Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 25: Trả bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Ôn lại kiến thức về kiểu bài thuyết minh kết hợp các yếu tố miêu tả, một số biện pháp nghệ thuật.
- Củng cố kiến thức về bố cục và các kỹ năng và phương pháp làm bài văn TM.
2. Kĩ năng
- Trình bày bài có bố cục và sử dụng ngôn ngữ chính xác, sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ
- Có ý thức trau dồi cách viết văn TM.
* Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, đáp án, chấm bài.
2. Học sinh: Xây dựng dàn bài chi tiết.
`Ngày soạn: 12/9/2014 Ngày giảng: 9A: / /2014 9B: / /2014 Tiết 25 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Ôn lại kiến thức về kiểu bài thuyết minh kết hợp các yếu tố miêu tả, một số biện pháp nghệ thuật. - Củng cố kiến thức về bố cục và các kỹ năng và phương pháp làm bài văn TM. 2. Kĩ năng - Trình bày bài có bố cục và sử dụng ngôn ngữ chính xác, sinh động, hấp dẫn. 3. Thái độ - Có ý thức trau dồi cách viết văn TM. * Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động.. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Giáo án, đáp án, chấm bài. 2. Học sinh: Xây dựng dàn bài chi tiết. C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 9A :.9B : 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới * Hoạt động 2. GV hướng dẫn hs xây dựng dàn bài - Mục tiêu: Gv tổ chức cho hs xây dựng lại dàn bài - Phương pháp: Trình bày, phân tích - Thời gian: 15’. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV yêu cầu Hs nhắc lại đề bài. Ở câu hỏi 1,2 gv yêu cầu hs trả lời, gv bổ sung khẳng định đáp án đúng Đề 1: Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về cây lúa Việt Nam. Đề 2: Giới thiệu về một loài động vật hoặc vật nuôi. GV hướng dẫn hs xây dựng dàn bài chi tiết ở câu hỏi số 3 - Em cần xây dựng bố cục bài viết ntn? I. Xây dựng dàn bài Đề bài: - Kiểu bài: TM - Phạm vi: Trong cuộc sống II. Dàn bài Đề 1 Mở bài: Sự gắn bó của cây lúa trong đời sống của người dân Việt Nam. Biểu tượng tinh thần của cây lúa. Thân bài: HS cần TM được các ý chính sau: Nguồn gốc của cây lúa. -Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa qua từng thời kì. - Giá trị kinh tế của cây lúa + Cây lương thực chính + Làm nhiều món bánh mang đặc trưng ẩm thực Việt Nam. - Giá trị tinh thần + Biểu tượng của cây lúa trong nền sản xuất nông nghiệp + Biểu tượng của khối hợp tác asean Kết luận: Khẳng định tính chất, vai trò của cây lúa trong đời sống sản xuất nông nghiệp và kinh tế Việt Nam. Đề 2 Mở bài - Giới thiệu về tên loài vật hoặc con vật nuôi Thân bài - Giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm, hình dáng, tập tính sinh sống, giống nòi, chủng loại của loài vật hoặc con vật nuôi đó - Lợi ích của loài vật hoặc vật nuôi đối với cuộc sống con người Kết bài - Khẳng định vai trò của loài vật, con vật nuôi trong đời sống * Hoạt động 3. Nhận xét, đánh giá chung - Mục tiêu: Gv đánh giá trình tự bài làm, chỉ ra các ưu khuyết điểm HS nhận ra ưu, khuyết điểm. - Phương pháp: Trình bày, phân tích - Thời gian: 10’. - Trả bài cho HS. - Nhận xét chung về bài làm của HS: Ưu điểm: - Hiểu đề và làm đúng yêu cầu của đề bài.TM được các đặc điểm, công dụng, vai trò của đối tưọng TM trong cuộc sống - Một số bài làm có bố cục ba phần rõ ràng, đúng theo yêu cầu của văn TM. - Một số bài viết đã kết hợp được yếu tố miêu tả, tự sự, biện pháp nghệ thuật.. - Những em có ý thức làm bài tốt: Lợi, M.Phượng, Dũng, Ng Hạnh, Thìn Nhược điểm: - Nhiều bài phần mở bài chưa đúng nhiệm vụ(nêu chưa rõ đối tượng cần TM). - Trình tự TM chưa sắp xếp hợp lí, chưa biết sử dụng pp phân tích phân loại để TM đối tượng - Nhiều em chưa biết vận dụng miêu tả (vận dụng chưa có hiệu quả) và biện pháp nghệ thuật - Chưa khẳng định được tầm qua trọng của cây lúa và con vật nuôi trong đời sống con người - Còn mắc lỗi về dấu câu, dùng từ, chính tả, quan hệ từ, liên kết, sắp xếp trật tự từ. * HS nghe đọc bài văn đạt điểm khá, giỏi: - Phượng, Lợi, Dũng Tổng hợp điểm Lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm Yếu 9A 0 8 21 5 9B 2 7 18 7 II. Trả bài 1. Nhận xét - Ưu điểm - Nhược điểm 2. Nghe bài mẫu * Hoạt động 4. HDHS chữa lỗi trong bài kiểm tra - Mục tiêu: Biết sửa lại các lỗi đã mắc về việc dùng từ, câu, diễn đạt, liên kết câu, đoạn - Phương pháp: Trình bày, thực hành - Thời gian: 15’ - HS trao đổi bài để nhận xét, tìm cách sửa chữa lỗi: Gv hướng dẫn chữa lỗi Gv nêu ví dụ lỗi: 1. Lỗi chính tả: * Lỗi * sửa - con châu,chổ - con trâu,chạy - deo trồng - gieo trồng - hung hăng gặm cỏ - thung thăng gặm cỏ - zúp,trú châu - giúp việc - tro gia đình - cho - kéo se - kéo xe 2.Lỗi diễn đạt, dùng từ: Cần được chăm sóc tỉ mỉ khi cây lúa còn xanh Để làm ra hạt gạo người nông dân xua rất vất vả nhưng người xua có câu có thực mới vực được đạo Thông thường cây láu chia làm ba thời kỳ Ở rễ mọc ra nhiều rễ đến khi lũa lên đòng người ta cần phải làm cỏ thời kỳ lúa trỗ đòng gọi là con gái trongnhuwngx năm tháng sống trong cảnh đồng lúa cây lúa đem lại một nguồi lao động dồi dào bây giờ con người đã phát hiện ra nhiều cây lúa Nơi có nhiều sư tử xa van đầu mèo tròn nhỏ, phần nhô ra phía trước là mồm mèo Gv gọi Hs chữa lại những lỗi đã mắc phải trong bài kiểm tra III. Chữa lỗi Chữa lỗi chính tả, liên kết, diễn đạt, trình bày, dùng từ 4. Củng cố: Gv khái quát bài học, yêu cầu Hs chú ý hơn về dàn ý, diễn đạt, tách đoạn văn 5. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị bài tiếp theo “Truyện Kiều của Nguyễn Du” Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 25.doc