Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 7: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

I.Mức độ cần đạt:

- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.

- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1. Kiến thức

- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

2. Kĩ năng

Đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.

III Chuẩn bị

1. Gv:

- Theo dõi tình hình thời sự hàng Ngày soạn qua ti vi, báo chí, lưu ý những sự kiện quan trọng, ghi chép tóm tắt và liên hệ với bài học.

- Sưu tầm hình ảnh bom hạt nhân, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hoặc tầu ngầm trang bị hạt nhân.

2. Hs: Chuẩn bị bài, đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong sgk.

 

docx6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 10577 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 7: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tranh hạt nhân.
- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng
Đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
III Chuẩn bị
1. Gv:
- Theo dõi tình hình thời sự hàng Ngày soạn qua ti vi, báo chí, lưu ý những sự kiện quan trọng, ghi chép tóm tắt và liên hệ với bài học.
- Sưu tầm hình ảnh bom hạt nhân, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hoặc tầu ngầm trang bị hạt nhân.
2. Hs: Chuẩn bị bài, đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong sgk.
IV Tiến trình lên lớp
1.Ổn định
2. KTBC : 
Chỉ ra hệ thống luận điểm và luận cứ của văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ? 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 	 Qua việc ktbc gv giới thiệu vào bài mới 
 Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2
? Hãy nhận xét cách mở đầu của tác giả?
? Để cho thấy tình cảm hiện thực và khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thể nào?
? Cách vào đề và những chứng cứ đó đã có tác dụng như thế nào?
? So sánh nào đáng chú ý nhất ở đoạn này? 
- Nếu có thể so sánh thêm, có thể nói nguy cơ chiến tranh hạt nhân cũng như động đất sóng thần vừa qua, trong 1 phút có thể biến những dải bờ biển mênh mông tươi đẹp của 5 quốc gia Nam Á và thành đống hoang tàn, cướp đi 155.000 người trong khoảnh khắc. 
(Điều đáng nói là không có ngành khoa học và công nghiệp nào có những tiến bộ nhanh chóng vượt bậc như ngành công nghiệp và khoa học nguyên tử hạt nhân từ khi nó ra đời. Nhưng những người chủ của nó, người sáng tạo ra nó lại sử dụng vào mục đích chiến tranh thì chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả huỷ diệt tất cả. May thay, điều đó chưa xẩy ra; nhưng đó là cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng. Chỉ cần ấn nút trên bảng phím là tất cả thành cái chết và sự huỷ diệt. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng: trong thời đại hiện nay, đó là nguy cơ, là thảm hoạ tiềm tàng ghê gớm nhất, kinh khủng nhất do con người có thể gây ra, và thực tế đã gây ra một phần ở Nhật Bản năm 1945. Nhưng tại sao, kể cả những cái đầu hiếu chiến nhất, cũng vẫn chưa dám và không dám sử dụng vũ khí hạt nhân hàng loạt, chưa dám cả gan gây ra cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực? Bởi vì khó tránh khỏi cảnh cả đôi bên cùng chết. Thế giới sẽ chỉ còn là 1 đống hoang tàn, mất hết dấu vết của sự sống sau một vài cái ấn nút điên rồ. Nên chủ yếu các bên, các nước tập trung vào việc chạy đua tàng trữ, phát triển vũ khí hạt nhân để rồi đối đầu, răn đe, đối trọng, thách thức với nhau, dằn mặt nhau, hù doạ, ép buộc nhau mà thôi! Nhưng như vậy càng làm cho thế giới biến thành kho chứa thần chết, Ngày soạn càng tích tụ và tiềm tàng hiểm hoạ, và đặc biệt là quá trình chạy đua vũ trang đã và đang vô cùng tốn kém và phi lí. Vậy những sự tốn kém, phi lí ấy là gì?)
 Hs đọc phần 2: Nội dung?
? Những chứng cứ nào đã được đưa ra để nói về cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân là vô cùng tốn kém.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
? Cách lập luận đó có tác dụng gì?
(Tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục. Đây đều là những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cs con người, đặc biệt là với các nước nghèo chưa phát triển. Có những so sánh khiến người đọc phải ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà rất phi lí. Rõ ràng cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân là một việc làm điên rồ, phản nhân đạo. Nó vô cùng tốn kém, đã và đang cướp đi khả năng làm cho đời sống con người có thể tốt đẹp hơn, nhất là đối với các nước nghèo, với trẻ em. Rõ ràng đó là việc đi ngược lại lí trí lành mạnh của con người. Nghệ thuật lập luận của tác giả ở giai đoạn này thật đơn giản mà có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ được.)
HS đọc đoạn: “Một nhà tiểu thuyết…. điểm xuất phát của nó”
? Nội dung?
 ? Lý trí của tự nhiên?
(Lí trí tự nhiên: là quy luật của tự nhiên,lô gic tất yếu của tự nhiên.)
? Để làm rõ luận cứ này tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào?
? Vì sao chiến tranh hạt nhân lại phản tiến hoá, phản lý trí của tự nhiên?
(Tất cả cho thấy, sự sống Ngày soạn nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính bằng hàng triệu năm:
+ Qua 380 triệu năm, con bướm mới bay được 
+ 180 triệu năm bông hồng mới nở
+ Qua 4 thế kỉ địa chất (mỗi kì địa chất dài hàng triệu đến hàng chục triệu năm) con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu.
+ Thế mà, chỉ cần "bấm nút một cái"quá trình vĩ đại và tốn kém đó "trở lại điểm xuất phát của nó", tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên. )
