Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 73, 74

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Cảm nhận đượcc giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.

 - Biết trân trọng tình cảm gia đình và tình yêu đất nước sâu sắc.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Nhân vật, s ự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện chiếc lược ngà.

 - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

 - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

b.Kĩ năng

 - Biết đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 73, 74, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cách tiến hành
- GV nêu yêu cầu đọc: Đọc diễn cảm thể hiện tình cảm cha con ông Sáu
 Chú ý đọc những đoạn đối thoại cần diễn cảm đúng tâm trạng của nhân vật.
- 2 HS đọc, GV nhận xét và uốn nắn.
- GV gọi 1 HS tóm tắt văn bản
 Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm con. Bé Thu không nhận ba nó vì vết sẹo dài trên mặt làm cho ông không còn giống với người trong ảnh chụp mà em biết. Mặc dù tìm hết cách để gần gũi con nhưng con bé vẫn không chụi. Khi con bé nhận ra ba thì cũng đã đến lúc chia tay. ở căn cứ ông Sáu dồn hết tình cảm và tâm trí để làm chiếc lược ngà dành tặng con gái, nhưng trong một trận càn ông Sáu đã hi sinh trước khi hi sinh ông còn kịp trao chiếc lược cho ông Ba và nhờ ông đêm về trao tận tay con gái.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
Tham gia kháng chiến chống Pháp, 1954 tập kết ra bắc, viết văn. Kháng chiến chống Mĩ ông về Nam tiếp tục kháng chiến và viết văn.
H. Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
- Viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Mĩ
- Đọc trích nằm ở phần giữa của truyện.
H.Trong các chú thích trên chú thích nào khó và quan trọng? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm bàn 1’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GVchốt
H. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất 
- Tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu chuyện.
H*. Tình huống nào bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? 
- 2 tình huống.
+ Tình huống1: Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm, con không nhận cha, khi con nhận ra thì cha phải đi.
+ Tình huống 2: ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình thương yêu và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
- Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha, thì tình huống 2 lại bộc lộ sâu sắc tình cảm của người cha đối với con.
H Đ3. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 - Nhận biết và cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 - Hiểu được sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
* Cách tiến hành
Gv: Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm nổi nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con 
H.Hãy tìm chi tiết thể hiện tâm trạng của bé Thu trước khi nhận cha?
- Nghe gọi giật mình- tròn mắt nhìn
- Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên 
H. Sự xuất hiện của ông Sáu khiến bé Thu có phản ứng như thế nào?
-Sự xuất hiện của ông Sáu khiến bé Thu ngờ vực. Nó sợ hãi lảng tránh ông.
H*. Theo em phản ứng của bé Thu trước tình cảm của người cha như vậy có đáng trách không? vì sao?
- Sự ương ngạnh của bé Thu là hoàn toàn không đáng trách.trong hoàn cảnh xa cách và cách trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để hiểu được sự khắc nghiệt của cuộc sống, nó không tin ông Sáu là ba vì trên mặt ông Sáu có vết thẹo, khác với hình mà ba má nó đã chụp chung.
H. Sau mấy ngày ở nhà thái độ của bé Thu có thay đổi không tìm chi tiết?
- Anh vỗ về con bé đẩy ra
- Anh mong nó gọi ba: con bé chẳng gọi
- mẹ bảo gọi ba ăn cơm: nó nói trống không
- Nồi cơm to đang sôi: nó không nhờ chắt nước
- Ông Sáu gắp trứng cá cho nó: nó hắt ra
- Ông Sáu tát nó một cái nó bỏ sang nhà ngoại
H. Theo em bé Thu là một em bé như thế nào?
- Gan lì, ương ngạch, cương quyết
H*.Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở phần này và tác dụng?
I/ Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc và kể tóm tắt.
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả: 
- Nguyễn Quang Sáng (1932)
- là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ và sau hòa bình ( 1975)
b. Tác phẩm: 
+ Chiếc lược ngà viết năm 1966.
+ ví trí của đoạn trích: nằm ở phần giữa của truyện.
b.Các chú thích khác: 2, 3, 4.
II/ Tìm hiểu văn bản
1.Tình cảm của bé Thu đối với cha
a/ Thái độ của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là ba.
 Tạo tình huống truyện éo le tác giả cho thấy Bé Thu là một em bé có cá tính mạnh mẽ tình cảm sâu sắc từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình
4.Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài
H.Thái độ của bé Thu trước khi nhận ra ba được thể hiện như thế nào?
( HS trả lời => Gv chốt)
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học bài theo nội dung học ở tiết 1
