Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21

I. Mục tiêu

- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật.

1. Kiến thức

- Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người.

- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.

- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

3. Thái độ: Trân trọng giá trị của văn nghệ, biết gìn giữ nền VHDT.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án

2. Học sinh: Soạn bài

III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy.

1. Ổn định: (1P)

- Kiểm tra sĩ số.

- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà chưa đựng tất cả những say sưa, vui, buồn, yêu, ghét, mơ mộng của nghệ sĩ
- Người tiếp nhận văn nghệ rung cảm cùng tác giả và mở rộng phát huy vô tận qua các thế hệ.
=> Khác với các bộ môn khoa học, nội dung của văn nghệ là khám phá tâm hồn con người, là đời sống tình cảm mang tính cá nhân của nghệ sĩ.
b. Con người cần tiếng nói của văn nghệ.
- Văn nghệ giúp tâm hồn chúng ta sống đầy đủ, phong phú hơn với cuộc đời chính mình.
- Nếu ta bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ giúp ta gần gũi cuộc sống bên ngoài.
- Văn nghệ làm tươi mát cuộc sống khắc khổ hằng ngày, con người vui, buồn, mơ ước trước cuộc sống vất vả.
=> Không có văn nghệ, cuộc sống con người sẽ khô khan và héo úa.
c. Khả năng kì diệu của văn nghệ.
- Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung và con đường mà nó đến với người đọc:
+ Nghệ thuật là tiếng nói tình cảm.
+ Tư tưởng của nghệ thuật thấm sâu vào cảm xúc.
+ Tác phẩm nghệ thuật lay động tâm hồn chúng ta. Giúp ta biết yêu, ghét, buồn, vui, đợi chờ…
- Văn nghệ giúp mọi người tự nhận thức mình và xây dựng chính mình.
=> Văn nghệ có thể cảm hóa được con người một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc.
5. Tổng kết 
a. Nghệ thuật:
- Bố cục: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết: từ ngữ giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn và đời sống thực
- Giọng văn: chân thành, say sưa, nhiệt hứng dâng cao.
b. Nội dung: 
(Ghi nhớ SGK)
HOẠT ĐỘNG III 10P
Phân tích ý nghĩa và tác dụng của tác phẩm nghệ thuật.
Nhận thức
Thẩm mỹ
Giáo dục
Phong cách cá nhân
Tác phảm văn học Đồng chí
Cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và thiếu thốn
Vẻ đẹp của người lính ở sự bình dị, tình cảm chân tình …
Biết yêu thương, gìn giữ, chiến đấu bảo vệ non sông.
Tình cảm sâu lắng, thiết tha, mộc mạc 
Củng cố (3P)
Nhắc lại nội dung bài học.
Dặn dò.(1P)
- Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 07/01/2014
Tiết thứ: 98
 Ngày dạy: 15/01/2014
Bài: 
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Mục tiêu
- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
- Công dụng của các thành phần trên.
2. Kỹ năng
- Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu.
- Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
3. Thái độ: Tích cực học tập và rèn luyện sử dụng thành phần biệt lập trong nói hoặc viết.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định(1)
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra (7)
Câu hỏi: Thế nào là khởi ngữ? Cho ví dụ?
Bài mới
Giới thiệu (1P)
Chúng ta vừa học khởi ngữ trong câu, hôm nay ta nghiên cứu thành phần khác của câu: Các thành phần biệt lập!
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 7P
Cho học sinh đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi SGK
Chắc thể hiện thái độ gì?
Có lẽ thể hiện thái độ ntn?
Nếu không có từ in đâm thì sự việc nói trong câu có thay đổi không?
Thế nào là thành phần tình thái?
I. Thành phần tình thái.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét:
(1). Thể hiện nhận định của người nói:
a. Chắc – thái độ tin cậy sự việc diễn ra tốt đẹp.
b. Có lẽ - thái độ tin cậy sự việc điến ra thấp hơn.
(2). Không có các từ Chắc, Có lẽ thì sự việc nói trong câu không thay đổi
KL: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói trong câu.
HOẠT ĐỘNG II 7P
Cho học sinh đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi SGK
Ồ thể hiện cảm xúc gì?
Trời ơi thể hiện cảm xúc ntn?
Các từ in đâm có dùng để gọi không Nó giúp gì cho người nói?
Thế nào là thành phần cảm thán?
II. Thành phần cảm thán.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét:
(1). Không chỉ sự vật hay việc được nói trong câu.:
a. Ồ – sự ngạc nhiên.
b. Trời ơi – sự ngạc nhiên cao hơn.
(2). Hiểu được người nói kêu Ồ, Trời ơi là nhờ ở phần tiếp theo.
(3). Các từ Ồ, Trời ơi không dùng để gọi, nó chỉ giúp người nói giãi bày lòng mình
KL: Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói.
* Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG III 14
Cho học sinh làm bài tập 
Nhận diện từ tình thái và cảm thán?
Cho học sinh sắp xếp từ tình thái theo mức độ tăng dần sự tin cậy.
Cho học sinh chọn và giải thích từ?
 Tại sao tác giả lại sự dụng từ chắc?
