Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 22

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 Cuộc sống xa hoa của phủ chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại

- Tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời lê - Trịnh.

3.Thái độ

 Có ý thức đọc và tìm hiểu thể loại tùy bút trung đại.

II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tư duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5
Tiết 22. Văn bản: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
( Đọc thêm)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Cuộc sống xa hoa của phủ chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại
- Tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời lê - Trịnh.
3.Thái độ
 Có ý thức đọc và tìm hiểu thể loại tùy bút trung đại.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích, nêu vấn đề ( đặt câu hỏi, động não)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H. Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản chuyện người con gái Nam Xương ?
- Nghệ thuật:đây là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng chuyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
- Nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động (1’)
 Cùng viết về những năm tháng cuối cùng của triều đình Lê - Trịnh, cùng phê phán sự xa hoa, hưởng lạc của chúa, sự tham nhũng , lộng hành của đám quan lại thừa cơ đục nước béo cò, nếu Hoàng Lê nhất thống chí chọn thể loại tiểu thuyết lịch sử, Lê Hữu Trác chọn thể loại kí sự thì Phạm Đình Hổ chọn thể tùy bút với lối ghi chép thoải mái tự nhiên những sự việc, hiện tượng chân thực được miêu tả tỉ mỉ mà không nhàm chán, xen kẽ những lời bình ngắn gọn mà đầy cảm xúc. Vậy chúng ta hãy đến với tác phẩm để hiểu thêm về Phạm Đình Hổ.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. Đọc- hiểu văn bản.
*Mục tiêu
- Đọc đúng văn bản.
- Cuộc sống xa hoa của phủ chúa,sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh.
- GVHD HS đọc: Giọng đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
- GV đọc mẫu 1đoạn → 2 HS đọc tiếp đoạn còn lại.
- GV nhận xét, uốn nắn cho HS.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giảvà tác phẩm?
- HS dựa vào sgk trả lời→ GV chốt lại
H. Em hiểu gì về thể loại văn bản?
 - Một loại bút kí , thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản, kết cấu tự do, tả người, kể việc và trình bày cảm xúc ấn tượng của người viết. 
- Tùy bút trung đại không hoàn toàn giống với tùy bút hiện đại: Cô tô, Cây tre Việt Nam.
GV nhắc HS chú ý phần 1.
H.Qua phần đọc em có nhận xét gì về cuộc sống xa hoa của Trịnh Sâm?
- HS đọc “ Mỗi khi đêm thanh vắng… triệu bất tường”
H. Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: “…Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?
- HS đọc đoạn còn lại trong sgk.
H. Bọn quan lại trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào?
H. Vì sao bọn chúng có thể làm như thế được?
- Thời chúa Trịnh Sâm, bọn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sùng ái, bởi chúng có thể giúp chúa đắc lực trong việc bày các trò ăn chơi hưởng lạc. Do thế, chúng có thế ỷ chúa mà hoành hành, tác oai tác quái trong nhân dân.
H. Thực chất của hành động đó là gì? cách miêu tả của tác giả có gì khác so với đoạn trên?
H. Chi tiết: “ Nhà ta ở phường Hà khẩu …cũng vì cớ ấy.” Chi tiết này tác giả nêu ra nhằm mục đích gì?
 - HS thảo luận( 5’)
 - Các nhóm báo cáo→ GV nhận xét→ KL.
- Kết thúc đoạn văn miêu tả thủ đoạn của bọn quan lại thái giám, tác giả kể một sự việc xảy ra trong gia đình mình: Bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt cây lê và cây lựu quý, rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai họa. Cách dẫn dắt như thế đã làm gia tăng đáng kể sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên. đồng thời cũng làm cho bài viết thêm phong phú và sinh động.
H. Theo em thể văn tùy bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước ?
 - Truyện phán ánh hiện thực cuộc sống thông qua số phận con người cụ thể, cho nên thường có cốt truỵên, có nhân vật, cốt truyện được triểm khai, nhân vật được khắc họa qua hệ thống chi tiết NT … thậm chí có cả những chi tiết tưởng tượng hoang đường.
HĐ2. ghi nhớ
H. Qua tìm hiểu toàn bộ văn bản, em nhận xét chung gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác giả?
 - HS trả lời→ GV KL
 - 1 HS đọc ghi nhớ.
23’
10’
3’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2.Thảo luận chú thích
* Tác giả:Phạm Đình Hổ (1768 – 1839).
 Sống vào thời buổi đất nước loạn lạc, đến thời Minh Mạng , vua mời ông ra làm quan, ông mấy lần từ chức, rồi lại bị triệu ra. Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu trên nhiều lĩnh vực.
* Tác phẩm: Vũ trung tùy bút viết khoảng đầu thế kỉ XIX, gồm 88 mẩu truyện nhỏ.
* Thể loại: Tùy bút.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh vương Trịnh Sâm.
 Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc họa ấn tượng sự xa hoa của chúa.
 “…kẻ thúc giả biết đó là triệu bất tường”, câu văn thể hiện thái độ dự đoán của tác giả trước cảnh xa hoa, dâm đãng ghê rợn trước cái gì không bình thường chứ không phải là cảnh thái bình thịnh trị. Nó như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của dân lành.
2. Những hành động của bọn quan lại thái giám.
 Kết thúc đoạn văn miêu tả bọn hoạn quan, tác giả đã kể ra câu chuyện trong gia đình mình. Cách dẫn dắt như thế đã làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết tác giả ghi chép ở trên. Đồng thời cũng làm cho cách viết thêm phong phú và sinh động, cảm xúc của tác giả cũng đượcgiử gắm kín đáo trong đó.
III. Ghi nhớ ( Sgk)
- ND.
- NT.
4. Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài.
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- HS về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài: Hoàng lê nhất thống chí.
* Đọc và trả lời câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 22.doc