Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện- cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả giử gắm nơi những người lao động bình thường.

- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.

- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả.

B. Chuẩn bị

GV: Tích hợp vấn đề môi trường: Cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của ngư ông.

HS: đọc và trả lời các câu hỏi sgk.

C.Hoạt động dạy và học

1.Tổ chức: (1) Lớp9a: / 30 ; Lớp 9b: / 28.

2. Kiểm tra: Không kiểm tra

3.Tiến trình tổ chức các hoạt động

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9
Tiết 42. Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn
( Trích : Truyện Lục Vân Tiên)- Nguyễn Đình Chiểu
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS: 
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện- cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả giử gắm nơi những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả.
B. Chuẩn bị
GV: Tích hợp vấn đề môi trường: Cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của ngư ông.
HS: đọc và trả lời các câu hỏi sgk.
C.Hoạt động dạy và học
1.Tổ chức: (1’) Lớp9a: / 30 ; Lớp 9b: / 28.
2. Kiểm tra: Không kiểm tra
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1.Khởi động: Trong cuộc sống cái thiện và cái ác luôn tồn tại song hành và đối lập với nhau. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình ảnh một Ngư ông giàu tấm lòng nghĩa hiệp một Trịnh Hâm giảo quyệt , gian tham qua đó tác giả muốn gửi gắm thái độ và tình cảm của mình nơi những người lao động bình thường…
HĐ2. Đọc, tìm hiểu văn bản.
GV HD đọc: Giọng kể chuyện phù hợp, giọng tái hiện lời nói của Vân Tiên, đặc biệt là lời nói của ông Chài.
- GV đọc mẫu- 2 HS đọc.
- GV nhận xét, uốn nắn cách đọc.
H. Văn bản nằm ở vị trí nào của tác phẩm?
- Một học sinh đọc chú thích sgk
H. Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
-P1, 8 câu đầu :Hành động tội ác của Trịnh Hâm.
-P2 còn lại :Việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của Ngư ông.
- HS chia đoạn, tìm nội dung – GV nhận xét và chốt nội dung, HS ghi.
GV giải thích thêm phần trên của đoạn trích: Tình cảnh thầy trò Vân Tiên rất bi đát, mất mù, tiền hết, đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm, tưởng là nhờ cậy được nhất là khi hắn hứa sẽ đưa về quê nhà. Không ngờ Trịnh Hâm đã lừa đưa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi nói dối Vân Tiên là tiểu đồng bị cọp ăn thịt, Vân Tiên hoàn toàn bơ vơ lúc này hắn mới ra tay.
H. Trịnh hâm quyết tình hãm hại Vân tiên là vì sao? 
- Chỉ vì tính đố kị, ghen ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân tương lai của hắn. Đến lúc này khi Vân Tiên mắt mù, hắn vẫn tìm cách hãm hại, chúng tỏ sự độc ác đã ngấm vào máu thịt của hắn, đã trở thành bản chất của hắn.hắn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa. Và hơn nữa Vân Tiên từng là bạn của hắn, từng trà rượu và từng làm thơ với nhau, lại đã có lời nhờ cậy: “ tình trước ngãi sau- Có thương xin khá giúp nhau phen này”, và hắn cũng từng hứa hẹn: “ Người lành lỡ bỏ người đau sao đành”.
H. Hắn đã hành động hãm hại vân Tiên như thế nào, tìm chi tiết đó ?
- Đưa xuống thuyền
- Thời gian: giữa đêm khuya
- Không gian: trời nước mênh mông.
- Người bị nạn: xô ngã không kịp kêu một tiếng.
- Không cứu được hắn mới giả vờ kêu trời,kể lể bịa đặt để che dấu tội ác của mình
H. Em có nhận xét gì về hành động trên?
