Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 53
1. Mục tiêu chung
- Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.
- Có ý thức trau dồi vốn từ của mình, vận dụng tốt các biện pháp tu từ trong quá trình nói và viết.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
b. Kĩ năng
- Nhận diện từ tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị từ tượng thanh, từ tượng hình trong các văn bản.
- Nhận diện và vận dụng các phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản cụ thể.
Ngày soạn: 02/ 11/ 2013 Ngày giảng: 05/ 11/ 2013 Bài 11- Tiết 53 Tổng kết về từ vựng ( Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng) I. Mục tiêu cần đạt 1. Mục tiêu chung - Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương. - Có ý thức trau dồi vốn từ của mình, vận dụng tốt các biện pháp tu từ trong quá trình nói và viết. 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. - Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật. b. Kĩ năng - Nhận diện từ tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị từ tượng thanh, từ tượng hình trong các văn bản. - Nhận diện và vận dụng các phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản cụ thể. II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng giao tiếp 2. Kĩ năng xác định giá trị 3. Kĩ năng tư duy logic 4. Kĩ năng quản lí thời gian III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: bảng phụ 2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ) V. Các bước lên lớp 1. Tổ chức ( 1’): Lớp 9a: / 33 ; Lớp 9b: / 2. Kiểm tra: ( giành cho giờ ôn tập) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động H Đ1. Khởi động ( 1’) ở lớp 6 các em đã học từ tượng thanh và từ tượng hình một số biện pháp tu từ ngày hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại nội dung kiến thức trên để giúp các em học và vận dụng tốt hơn trong quá trình nói và viết Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung HĐ1. Ôn tập * Mục tiêu - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. - Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật. *Cách tiến hành H. Nhắc lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình? Lấy VD? - HS trả lời, HS và GV nhận xét - HS bổ sung vào vở. HS đọc và nêu yêu cầu bài tập - HS giải bài tập - HS và GV nhận xét chữa HS nêu yêu cầu bài 2 - HS giải bài tập - GV nhận xét, chữa. GV treo bảng phụ HS quan sát và ghi vào vở H. Thế nào là phép tu từ so sánh? Lấy VD? GV: Có hai kiểu so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. VD Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng… H. Thế nào là phép tu từ từ vựng ẩn dụ? Lấy VD?, - HS trả lời→ GV bổ sung→HS ghi. GV: Có hai kiểu ẩn dụ - ẩn dụ tượng hình: Ngày ngày mặt trời đi qua trên … Thấy một mặt trời trong lăng… - ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi … H. Thế nào là nhân hoá? Nêu VD? - HS trả lời→ GV nhận xét→ HS ghi. H. thế nào là hoán dụ? Nêu ví dụ? - HS trả lời- GV chốt – HS bổ sung vào bài ôn tập. GV: có 4 kiểu hoán dụ thường gặp + Lấy bộ phận để chỉ toàn thể Bàn tay ta làm nên tất cả… + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật áo chàm đưa buổi phân li + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao H. Nói quá là gì? nêu VD? - HS trả lời – GV nhận xét, HS sửa vào vở. H. Thế nào là nói giảm nói tránh, tác dụng? VD? - HS trả lời – GV nhận xét, HS sửa vào vở. H. Thế nào là điệp ngữ? lấy VD - HS trả lời – GV nhận xét, HS sửa vào vở. H. Thế nào là chơi chữ? VD? - HS trả lời – GV nhận xét, HS sửa vào vở. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS hoạt động nhóm. N:1+2: a,b N: 3+4: c,e Các nhóm báo cáo GV và hs nhận xét, chữa. HS đọc và nêu yêu cầu bài tập - HS giải bài tập - HS và GV nhận xét – GV chữa. 41’ I/ Từ tượng thanh và từ tượng hình A/ Lí thuyết 1. Từ tượng thanh: Là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người. VD: ào ào, lanh lảnh… 2.Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của người và sự vật. VD: Lắc lư, lảo đảo, lom khom… B/ Luyện tập Bài 1: Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh - mèo, bò, tắc kè, (chim) cu… Bài 2 Xác định từ tượng thanh, nêu tác dụng - lốm đốm, lê thê,loáng thoáng, lồ lộ → những từ này có tác dụng mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động. II. Một số biện pháp tu từ từ vựng A/ Lí thuyết 1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng. VD: Cô giáo như mẹ hiền 2. ẩn dụ: Là tên gọi của sự vật này bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nónhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Ngày ngày mặt trời… 3. Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối , đồ vật…bàng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người …làm cho đồ vật, cây cối trở nên gần gũi với con người. VD: Kiến hành quân ra trận 4. Hoán dụ: là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm, bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn. VD: Bàn tay ta làm nên tất cả 5. Nói quá:Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ , quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD: Mồ hôi thánh thót như mưa… 6. Nói giảm, nói tránh: Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục thiếu lịch sự… VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! 7. Điệp ngữ: là phép lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. VD: Tre gữi làng, gữi nước, gữi mái... 8. Chơi chữ: là lợi dụng đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…làm cho câu văn hấp dẫn thú vị. VD: khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn. B/ Luyện tập Bài 1: Phân tích nét độc đáo trong các câu thơ sau. a/Phép ẩn dụ: Từ hoa, cánh dùng để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng, từ cây, lá dùng để chỉ gđ của Kiều. b/Phép so sánh: So sánh tiếng đàn của Thuý Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa c/ phép nói quá: Thuý Kiều có sắc đẹp đến mức: hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh, Thuý Kiều không chỉ có đẹp mà còn có tài: một hai nghiêng nước nghiêng thành- Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai. e/ Phép chơi chữ: tài và tai Bài 2:Phân tích nét độc đáo trong các câu thơ a/ Phép điệp ngữ ( còn) và dùng từ đa nghĩa ( say sưa). - Từ say sưa được hiểu là chàng trai vì uống rượu nhiều mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện được tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo. b/ Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn c/ Nhờ phép so sánh mà tác giả đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng. 4/ Củng cố( 1’) GV hệ thống lại bài 5/ Hướng dẫn học tập (1’): - HS về nhà tiếp tục ôn tập đẻ khắc sâu kiến thức về các phép tu từ từ vựng. - Chuẩn bị bài: Tập làm thơ 8 chữ + Yêu cầu chuẩn bị theo câu hỏi SGK
File đính kèm:
- tiet 53a.doc