 Cho học sinh vận dụng kiến thức đã học về giá trị của tiếng nói văn nghệ để và nọi dung vừa học làm bài
Nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a. Có lẽ - tình thái
b. Chao ôi- cảm thán
c. Hình như- tình thái
d. Chả nhẽ - tình thái
2. Bài tập 2:
Dường như / hình như /có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.
3. Bài tập 3:
-Ttừ chắc chắn sẽ có độ tin cậy cao hơn.
- Tác giả dùng từ chắc là thể hiện điều mình nghĩ chưa hẳn đúng.
4. Bài tập 4:
Nếu chưa đọc “Đồng chí” thì có lẽ chưa hiểu hết được tình đồng chí là thế nào. Nó không giải nghĩa như từ điển mà nó bắt nguồn từ sự rung cảm của những người lính đồng cảnh ngộ. Họ có chung lý tưởng và từ đó họ gắn bó với nhau như máu thịt. Chính vì hiểu và thông cảm mà họ động viên nhau, chia xẻ khó khăn, thổ lộ cho nhau nghe từ tình cảm sâu kín. Và cùng nhau thực hiện nhiệm vụ.
Củng cố(3P)
Nhắc lại nội dung bài học
Dặn dò.(1P)
- Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Các thành phần biệt lập.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 07/01/2014
Tiết thứ: 99
 Ngày dạy: 15/01/2014
Bài: 
NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu
Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Kiến thức
Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự vệc, hiện tượng đời sống.
2. Kỹ năng
Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ: Tích cực học tập và rèn luyện cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: (1)
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra(7P)
Câu hỏi: trình bày phép phân tích và tổng hợp?
Bài mới
Giới thiệu (1P)
Chúng ta đã biết phép phân tích và tổng hợp trong bài văn nghị luận, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I
Cho học sinh đọc văn bản
Cho học sinh trả lời câu hỏi
- Nêu hiện tượng?
- Biểu hiện của hiện tượng?
+ Giờ làm việc? 
+ Đối với mọi người?.
- Nêu vấn đề?
- Nêu cách viết của tác giả?
- Nguyên nhân của bệnh lề mề?
- Tác hại của bệnh lề mề?
- Tìm bố cục của bài?
Nhận xét hoạt động của học sinh
Cho HS đọc ghi nhớ: SGK
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Ví dụ: Bệnh lề mề.
a. 
- Hiện tượng lề mề trong đời sống.
- Biểu hiện của bệnh lề mề:
+ Sai giờ hẹn nhiều lần 
+ Thiếu tôn trọng mọi người.
- Vấn đề: Lề mề trở thành vấn nạn xã hội.
- Cách viết của tác giả: chỉ ra được hiện tượng, nguyên nhân, tác hại và cách khác phục của bệnh lề mề.
b. Nguyên nhân của bệnh lề mề: coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
c. Tác hại của bệnh lề mề: làm phiền mọi người, làm mất thì giờ, làm nảy sinh cách đối phó.
d. Bố cục: nêu hiện tượng – phân tích các nguyên nhân – nêu các giải pháp khắc phục
2. Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG II
- Các hiện tượng đáng phê phán?
- Các hiện tượng đáng biểu dương?
- Đáng viết một bài nghị luận không?.
Nhận xét hoạt động của học sinh.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Các hiện tượng đáng phê phán: Sai hẹn, không giữ lời hứa, nói tục, viết bậy, đua dòi, lười biếng, quay cóp, đi học muộn giờ, thói ỷ lại …
b. Các hiện tượng đáng biểu dương: tấm gương học tốt, vượt khó, tình thần tương trợ, không tham lam, lòng tự trọng …
2. Bài tập 2:
Đáng viết một bài nghị luận vì nó là vấn nạn xã hội cần lên tiếng phê phán.
Củng cố: (3P)
Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Nêu cách làm bài văn nghị luận trên.
Dặn dò.(1P)
- Học nội dung.
- Chuẩn bị: cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 07/01/2014
Tiết thứ: 100
 Ngày dạy: 17/01/2014
Bài: 
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu
Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Kiến thức
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời 
2. Kỹ năng
- Nắm bắt được bố cục của kiểu bài nghị luận này.
- Quan sát các hiện tượng của đời sống.
- Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ: Tích cực học tập và rèn luyện cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: (1)
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra(7P)
Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Nêu cách làm bài văn nghị luận trên
Bài mới
Giới thiệu (1P)
Chúng ta đã biết phép phân tích và tổng hợp trong bài văn nghị luận, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 10P
Cho học sinh đọc các đề bài nghị luận.
Cho học sinh nhận xét.
- Điểm giống nhau?
- Nêu đề văn nghị luận? 
Đề: Khi ở nhà có nhiều bạn chưa chuẩn bị bài mới, không học bài cũ. Khi ở lớp thì không chú ý xây dựng bài và làm bài tập. Vậy chúng ta có suy nghĩ gì về hiện tượng trên. 
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Các đề bài nghị luận.
2. Nhận xét.
a. Điểm giống nhau:
- Nêu sự việc, hiện tượng.
- Mệnh lệnh làm bài.
b. Đề: 
- Nêu sự việc, hiện tượng.
- Mệnh lệnh
HOẠT ĐỘNG II 17P
Cho học sinh đọc đề (SGK) tr23
Cho học sinh tìm hiểu đề và tì

File đính kèm:

  • docTuần 21.doc
Giáo án liên quan