HS đọc đoạn cuối. Nội dung?
? Thái độ của tác giả được thể hiện ở đoạn cuối như thế nào?
? Để kết thúc lời kêu gọi của mình tác giả đã đưa ra điều gì?
(Kết thúc lời kêu gọi, ông nêu ra một sáng kiến đề nghị : "Cần lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai hoạ hạt nhân, để cho nhân loại tương lai biết rằng "sự sống đã từng tồn tại"…, để nhân loại tương lai không thể quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà "giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hoà bình, những lời kêu gọi làm cho cs tốt đẹp hơn"… đẩy nhân dân vào thảm hoạ diệt vong )
? Cách kết thúc đó có ý nghĩa gì?
( Cách nói đặc sắc, độc đáo, một cách kết thúc vấn đề đầy ấn tượng vì khi đã nổ ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu thì còn có nhà băng nào chịu đựng nổi mà không tan biến? lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe doạ cs hoà bình yên vui của các dân tộc và nhân loại. Tức là nhà văn muốn nhấn mạnh: Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án, nguyền rủa đời đời những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân. Đó là ý nghĩa của vấn đề.)
Hoạt động3
Nội dung?
Nghệ thuật?
GV chốt lại mục ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 4
Nội dung cần đạt
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Phân tích các luận cứ
 a, Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên trái đất
- Mở đầu bằng câu hỏi rồi tự trả lời với một thời điểm hiện tại, cụ thể, một con số cụ thể -> gây ấn tượng với người đọc.
- Hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.
- Mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ.
- Có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá huỷ thế cân bằng của hệ mặt trời.
=> Cách vào đề trực tiếp và những chứng cứ xác thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân.
- Để gây ấn tượng mạnh hơn tác giả còn so sánh với :điển tích cổ phương tây- thần thoại Hy lạp: Thanh gươm Đa-mô-clét và "dịch hạch"(lan truyền nhanh và chết người hàng loạt.
b. Chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kỳ tốn kém
Các lĩnh vực đời sống xã hội
Chi phí chuẩn bị ct hạt nhân
1- 100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách, cứu trợ y tế, giáo dục cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới (chương trình UNICEF, năm 1981)
2- Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm và phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ người và cứu 14 triệu trẻ em châu Phi
3- Năm 1985 (theo tính toán của FAO), 575 triệu người thiếu dinh dưỡng
4- Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm
5- Xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. 
1- Gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.IB và 7000 tên lửa vượt đại châu (chứa đầu đạn hạt nhân)
2- Bằng giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ 1986-2000
3. Gần bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX.
4. Bằng tiền 27 tên lửa MX.
5. Bằng tiền đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
 Nhỏ giọt Sẵn sang đầu tư
- Chứng cứ cụ thể, xác thực, các so sánh độc đáo: Chi phí nhằm tạo ra sức mạnh huỷ diệt còn nhiều hơn chi phí để cứu hàng trăm triệu trẻ em nghèo khổ, hàng tỷ người được phòng bệnh và xoá được nạn mù chữ cho toàn thế giới.
=> Làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm của những cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân, sự vô nhân đạo và gợi cảm xúc mỉa mai châm biếm ở người đọc.
c. Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lý trí của con người mà còn đi ngược lại lý trí của tự nhiên.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ sự sống trên trái đất.
- Sự sống Ngày soạn nay trên trái đất là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của tự nhiên. Nếu chiến tranh nổ ra nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá về điểm xuất phát ban đầu.
d. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh cho một thế giới hoà bình.
- Thái độ tích cực.
- Đề nghị: Lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ tồn tại được cả sau thảm hoạ hạt nhân.
=> Nhấn mạnh và lên án các thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
III. Tổng kết
Nội dung
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người và sự sống trên trái đất.Chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém và phi lý. Đấu tranh cho hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp thiết của nhân loại.
 Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ
- Chứng cứ phong phú, xác thực
- Tình cảm chân thành
* Ghi nhớ
SGK trang 21
IV. Luyện tập
 Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn G.G Mác- két.
4.Củng cố: GV củng cố nội dung bài học.
- Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình"?
( Mục đích của tác giả không phải chỉ là chỉ ra nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người, mà còn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Vì thế nhan đề của bài được đặt là "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình".)
- Mác-két đã đấu tranh cho một thế giới hoà bình bằng cách riêng của mình như thế nào? Đọc bài viết này, em nhận thức thêm được điều gì sâu sắc về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người và toàn thể nhân loại. 
(Liên hệ với tình hình thời sự về chiến tranh, xung đột và cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới hiện nay, từ đó rút ra được những bài học cần

File đính kèm:

  • docxTiet 67 DAU TRANH CHO MOT THE GIOI HOA BINH.docx
Giáo án liên quan