Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 51, 52

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 - Thấy và cảm nhận được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.

 - Biết yêu quý những con người lao động và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

 - Tích hợp môi trường: Cần bảo vệ môi trường biển.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống của người lao động ngư dân trên biển.

 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dụng hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

b.Kĩ năng

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 51, 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Mục tiêu chung
	- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
	- Thấy và cảm nhận được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.
	- Biết yêu quý những con người lao động và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
 - Tích hợp môi trường: Cần bảo vệ môi trường biển.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
 	- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 	 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống của người lao động ngư dân trên biển.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dụng hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
b.Kĩ năng
	- Biết và đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
	- Trình bày và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
	- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1.Tổ chức(1’): Lớp 9a: / ; Lớp 9b: / 
2. Kiểm tra 
 Không kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1. Khởi động(1’)
 Năm 1958 khi đất nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, miền bắc đựơc giải phóng đi vào xây dựng cuộc sống mới . Không khí phấn khởi bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Vào nửa cuối năm 1958 nhà thơ Huy Cận ra Quảng Ninh và ông đã ghi lại không khí lao động phấn khởi.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
H Đ2. đọc và thảo luận chú thích
* Mục tiêu
- Biết đọc đúng và diễn cảm văn bản
- Trình bày và hiểu được một số nét cơ bản về tác giả.
- Hiểu được một số từ ngữ khó.
* Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS đọc: Đọc với giọng vui phấn chấn, nhịp vừa phải
 ở khổ thơ 2,3,7 giọng đọc cần cao lên một chút và nhịp cũng nhanh hơn.
- GV đọc mẫu 1 đoạn, 1 HS đọc tiếp cho đến hết bài thơ.
- GV nhận xét và uốn nắn cách đọc của HS.
H. Nêu một vài nét về tác giả?
 - HS dựa vào SGK trả lời
- GV chốt nội dung →HS ghi
H. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
GV: Nhà thơ Xuân Diệu nói “ món quà đặc biệt Hòn Gai Cẩm Phả cho vừa túi thơ Huy Cận là bài Đoàn thuyền đánh cá”
H.Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
H. Trong các chú thích sau chú thích nào là khó và quan trọng? Vì sao
- HS thảo luận nhóm bàn/ 1’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét.
- Gv chốt
HĐ3. HDHS tìm bố cục
* Mục tiêu
- Nhận biết được các phần trong văn bản
- Hiểu được nội dung từng phần
* Cách tiến hành
H. Bài thơ theo em có thể chia mấy phần? nội dung từng phần?
Khổ thơ 1- 2: cảnh ra khơi
Khổ thơ 3- 6: Cảnh đoàn thuyền đánh cá
- Khổ 7: Cảnh trở về.
H Đ 4. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống của người lao động ngư dân trên biển.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dụng hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
*cách tiến hành
HS đọc lại 2 khổ thơ đầu
H. Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi như thế nào? 
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
H. Nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để thấy rõ khung cảnh đó?
- Nghệ thuật nhân hoá, so sánh: Vũ trụ là một căn nhà khổng lồ bước vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: vũ trụ nghỉ ngơi >< con người lao động.
H. Giữa khung cảnh ấy con người ra đi với khí thế như thế nào?
- Khí thế của những con người ra khơi đánh cá mạnh mẽ tươi vui, lạc quan yêu lao động
H. Tiếng hát diễn tả điều gì?
- Diễn tả niềm vui trong lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của những con người làm chủ quê hương giàu đẹp
H.Em có nhận xét chung gì về hai khổ thơ đầu và tác dụng?
10
8
20
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc 
2,Thảo luận chú thích
a.Tác giả: Tên thật Cù Huy Cận
- Gia đình nhà nho
- Là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ mới
b. Tác phẩm
- Bài thơ sáng tác 4/ 10/ 1958 ở Quảng Ninh in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”
- Thể thơ: 7 tiếng
b.Các chú thích khác
1,3
II/ Bố cục
3 phần
III/ Tìm hiểu bài thơ
1/ Cảnh ra khơi
 Bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh tác giả cho ta thấy được vẻ đẹp hoàng hôn trên biển, khí thế của những con người ra khơi đánh cá mạnh mẽ tươi vui, lạc quan 
4.Củng cố: ( 1')
GV hệ thống lại bài
5.HDHB ( 1')
- Về nhà học bài theo nội dung học trên lớp.
- Chuẩn bị phần bài còn lại