- Hành động có toan tính âm mưu sắp đặt trước, kẻ phạm tội nhờ gian ngoan sảo quyệt đã phủi tay, không mảy may cắt dứt lương tâm.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật t/ g sử dụng trong tám câu thơ đầu và tác dụng ?
- HS trả lời → GV chốt nội dung .
- HS ghi.
H. Thái độ của em đối với nhân vật này như thế nào?
H. Em có suy nghĩ gì về lòng ghen ghét đố kị?
H. Qua nhân vật này em có thể liên tưởng tới nhân vật nào trong truyện cổ tích?
H.Việc tác giả thêm chi tiết “ Lục Vân Tiên được giao long cứu giúp” nhằm mục đích gì? 
- Đây chính là yếu tố hoang đường được đưa vào trong truyện, tăng thêm tính hấp dẫn của truyện, hơn nữa tác giả thể hiện quan điểm ở hiền gặp lành, giao long một con vật hung dữ … gián tiếp để lên án Trịnh Hâm không bằng loài cầm thú.
- GV nhắc HS chú ý hai câu thơ.
 “ Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”
H. Tìm những chi tiết kể việc gđ Ngư ông cứu Vân Tiên?
- hối, vầy lửa, hơ bụng dạ, hơ mặt mày, ông , bà
H, Em có nhận xét gì về ngôn ngữ qua các chi tiết trên và tác dụng?
- Câu thơ mộc mạc, không đẽo gọt trau chuốt, chỉ kể sự viêc tự nhiên như nó xảy rađể gợi tả mối chân tình của gđ Ngư ông đối với Vân Tiên. Cả nhà dường như nhốn nháo, hối hả lo chữa chạy để cứu sống Vân Tiên bằng mọi cách, dân dã thôi, chẳng thầy thợ thuốc thang gì mà rất ân cần chu đáo: “vầy lửa, hơ bụng dạ, hơ mặt mày”, nào ông, nào bà, nào con mỗi người một việc. Hành động hoàn toàn đối lập với hành động của Trịnh Hâm.
H. Sau khi cứu sống vân tiên gia đình ông chài còn có hành động nào nữa? thể hiện qua chi tiết nào?
“ Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui
H.Em có nhận xét gì về lời nói của ngư ông ?
- Lời nói chân tình mộc mạci
H. Em thấy gia đình Vân Tiên là những người như thế nào?
H. Em hãy so sánh hành động cứu người của gia đình ông chài và hành động của Trịnh Hâm?
- Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khổ của chàng, Ngư ông sẵn sàng cưu mang chàng, dù chỉ là chia sẻ cuộc sống đói nghèo hẩm hút tương rau, nhưng chắc chắn sẽ đầm ấm tình người: “ Hôm nay hẩm hút một nhà cho vui”, ông cũng không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp: “ Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn”.
- GV: cái thiện còn được thể hiện qua cuộc sống đẹp của Ngư ông.
H. Hành động của ngư ông giống với hành động của nhân vật nào trong truyện?
- Hành động của Lục Vân Tiên
H. Khi gữi Vân tiên ở lại ông đã vẽ ra cuộc sống của mình. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả cuộc sống đó?
- Chi tiết: 
+doi, vịnh, chích, đầm, gió, trăng…
+vui vầy, hứng gió, chơi trăng, thong dong, nghêu ngao, vui thầm..
- hình ảnh: một chiếc thuyền nan
“ Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”.
H. ấn tuợng của em về các chi tiết và hình ảnh trên như thế nào? 
- một thiên nhiên cao rộng khoáng đạt: doi, vịnh…
- con người hoà nhập với thiên nhiên ấy không chút cách biệt: hứng gió, chơi trăng… và niềm vui sống dường như đầy ắp cái “ cõi thế” của con người: vui vầy, thong thả, nghêu ngao…
- GV bình: Lời nói của Ngư ông về cuộc sống của mình chính là tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu, những khát vọng về cuộc sống tốt đẹp, một lối sống đáng mơ ước đối với con người. Cảm xúc chủ quan của nhà thơ làm cho cuộc sống của người dân chài bình thường trên sông nước, có vẻ như được thi vị hoá, trở nên thi vị hơn nhưng cốt lõi vẫn là chân thực…
