh về nhà học bài, tiếp tục ôn tập và viết các đoạn văn.
- Chuẩn bị bài: Xem lại kiến thức phần văn và Tiếng Việt trong tiết kiểm tra 74, 77 
- Tiết sau trả bài kiểm tra

File đính kèm:

  • docTiet 81+ 82.doc
Giáo án liên quan