Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 45-60 - Lê Anh Trà

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Nắm vững hơn cách làm văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này.

- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Dàn bài tham khảo, lỗi của HS trong bài viết.

2. Học sinh: Thực hiện như dặn dò ở tiết 44.

C. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS cho tiết trả bài.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1. Hoạt động 1: Ý kiến học sinh.

- Giáo viên ghi lại đề bài lên bảng. Sau đó yêu cầu (5 - 10 HS) trình bày những khó khăn, thuận lợi của mình khi viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả.

- GV hướng dẫn những nét chính khi viết loại bài này. Sau đó lưu ý HS khi lồng yếu tố miêu tả vào văn tự sự cần tránh lạm dụng, sa đà.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích, tìm hiểu đề bài.

- Giáo viên yêu cầu HS đọc lại đề bài “Tưởng tượng xúc động đó” chỉnh sửa và nêu những lưu ý cần thiết.

+ Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài văn là tự sự.

+ Lồng vào yếu tố miêu tả: Cảnh vật, con người.

 

doc49 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 45-60 - Lê Anh Trà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g gian như thế với dụng ý gì?
- GV nhận xét trình bày của HS.
- Hỏi: Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ?
- GV nhận xét trình bày của HS.
- Yêu cầu: Em hãy tìm những câu thơ minh hoạ.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Sự hài hoà giữa con người lao động và thiên nhiên, vũ trụ còn được thể hiện ở điểm nào? (Chú ý thời gian - công việc).
* Bình: Khi mặt trời xuống biển, vũ trụ vào đêm, cũng là lúc khởi đầu một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá và công việc diễn ra thường xuyên, đều đặn như một nhịp sống đã quen thuộc. Con thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồn, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo nhịp trăng sao. Bình minh lên mặt trời đội biển cũng là lúc đoàn thuyền trở về, tuy nặng khoang cá mà vẫn lướt đi phơi phới chạy đua cùng mặt trời.
- Hỏi: Hình ảnh người lao động trong bài thơ được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn ấy thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả với cuộc sống mới?
- GV nhận xét trình bày của HS.
* Chốt chuyển: Cảm hứng lãng mạn thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới. Cảm hứng ấy cũng thấm đẫm trong những hình ảnh về thiên nhiên, vũ trụ, tạo nên vẻ đẹp tráng lệ, phóng khoáng mà vẫn gần gũi với con người.
- Trao đổi ý kiến, trình bày.
- Nhận xét bạn.
- Tập trung ghi nhận.
- Phát hiện câu thơ chỉ không gian.
- Suy luận, trình bày.
- Trả lời: Nghệ thuật cường điệu liên tưởng.
- Tìm và phân tích.
- Nhận xét bạn.
- Trao đổi ý kiến, trình bày.
- Chú ý ghi nhận.
- Trao đổi, suy luận, trình bày.
- Nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Chú ý lắng nghe ghi nhận.
2. Hình ảnh con người lao động trong sự chan hoà với thiên nhiên:
- Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng: về lao động và thiên nhiên, vũ trụ.
+ Hình ảnh người lao động và công việc của họ được đặt vào không gian rộng lớn.
+ Với thủ pháp nghệ thuật phóng đại + liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ ® tăng kích thích, tầm vóc, vị thế con người lao động.
+ Trình tự của công việc diễn ra nhịp nhàng với nhịp điệu vận hành của thiên nhiên, vũ trụ.
- Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn ® niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới.
c) Phân tích vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động:
* Gợi dẫn: Bài thơ là một bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy kế tiếp nhau về thiên nhiên và đoàn thuyền đánh cá.
- Chú ý lời gợi dẫn của GV.
3. Vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động:
c1 Cảnh biển vào đêm:
- Cho HS đọc lại khổ thơ 1.
- Hỏi: Ở đây tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
- GV nhận xét trình bày của HS.
- Hỏi: Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc tả cảnh và nêu mối quan hệ giữa cảnh và con người?
- GV nhận xét.
- Đọc khổ thơ 1.
- Phát hiện thủ pháp nghệ thuật.
- Trao đổi, trình bày.
- Nhận xét bạn khác nhóm.
c1 Cảnh biển vào đêm:
- Bằng một liên tưởng so sánh thú vị đã diễn tả cảnh rộng lớn lại vừa gần gũi với con người.
- Hỏi: Em có cảm nhận gì về tâm trạng của những người ra khơi? Câu thơ, từ ngữ nào thể hiện?
- GV nhận xét.
* Bình - Chuyển: Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật, hiện tượng; cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như có 1 sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căn buồm cho thuyền lướt nhanh ra khơi (câu này được lập lại, đổi chữ “cùng” thành “với”)
- Nêu cảm nhận tâm trạng của người ra khơi.
- Tìm từ ngữ thể hiện.
- Chú ý lời bình của GV.
- Nêu cảm nhận tâm trạng của người ra khơi.
- Tìm từ ngữ thể hiện.
- Chú ý lời bình của GV.
- Tập trung phần dặn dò tiết 52.
- Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết giữa ba sự vật hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá ® niềm vui, phấn chấn của người lao động.
* Củng cố: Em có cảm nhận gì về hình ảnh con người lao động trong sự chan hoà với thiên nhiên, vũ trụ? Thái độ, tình cảm gì của tác giả?
* Dặn dò: 	- Đọc những khổ thơ 3, 4, 7 và phân tích một số hình ảnh đặc sắc.
	- Thực hiện yêu cầu 4, 5 trong “Đọc - hiểu văn bản”.
	- Xem lại việc soạn bài “Bếp lửa” (đã dặn ở tiết 50).
Tiết 2
2. Hoạt động 2 (tt)
c) Phân tích vẻ đẹp của những hình ảnh về thiên nhiên và lao động:
c2 Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
b) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
- Cho HS đọc các khổ thơ 3, 5, 6, 7.
- GV yêu cầu HS nhận xét cách miêu tả của nhà thơ về cảnh đánh cá trên biển.
- Hỏi: Hình ảnh con thuyền được tác giả miêu tả như thế nào?
- GV nhận xét.
- Đọc khổ thơ 3,5,6,7.
- Nhận xét giọng đọc của bạn.
- Suy luận, trình bày cá nhân.
- Nhận xét bạn.
- Cảm hứng lãng mạn đã giúp nhà thơ phát hiện những vẻ đẹp cảnh biển vào đêm, trong niềm vui phơi phới khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình.
- Con thuyền vốn nhỏ bé lại trở nên kì vĩ, khổng lồ hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ.
- Lao động nặng nhọc thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
- Hỏi: Em có cảm nhận gì về công việc của người đánh cá? Hiện tại đã trở thành bài ca như thế nào?
* Lưu ý HS: Bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú của nhà thơ: Những hình ảnh được sáng tạo, như trên có thể không hoàn toàn đúng như trong thực tế, nhưng đã làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống: say sưa, bay bổng ước mơ, hoà hợp, chinh phục thiên nhiên bằng lao động.
- Trả lời công việc nặng nhẹ.
- Chú ý theo dõi.
c3 Hình ảnh đẹp lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá trên biển:
c) Hình ảnh đẹp lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá:
- Yêu cầu: Em hãy liệt kê những câu thơ miêu tả các loài cá.
- GV cho HS khác bổ sung.
- Yêu cầu: Em hãy phân tích vẻ đẹp ấy.
- GV nói thêm: Ở đây là trí tưởng tượng nối dài, chấp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có của thiên nhiên.
- Đọc lại.
- Tìm các câu thơ miêu tả loài cá.
- Trao đổi ý kiến phân tích.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý lời giảng của giáo viên.
Với sự sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thức ® bức tranh lung linh, huyền ảo.
d) Hướng dẫn tìm hiểu âm hưởng, giọng điệu của bài thơ:
4. Âm hưởng, giọng điệu của bài thơ:
- Hỏi: Bài thơ có nhiều từ “hát” cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai?.
- GV nhận xét.
- Hỏi: Góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ là những yếu tố nào?
- GV nhận xét.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về âm hưởng của bài thơ là những yếu tố nào?
- GV nhận xét.
- Hỏi: Các yếu tố thể thơ, vần nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?
- GV nhận xét HS.
- Trả lời: đây là khúc ca lao động, tác giả làm thay lời những ngư dân.
- Nêu nhận xét về âm hưởng, giọng điệu bài thơ.
- Tìm ra các yếu tố tạo nên âm hưởng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần,... ® âm hưởng vừa khoẻ khoắn vừa phơi phới bay bổng.
- Cách gieo vẫn có nhiều biến hoá linh hoạt ® sức dội, sức mạnh, sự vang xa, bay bổng.
- Hỏi: Em hãy nêu cách gieo vần của từng câu thơ.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Cách gieo vần như thế có tác dụng gì?
* Chốt: Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, các vần trắc tạo sức dội, sức mạnh, các vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng.
- Phân tích cách gieo vần.
- Nêu tác dụng của cách gieo vần.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Chú ý lời nhấn của GV.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết:
III. Tổng kết:
- Hỏi: Hình ảnh con người lao động và thiên nhiên được tác giả khắc hoạ như thế nào?.
- GV nhận xét.
- Hỏi: Qua bài thơ, em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng hình ảnh của nhà thơ.
- Gv nhận xét.
- GV đọc cho HS nghe ý kiến của Huy Cận, Xuân Diệu về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (phần tài liệu tham khảo)
- Đúc kết từ phân tích, trình bày.
- Nhận xét về nghệ thuật bài thơ.
- Chú ý GV đọc thêm
(Ghi nhớ trang 144 SGK)
E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố: 	- Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
2. Dặn dò: a) Bài cũ: 	- Học thuộc lòng các khổ thơ 1, 3, 4, 5 (bài (1))
	- Đọc kĩ bài (dựa vào phần Đọc - Hiểu VB).
	b) Bài mới (tiết 53/TV): Tổng kết về từ vựng (tt)
	- Ôn lại các khái niệm:
	+ Từ tượng thanh, từ tượng hình.
	+ Phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
	- Hoàn thành các bài tập:
	+ I 2/3 (trang 146 + 147).
	+ II 2/3 (trang 147 + 148 SGK).
	* Xem lại kiến thức tiết 49: Tổng kết về từ vựng.
Tiết 53
TIẾNG VIỆT
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh và từ tượng hình, một số tư từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
B. C

File đính kèm:

  • doctiet 45 - 60.doc
Giáo án liên quan