- HS trả lời→ GV chốt→ HS ghi.
H.Qua tìm hiểu văn bản bản thân em nhận thấy sống giữa thiên nhiên trong lành sẽ đem lại cho con người ta điều gì? Hiện nay thiên nhiên đang bị con người làm tổn hại. Vậy em phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
- Thiên nhiên trong lành sẽ đem lại cho người ta niềm vui, cuộc sống của con người sẽ chan hoà trong thiên nhiên…
- Hãy cùng nhau gìn giữ cho thiên nhiên được trong lành.
GV: Trong văn bản tác giả sử dụngnhiều từ ngữ:
- vui thầm, vui say, vui vầy.
- từ chỉ thời gian: mai, kia, ngày, đêm…
- từ chỉ không gian: Trời, đất, gió, trăng
H.Em có nhận xét gì việc sử dụng từ ngữ của tác giả? tác giả muốn gửi gắm điều gì vào những con người lao động?
- Nguyễn đình Chiểu đã bộc lộ rõ quan điểm nhân dân rất tiến bộ. Từng trải cuộc đời, ông hiểu rõ rằng cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang nhưng vẫn còn nhưng cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khao khát, tồn tại vững bền nơi những con người lao động bình thường mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa, khinh tài.
H.Qua tìm hiểu văn bản em thấy ngư ông là con người như thế nào?
HĐ3. GV tổng kết theo phần ghi nhớ.
H. Qua tìm hiểu toàn bộ văn bản em hãy nêu những nhận xét chung về đặc sắc nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
- Tác giả dựng lên hai nhân vật đại diện cho cuôc đấu tranhgiữa cái thiện và cái ác trong xã hội.
- Ngôn ngữ kể chuyện bình dị , chia diễn biến theo thời gian “ gặp nạn- cứu nạn” như kiểu truyện dân gian.
H. Qua sử dụng nghệ thuật đó thể hiện nội dung gì của văn bản?
- đối lập giữa cái thiện với cái ác, giữa nhân cách cao cả với những toan tính thấp hèn…
- 1HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ4.Luyện tập
- GV HD học sinh về nhà làm
T/g
1’
40’
7’
2’
12’
16’
2’
1’
I/ Đọc và thảo luận chú thích.
1.Đọc.
2. Thảo luận chú thích
* Vị trí đoạn trích: SGK
*Các chú thích khác: 5,7,8,10,11
II/ Bố cục
2 phần
III/ Tìm hiểu văn bản
1.Tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm.
- Động cơ gây tội ác:
Vì tính đố kị, ghen ghét tài năng của Lục Vân Tiên
- Hành động có toan tính, có âm mưu, kế hoạch sắp đặt chặt chẽ. 
* Bằng việc sắp xếp các tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc, giản dị. Tác giả đã làm nổi bật bản chất bất nhân, bất nghĩa, nham hiểm, xảo quyệt của Trịnh Hâm.
2. Việc làm nhân đức của Ngư ông.
- Gia đình ông chài đã cứu sống Vân Tiên
Sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ Vân Tiên, họ là những người nhân ái, sẵn sàng cưu mang người hoạn nạn
- Làm ơn không mong sự báo đáp, chứng tỏ ngư ông là người trọng nghĩa khinh tài
- Ngư ông có một cuộc sống trong sạch ngoài vòng danh lợi, hoà nhập với thiên nhiên, thanh thản giữa sông nước, gió trăng và vì thế cũng đầy ắp niềm vui bởi con người lao động tự do, làm chủ mình.
* Bằng việc sử dụng từ ngữ mộc mạc giản dị, hình ảnh thơ phong phú, cảm xúc phóng khoáng tác giả đã khắc hoạ một con người có lối sống thanh cao, nhân cách cao cả. Qua đó thể hiện thái độ quý trọng, niềm tin của tác giả đối với những người dân lao động nghèo nhưng giàu lòng nhân ái.
IV. Ghi nhớ
- NT.
- ND.
V.Luyện tập
4. Củng cố: GV hệ thống lại bài.
5.Hướng dẫn học tập:
- HS về nhà học bài theo nội dung trên lớp và đọc thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn học trung đại
* Kẻ bảng: tác phẩm, tác giả , thể loại, nội dung , nghệ thuật

File đính kèm:

  • doctiet00.doc
Giáo án liên quan