- Chuẩn bị phần còn lại trong sgk
Ngày soạn: 29/ 11/ 2013
Ngày giảng: 03/ 12/ 2013
Bài 15, tiết 74
Văn bản: Chiếc lược ngà ( tiếp theo)
Nguyễn Quang Sáng
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Cảm nhận đượcc giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
	- Biết trân trọng tình cảm gia đình và tình yêu đất nước sâu sắc.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
 - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2.Kĩ năng
 - Biêt đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: bài soạn
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1.Tổ chức: ( 1’) lớp 9a:../ 33 ; lớp 9b:.../ 32
2.Kiểm tra:( 5’) 
H. Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ra Ba như thế nào?
Trả lời
 Bé Thu là một em bé có cá tính mạnh mẽ tình cảm sâu sắc từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1. Khởi động ( 1’)
 Sau nhiều năm xa cách nay được gặp lại con ông Sáu vô cùng mừng vui nhưng đáp lại tình cảm của người cha, đứa con lại thờ ơ, lạnh nhạt coi ông như người xa lạ Vậy khi nào bé Thu mới biét rằng đây chính là cha của em chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp văn bản .
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung 
 HĐ2.HDHS tìm hiểu văn bản (tiếp)
GV: - Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đột ngột thay đổi hoàn toàn.
H. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả về thái độ và hành động của Thu?
- nó gọi “ ba”, “nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “ nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo…” “ hai tay nó xiết chặt lấy cổ…dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ của nó run run.”
H*. Vì sao thái độ của Thu lại có sự thay đổi đột ngột như vậy?
Trong đêm bỏ về bà ngoại Thu được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi, sự nghi ngờ bấy lâu trong nó đã được giải toả và Thu đã nảy sinh ra một trạng thái như là ân hận, hối tiếc. “ nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.”
H.Em có nhận xét gì về tâm trạng củaThu lúc này?
H. Thái độ và tình cảm của tác giả cũng như người đọc lúc này?
 - Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.
H*. Qua tìm hiểu những biểu hiện tình cảm của Thu đối với cha em có nhận xét chung gì nghệ thuật xây dựng truyện của tác giả và qua đó bộc lộ những nét tính cách như thế nào của bé Thu?
H. Lần đầu tiên sau 8 năm trở lại thăm nhà nhìn thấy con thái độ của ông Sáu như thế nào
Thuyền chưa cập bến ông đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa giơ tay đón con
H. Ông Sau đã nhận được tình cảm đáp lại của con như thế nào?
- Đầu tiên là sự hẫng hụt và buồn bã khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy.
H. Những ngày ở nhà thái độ của ông Sáu đối với con ra sao?
- hai ngày tìm cách vỗ về gần gũi nhưng con bé vẫn cứng đầu, không chụi gọi một tiếng là ba.
- không kìm được móng giận đánh con.
H.Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của ông Sáu khi bé Thu không nhận ông là Ba?
→ rõ ràng nhưng ngày anh Sáu về phép anh bị đặt vào tình cảnh hết sức éo le buồn vì sự xa cách của đứa con
 GV: điều mà anh không ngờ và không biết tìm cách nào giải toả nếu như không có chuyện va chạm trong bữa cơm để con bé trở về bên ngoại.
H. Tình cảm anh Sáu đối với con sau chuyến về phép diễn ra qua các chi tiết nào?
- Nỗi ân hận day dứt vì trót lỡ đánh mắng con
- những đêm rừng nằm trên võng nhớ con anh cứ ân hận, nỗi khổ tâm cứ giày vò anh.
- lời dặn của đứa con ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba…
H. Em có nhận xét gì về những chi tiết này?
- Những chi tiết chân thực bộc lộ rõ tình cảm , cảm xúc của người cha lúc xa con. Càng nhớ thương còn càng ông càng xót xa ân hận vì lỡ đánh con và lời dặn của đứa con cứ vang lên trong tâm khảm khiến ông trăn trở không yên
H. Khi tìm được khúc ngà voi, ông Sáu có những biểu hiện tình cảm, cảm xúc như thế nào? tìm những chi tiết đó?
- Khi tìm được khúc ngà ông vô cùng sung sướng dồn hết tâm trí và công sức vào làm chiếc lược, chiếc lược đã trở thành vật quý giá và thiêng liêng đối với ông Sáu.
- “ những lúc rỗi anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc, trên sống lưng có khắc hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét, yêu nhớ tặng Thu con của ba”
H*. Vì sao ông Sáu lại có cảm xúc như vậy?
- Vì nó đã làm giúp ông dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con.
- HS đọc đoạn “ nhưng rồi một chuyện không may xảy ra…” đến hết.
 Gv: Trong một trận càn ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao chiếc lược ngà cho người con gái bé bỏng
H. Có ý kiến cho rằng đây là đoạn văn xúc động nhất trong đoạn văn này em có đồng ý không? vì sao?
- HS thảo luận nhóm, các nhóm báo cáo, HS 
- GV chốt kién thức
 Chiến tranh luôn đồng nghĩa với đau thương mất mát, nhưng điều quý giá nhất trong cái mất mát đó là tình cha con muôn thuở có tính nhân bản bền vững, vừa cho thấy nỗi đau c

File đính kèm:

  • doc73+74.doc