Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

 - Có ý thức vận dụng các yếu tố nghị luận trong quá trình tạo lập văn bản tự sự.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Đoạn văn tự sự.

 - Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

b. Kĩ năng

 - Biết viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố lập luận với độ dài trên 90 chữ.

 - Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: chuẩn bị các đoạn văn tham khảo.

2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 61, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/ 11/ 2013
Ngày giảng: 14/ 11/ 2013
Bài 12
Tiết 61: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng
yếu tố nghị luận
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
	- Có ý thức vận dụng các yếu tố nghị luận trong quá trình tạo lập văn bản tự sự.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	- Đoạn văn tự sự.
	- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
b. Kĩ năng
	- Biết viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố lập luận với độ dài trên 90 chữ.
	- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: chuẩn bị các đoạn văn tham khảo.
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1.Tổ chức ( 1’) 
2. Kiểm tra ( không tiến hành kiểm tra đầu giờ giành cho tiết luyện tập)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1. Khởi động (1’)
 Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. HDHS ôn tập
* Mục tiêu
 - Đoạn văn tự sự.
 - Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
* Cách tiến hành
H. Trong văn bản tự sự yếu tố nghị luận được sử dụng có tác dụng gì?
- HS trả lời- GV chốt
HĐ3. HDHS luyện tập
* Mục tiêu
 - Xác định yếu tố tự sự và nghị luận trong một đoạn văn tự sự và nhận xét về vai trò, tác dụng của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn đó.
 - Viết một đoạn văn tự sự và xác định sự việc, thứ tự kể, ngôi kể, người kể…
 + Bổ sung các yếu tố nghị luận cho đoạn văn đã viết.
 + Thay đổi ngôi kể và lựa chọn yếu tố nghị luận phù hợp khi viết một đoạn văn tự sự.
* Cách tiến hành
- HS đọc đoạn văn và nêu yêu cầu bài tập
H. Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? 
- HS trả lời- GV chốt nội dung.
H. Các yếu tố nghị luận ấy có vai trò gì trong việc làm nổi bật nội dung của bài văn?
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý:
 Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?
+ Thời gian
+ Địa điểm
+ Ai là người điều khiển
+ Không khí của buổi sinh hoạt ra sao?
+ Nội dung của buổi sinh hoạt là gì?
 Em đã phát biểu về vấn đề gì? tại sao lại phát biểu về vấn đề đó?
 Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào?
- HS viết đoạn văn 10’
- Gv gọi 2 HS đọc bài viết của mình, GV nhận xét và sửa.
- GV đọc cho HS nghe đọc đoạn văn GV đã chuẩn bị.
 Thứ bảy vừa qua, chi đội em sinh hoạt tại phòng học của lớp như thường lệ. Mai lan, lớp trưởng của lớp điều khiển buổi sinh hoạt. Không khí của buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt. Nam vốn là người ít nói lại không mấy chụi thanh minh cho mình. Một lần Nam mách cô về việc các bạn tự ý bỏ học đi đá bóng. Một số bạn trong lớp đã hiểu lầm Nam. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với cô là việc nên làm. Có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm.
- Cho HS đọc bài văn trong sgk để học sinh tham khảo.
- Sau đó học sinh viết đoạn văn 10’
- GV gọi 1HS đọc, Gv nhận xét và sửa 
 Bố mẹ tôi đều làm ruộng nên ngày ấy nhà tôi nghèo lắm. Bây giờ, bà nội tôi tuy tuổi đã cao nhưng vẫn còn khoẻ mạnh nên thường đỡ đần bố mẹ tôi công việc nội trợ. Bà tôi thường nói “ đối với con người hạt gạo là quý nhất”. Mỗi lần đong gạo ra rá, bà tôi thường đong rất cẩn thận, không để vương vãi một hạt nào ra ngoài. Một lần bà tôi bị mệt nên tôi đã thay bà lo chuyện cơm nước. Khi tôi bê rá gạo ra cửa, chẳng may trượt chân, chỉ có một vài hạt gạo văng ra ngoài. Tôi thản nhiên đi xuống bếp nấu cơm. Xong việc, tôi định bụng chạy lên khoe với bà về sự giỏi giang của mình thì…. Tôi bỗng sững người bà tôi đang chống gậy dò từng bước đẻ nhặt các hạt gạo vương trên đất. Tôi vội chạy lại đỡ bà, nói: “ Bà ơi, có mấy hạt gạo bà việc gì mà bà phải khổ sở thế?” Bà tôi thều thào: “ cháu ơi thóc gạo rất quý nó nuôi sống con người…” lúc ấy tôi mới hiểu suốt một đời lam lũ bà tôi có gì đâu, ngoài những hạt gạo do chính bà làm ra .
10’
31’
I. Ôn tập
 - Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá…
- Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn át tự sự.
II. Luyện tập
1/ Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
* Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn.
Tìm yếu tố nghị luận và cho biết vai trò của yếu tố ấy.
- Trong bài văn yếu tố nghị luận được thể hiện chủ yếu trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản.
- Yếu tố nghị luận giúp cho bài văn thêm sâu sắc, giàu triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
2/ Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
`Bài tập 1: Viết 1 đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt.
Bài tập 2: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
4. Củng cố( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp.
5. Hướng dẫn học bài ( 1’)
- HS về nhà học bài tiếp tục luyện tập viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Soạn bài: Làng
* Đọc và trả lời các câu hỏi sgk

File đính kèm:

  • doctiet 61.doc
Giáo án liên quan