Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56: Bếp lửa (Bằng Việt)
I. Mục tiêu cần đạt :
- Cảm nhận được những kỉ niệm về tình bà cháu và tình cảm chân thành của người cháu đối với bà trong bài thơ.
- Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về t/g Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của t/g và hình ảnh người bà giàu đức hi sinh.
- Việc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự, bình luận trong t/p trữ tình.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu bài thơ hiện đại.
- Nhận diện và p/t được các yếu tố biểu cảm, m/tả, tự sự, bình luận trong bài thơ.
- P/t hình ảnh thơ vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, đặt trong tương quan hệ thống.
Ngày soạn: 30/11/2014 Tiết 56: BẾP LỬA (Bằng Việt) I. Mục tiêu cần đạt : - Cảm nhận được những kỉ niệm về tình bà cháu và tình cảm chân thành của người cháu đối với bà trong bài thơ. - Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn. II. Trọng tâm kiến thức 1. Kiến thức - Hiểu biết bước đầu về t/g Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những xúc cảm chân thành của t/g và hình ảnh người bà giàu đức hi sinh. - Việc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự, bình luận trong t/p trữ tình. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu bài thơ hiện đại. - Nhận diện và p/t được các yếu tố biểu cảm, m/tả, tự sự, bình luận trong bài thơ. - P/t hình ảnh thơ vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, đặt trong tương quan hệ thống. III. Chuẩn bị : - GV: Giáo án, đọc các tài liệu liên quan đến bài học - HS: Soạn bài ở nhà. IV. Các hoạt động dạy - học Bước 1: Ổn định lớp: Bước 2: Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận ? Phân tích câu thơ em thích nhất. Bước 3: Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: HS đọc chú thích * SGK. ? Nêu khái quát về tác giả Bằng Việt? ? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Nội dung chính của bài thơ? GV HD đọc-đọc mẫu-HS đọc, NX. ? Em hiểu tnào là “đinh ninh”? Nghĩa trong b/thơ này và nghĩa trong b/thơ “Đêm nay Bác k ngủ” có khác nhau ko? ? Bài thơ là lời của n/v nào, nói về ai và về điều gì? ? H/ảnh bao trùm b/thơ là gì? (bếp lửa) ? Gắn liền với hình ảnh đó là hình ảnh nào? (người bà) ? Xác định thể loại, p/thức biểu đạt của tác phẩm (thơ tự do, b/cảm, tự sự, m/tả). ? Bài thơ chia làm mấy phần? Nd mỗi phần ntn? ? Mạch cảm xúc chính của b/thơ là gì? - Hình ảnh bếp lửa -> gợi kỉ niệm -> từ kỉ niệm cháu suy ngẫm về sự trưởng thành của mình -> hiểu c/đ bà -> cuối cùng gửi mong nhớ tới bà. Hoạt động 3: Gọi HS đọc khổ thơ đầu. HS thảo luận và p/t khổ thơ đầu ? Sự hồi tưởng của người cháu bắt nguồn từ hình ảnh nào? ? Em hiểu ý nghĩa biểu đạt của các từ: chờn vờn, ấp iu, nồng đượm ntn? Gọi HS đọc khổ 2->5 HS thảo luận: ? Những kỉ niệm của người cháu bên bà? ? H/ảnh bếp lửa có ý nghĩa gì trong những kỉ niệm về tình bà cháu? HS đọc "Tám năm dai dẳng". ? P/tích ý nghĩa của tiếng chim tu hú? HS đọc khổ thơ 6 ? Phân tích những câu thơ nói lên sự suy ngẫm về bà và h/ảnh bếp lửa? ? Vị trí, vai trò của người bà, người mẹ trong mỗi g/đ ntn? ? Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại? ? Vì sao t/giả viết "Ôi kì lạ bếp lửa". ? Vì sao ở 2 câu: “Một ngọn lửa ủ sẵn. Một ngọn lửa dai dẳng” t/g dùng từ “ngọn lửa” mà ko nhắc lại “bếp lửa”. “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? ? Khi cháu xa bà, cháu cũng hiểu và nhớ thương bà ntn? Hoạt động 4 ? Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? ? Chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với các y/tố m/tả, tự sự trong b/thơ? ? Bài thơ "Bếp lửa" sâu hơn ý nghĩa nói về bà, tình bà cháu, còn có ý nghĩa gì? - Triết lí thầm kín: những gì thân thiết nhất của t/thơ->toả sáng cả c/đ ? Có người nói rằng: "hình ảnh trong bài thơ là hình ảnh người nhóm lửa, giữ lửa". Em nghĩ gì về nhận xét ấy? Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 5 GV gợi ý HS viết đoạn văn I. Đọc - Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Sinh năm 1941. - Quê ở Hà Tây (Hà Nội). - Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. 2. Tác phẩm: - Sáng tác 1963 khi nhà thơ đang ở Liên Xô, in trong tập thơ Hương cây-Bếp lửa - Tình bà cháu th/liêng và cao đẹp * Đọc. * Từ khó - Đinh ninh *. Bố cục: gồm 4 phần - Khổ 1: H/ảnh bếp lửa gợi kỉ niệm. - Khổ 2->5: Dòng hồi tưởng kỉ niệm với hình ảnh bếp lửa. - Khổ 6: Suy ngẫm về c/đ bà. - Khổ cuối: cháu trưởng thành, đi xa vẫn nhớ về bà. II. Đọc - tìm hiểu chi tiết 1. Hình ảnh bếp lửa - “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” -> H/ảnh gần gũi quen thuộc, gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa -> Khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về tình bà cháu. 2. Kỉ niệm ấu thơ bên bà. + Năm đói mòn đói mỏi. t/thơ g/khổ + Khói hun nhèm mắt. thiếu thốn + Sống mũi còn cay. nhọc nhằn, + Giặc đốt làng cháy tàn... CT ác liệt -> Kỉ niệm về bà và cháu luôn gắn với hình ảnh bếp lửa như tình bà ấm áp. - T/chim tu hú - gợi hoài niệm gợi t/cảm vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu. 3. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. - Suy ngẫm: bà luôn gắn với h/ảnh bếp lửa, ngọn lửa -> ng nhóm lửa luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và toả sáng. + Bà tần tảo, hi sinh, nhẫn nại, chăm chút cho mọi người: "Mấy chục năm Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm" + Bà nhóm lên niềm yêu, n/vui sưởi ấm, san sẻ và còn “nhóm dậy tuổi nhỏ" => ngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng, kỉ niệm ấm lòng, nâng bước cháu trên đường dài - yêu bà - yêu ND. - Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh "bếp lửa" (10 lần) -> Bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng. - Bếp lửa - ngọn lửa => Bà là người nhóm lửa - truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ tiếp nối nhau. - Vì thế khi cháu trthành càng nhớ, thg bà. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Hình tượng "bếp lửa" vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng. - K/hợp m/tả, b/cảm, tự sự, bình luận. - Giọng điệu, thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm. 2. Nội dung: Ghi nhớ SGK-146 IV. Luyện tập Bước 4: Củng cố ? Em cảm nhận ntn về tình bà cháu? Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ - HS thảo luận t/c triết lí trong bài thơ. Đánh giá sự thành công NT x/d hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ. Bước 5: Hướng dẫn học ở nhà. - Học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ********************************
File đính kèm:
- GA Van ban BEP LUA.doc