Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Mục tiêu chung

 - Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do.

 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"

 - Có tình yêu quê hương đất nước tinh thần hi sinh cao cả của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 -Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

 - Tình cảm của bà mẹ Tà Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.

 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru tha thiết, trìu mến.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/ 11/ 2013
Ngày giảng: 12/ 11/ 2013
Bài 12
Tiết 58, HDĐT
khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 ( Nguyễn Khoa Điềm)
I.Mục tiêu cần đạt
1.Mục tiêu chung
	- Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do.
	- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"
	- Có tình yêu quê hương đất nước tinh thần hi sinh cao cả của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	-Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
	- Tình cảm của bà mẹ Tà Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
	- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru tha thiết, trìu mến.
b. Kĩ năng
 - Nhận diện được các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
 - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả.
 - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: tranh minh họa trong sgk
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
Iii. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1.Tổ chức: ( 1’) lớp 9a:…/ 33 ; lớp 9b:.../ 32
2.Kiểm tra:( 5’) 
 H. Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bếp lửa” và cho biết nhớ về bà tác giả nhớ về hình ảnh nào ? tại sao tác giả lại hình dung về hình ảnh đó?
- Học sinh đọc thuộc lòng 10 câu thơ đầu của bài thơ.
- Nêu nội dung
+ Nhớ về bà tác giả nhớ về hình ảnh bếp lửa.
+ Bếp lửa là hiện diện của tình bà cháu và bếp lửa là hình ảnh của làng quê Việt Nam.
 - GV gọi HS lên bảng- HS trả lời – GV nhận xét cho điểm.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1. Khởi động ( 1’): Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc biết bao người dân đã hi sinh vì tổ quốc họ đã đóng…
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. Đọc và thảo luận chú thích
* Mục tiêu
 -Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 - Hiêu được một số từ ngữ khó trong văn bản.
*Cách tiến hành
GV hướng dẫn HS đọc 
- 2 HS đọc bài thơ
- GV nhận xét, uốn nắn.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
 - Hs tự tìm trong phần chú thích sao, nêu những hiểu biết của mình Gv nhận xét và nhắc HS về nhà học trong sgk
- HS đọc các chú thích khó trong sgk.
H Đ3. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 - Tình cảm của bà mẹ Tà Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru tha thiết, trìu mến.
* Cách tiến hành
H. Hiện lên ở lời ru thứ nhất hình ảnh người mẹ dân tộc Tà- ôi đang làm gì?
- Mẹ địu con giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.
H. Câu thơ nào theo em hay và xúc động nhất? Vì sao?
- những câu thơ giàu sức gợi cảm:
“ nhịp chày… tim hát thành lời”
H. Những câu thơ trên diễn tả điều gì?
- Những câu thơ vừa tả việc làm và tư thế của người mẹ rất ấn tượngvừa biểu hiện tình cảm xúc động của mẹ với con, với bộ đội cách mạng.
H. Em hiểu gì về công việc của mẹ qua lời thơ “ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka- lưi”
H. hãy tìm hiểu hai câu thơ: “ mẹ đang chuyển lán… trận cuối”
- Mẹ cùng các anh, các chị tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng để chiến đấu lâu dài
H. Em hiểu cái hay và sâu sắc của hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ?
“ Mặt trời của bắp…
 Mặt trời của mẹ…”
- Lời ru thứ hai hiện lên hình ảnh người mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka – Lưi
H. Em hiểu gì về hai câu thơ “ Từ trên lưng mẹ… Trường Sơn”
- Hai câu thơ là sự khái quát bằng hình ảnh nghệ thuật sự thần kì của cuộc chiến tranh chống Mĩ xâm lược
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật tác giả sử dụng trong các câu thơ trên và tác dụng?
H. Qua từng lời ru em thấy tình cảm và mơ ước của bà mẹ đối với A kay- cu Tai như thế nào?
H. Trong lời ru bà mẹ có điều ước gì?
- Có hai điều thương :
 + Thương con
 + Thương bộ đội 
- Có hai điều ước
+ có gạo
+ con mau lớn
H. Vì sao người mẹ chỉ ước gạo trắng và con mình đủ sức vung chày lún sân?
- Vì người mẹ đang mong có gạo để nuôi bộ đội, mong con mau lớn để làm ra lúa gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ.
H. Em nghĩ gì về điều ước này?
- Điều ước chân thật, cao quí vì đó là điều mong mỏi của người mẹ lao động nghèo sẵn sàng hi sinh cho kháng chiến
H. Ngoài tình yêu thương con bà mẹ còn giành tình thương cho ai? Vì sao bà mẹ lại giành tình yêu thương cho đất nước?
- Đất nước đang gian lao vì giặc Mĩ vì thế là người Việt Nam phải đứng lên cầm súng đánh giặc
H. Giành chon tình yêu thương con và yêu thương đất nước bà nẹ ao ước điều gì?
- Đất nước được giải phóng , được ra thăm Bác Hồ
H.Qua tìm hiểu em có nhận xét chung gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng và tác dụng?
HĐ4. HDHS rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
 Trình bày được nội dung và nghệ thuật của văn bản
 Hiểu được ý nghĩa của văn bản
* Cách tiến hành
H. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- HS hoạt động nhóm 4/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
 1 HS đọc ghi nhớ SGK
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
ca ngợi tình cảm tha thiết và cao đẹp của nguời mẹ tà ôi dành cho con và cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến…
7'
25'
5'
I/ Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2 Thảo luận chú thích
a.Chú thích Tác giả, tác phẩm ( SGK)
b. Các chú thích khác: 1, 2
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh người mẹ qua những lời ru
 Bằng nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, hình ảnh người mẹ nghèo nhưng một lòng một dạ theo cách mạng, người mẹ ấy yêu con và cũng nặng tình yêu thương buôn làng, quê hương, bộ đội , khao khát đất nước được độc lập
2/ Tình cảm của người mẹ đối với con 
Bằng lời thơ tha thiết ngọt ngào, với những hình ảnh mới lạ, gợi cảm xúc và liên tưởng tác giả đã dựng lên hình ảnh người mẹ dân tộc vô cùng thương con nhưng cũng vô cùng yêu Tổ Quốc
III/ Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố (1'): GV hệ thống lại bài
5. Hướng dãn học tập(1'):
- Về nhà học bài theo nội dung phân tích tại lớp, học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài: ánh trăng
* yêu cầu: Đọc thuộc long bài thơ, trả lời các câu hỏi trong sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 58a.doc
Giáo án liên quan