Ngày soạn: 01/ 11/ 2013
Ngày giảng: 04/ 11/ 2013
Bài 11- Tiết 52
Văn bản : đoàn thuyền đánh cá
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
	- Thấy và cảm nhận được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.
	- Biết yêu quý những con người lao động và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
 - Tích hợp môi trường: Cần bảo vệ môi trường biển.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
 	 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống của người lao động ngư dân trên biển.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dụng hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
b.Kĩ năng
	- Trình bày và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
	- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1.Tổ chức(1’): Lớp 9a: / ; Lớp 9b: / 
2. Kiểm tra 
 Không kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1. Khởi động(1’)
	Gv hệ thống lại bài của tiết trước và vào bài
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống của người lao động ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dụng hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
*Cách tiến hành
HS đọc kổ thơ 3- 6
H.Cảnh biển đêm đựơc miêu tả bằng những chi tiết hình ảnh nào?
- Khung cảnh: vầng trăng, mây cao, biển bằng..
H. Em có nhận xét gì qua các chi tiết trên?
→ Khung cảnh biển đêm: thoáng đãng lấp lánh, ánh sáng đẹp, vẻ đẹp lãng mạn kì ảo của biển khơi.
H. Em có suy nghĩ gì về hình ảnh thơ:
“Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”
- Nhà thơ đã tưởng tượng ngược lại bóng sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm, một sự sáng tạo nghệ thuật- Biển đẹp màu sắc lấp lánh: hồng trắng, vàng choé, vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông.
H. Bức tranh lao động trong khung cảnh thiên nhiên đó được tác giả miêu tả như thế nào?
 - Thuyền lái gió…dò bụng biển dàn đan thế trận.
 - Gõ thuyền có nhịp trăng cao, kéo xoăn tay… chùm cá nặng.
H. Em có nhận xét gì qua các chi tiết trên?
→ Cảnh lao động với khí thế sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, hăng say. Tinh thần sảng khoái ung dung, lạc quan, yêu biển, yêu lao động
H. Tiếng hát ở khổ thơ thứ 5 diễn tả cảm xúc gì của người đánh cá?
- Âm hưởng của tiếng hát là âm hưởng chủ đạo, niềm say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương , yêu lao động.
H. Em có nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật của nhà thơ ở khổ thơ 3,4, 5,6 nhịp điệu bài thơ có gì nổi bật?
HS đọc khổ thơ 7
H.Cảnh trở về được miêu tả bằng những chi tiết nào, giúp ta hiểu được điều gì?
- Câu hát căng buồm
- Đoàn thuyền chạy đua
- Mặt trời đội biển
- Mắt cá huy hoàng
→ Cảnh kì vĩ, hào hùng, khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp khoẻ mạnh và thành quả lao động của người dân miền biển
H. Vẫn là câu hát căng buồm như mở đầu bài thơ nhưng ý thơ có gì khác( Trong cảnh tưởng lao động và tâm tình con người lúc trở về so với lúc ra đi)
- Ra đi hoàng hôn vũ trụ trong trạng thái nghỉ ngơi
- Sau một ngày lao động mệt mài, họ trở về trong cảnh bình minh, mặt trời bừng sáng nhô màu mới, hình ảnh mặt trời cuối bài thơ là hình ảnh mặt trời rực rỡ với muôn triệu mặt trời nhỏ lấp lánh trên thuyền: một cảnh tượng huy hoàng của thiên nhiên và lao động
H.Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng và tác dụng?
HĐ3. HDHS rút ra Ghi nhớ 
* Mục tiêu
- Trình bày được nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Hiểu được ý nghĩa của văn bản
* Cách tiến hành
H. Qua tìm hiểu toàn bộ văn bản em có nhận xét chung gì về nghệ thuật và nội dung của bài?
- Nghệ thuật nhân hoá, so sánh, liên tưởng tượng…
- Ca ngợi sự giàu đẹp của biển khơi, sự giàu đẹp của tâm hồn của những con người lao động…
+ Học sinh đọc ghi nhớ
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Hs trả lời, GV chốt
HĐ3. Luyện tập
* Mục tiêu
 Đọc diễn cảm bài thơ
- GV cho HS luyện tập
- HS đọc bài thơ, GV nhận xét.
33'
5'
5'
I. Đọc và thảo luận chú thích
II. Bố cục
III.Tìm hiểu văn bản
1.Cảnh ra khơi
2. Cảnh đánh cá
 Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu khoẻ, đa dạng, cách gieo vần biến hoá, sự tưởng tượng phong phú, bút pháp lãng mạn nhà thơ đã ca ngợi những con người lao động làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời.
3.Cảnh trở về
 Miêu tả hài hòa giữa thiên nhiên và con người tác giả cho thấy cảnh kì vĩ, hào hùng, khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp khoẻ mạnh và thành quả lao động của người dân miền biển
IV. Ghi nhớ
- NT
- ND
V. Luyện tập
 Đọc diễn cảm bài thơ
4.Củng cố: ( 1')
GV hệ thống lại bài, tích hợp môi trường
 GV : Biển không chỉ cung cấp cho chúng ta các sản phẩm như cá tôm mà biển còn giúp điều hoà không khí cho con người. Ngày nay biển đang bị khai thác một cách bừa bãi em phải làm gì để bảo vệ môi trường biển?
- HS trả lời, GV chốt
5.HDHB ( 1')
- Về nhà

File đính kèm:

  • doctiet 51+ 52a.doc