Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đợt IV môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Tân Trường (Có đáp án)

Câu 1 (3 điểm)

Cho đoạn văn: „Bước vào thế kỉ mới, muốn„ sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”.

a. Đoạn trích trong văn bản nào, của ai? Đoạn văn được lập luận theo phương thức biểu đạt nào?

b. Từ „hành trang” trong đoạn văn được hiểu như thế nào?

c. Phần chữ nằm trong dấu ngang cách: - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - là thành phần nào của câu văn, tác dụng của thành phần đó trong câu?

Câu 2 (7 điểm) - Học sinh chọn 01 trong 02 đề bài sau đây-

Đề 1: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Bác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đợt IV môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Tân Trường (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tHCS 
Tân Trường
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng Đợt IV
Ngày 4/3, Năm học 2010 - 2011 
Môn : Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1 (3 điểm)
Cho đoạn văn: „Bước vào thế kỉ mới, muốn„ sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”.
a. Đoạn trích trong văn bản nào, của ai? Đoạn văn được lập luận theo phương thức biểu đạt nào?
b. Từ „hành trang” trong đoạn văn được hiểu như thế nào?
c. Phần chữ nằm trong dấu ngang cách: - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - là thành phần nào của câu văn, tác dụng của thành phần đó trong câu?
Câu 2 (7 điểm) - Học sinh chọn 01 trong 02 đề bài sau đây- 
Đề 1: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Bác.
Đề 2: Phân tích 6 dòng thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải để làm rõ nhận xét : Trong đoạn thơ, bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế hiện lên đẹp trong trẻo, dịu dàng và tràn đầy cảm xúc.
 ( Bài làm văn trong khoảng 01 trang giấy kiểm tra)
-------- Hết -------
Trường tHCS 
Tân Trường
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng Đợt IV
Ngày 4/3, Năm học 2010 - 2011
Môn : Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 60 phút
Hướng dẫn đáp án, biểu điểm.
Câu/ý
Nội dung hướng dẫn
Điểm
Câu 1
3 đ
a/ 1 đ
 Nêu đúng tên tác giả, tác phẩm viết đúng chính tả, mỗi ý.- được 0,25 điểm
+ Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
+ Tác giả: Vũ Khoan
- Nêu đúng phương thức biểu đạt của đoạn văn dược 0,5 điểm
Phương thức nghị luận
0,5đ
b/1đ
- Nêu đúng nghĩa của từ “hành trang” theo cách giả thích nghĩa của từ trong SGK Ngữ văn 9 kì II – Tr29, được 1 điểm
+ Đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa.
+ Trong văn bản, từ này được hiểu là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quenđể đI vào thế kỉ mới.
1đ
c./
1 đ
 Nêu đúng thành phần câu nằm trong dấu ngang cách được 0,5 điểm:
Thành phần phụ chú.
Nêu được tác dụng của thành phần phụ chú trong câu được 0,5 điểm:’
Bổ sung thêm ý nghĩa, làm rõ nghĩa cho từ “lớp trẻ” dược dùng ở trước đó.
1đ
Câu 2
7 đ
Bài làm đạt các yêu cầu sau:
Đề 1:
* Về hình thức: Bài nghị luận xã hội - Giải thích, Chứng minh làm rõ vấn đề, có bố cục ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ cụ thể. Biết trình bày dẫn chứng, lí lẽ theo trình tự hợp lí. Biết liên kết câu, đoạn bằng các phương tiện liên kết. Biết sử dụng dẫn chứng bắt buộc và mở rộng một cách hài hòa. Lời văn chặt chẽ, sắc bén. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng các kiểu câu linh hoạt.
* Về nội dung: Dựa vào kiến thức xã hội, lịch sử và dựa vào nội dung những văn bản viết về Bác Hồ để giải thích, chứng minh làm rõ các ý: Bác là lãnh tụ vĩ đại; anh hùng giả phóng dân tộc; danh nhân văn hóa thế giới. Sắp xếp các ý theo trình tự, các ý tập trung làm rõ vấn đề để đảm bảo liên kết logic và liên kết chủ đề: Theo gợi ý trong dàn bài, biểu điểm sau:
A, Mở bài: 0,5 điểm
- Dẫn dắt vào đề:
- Nêu vấn đề suy nghĩ.
B. Mở bài: 6 điểm Lần lượt giải thích chứng minh các ý bằng cách đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng, phân tích dẫn chứng, bình luận:
* Bác là lãnh tụ vĩ đại của nhân Việt Nam: 2 điểm
Nêu dẫn chứng (Bác sáng lập ra Đảng ta, Bác khai sinh ra nước Việt Nam; Bác lãnh đạo nhân dân đánh thắng giặc Pháp, giặc Mỹ xâm lược
* Bác là anh hùng giải phóng dân tộc: được 2 điểm
- Nêu dẫn chứng về các anh hùng trong đấu tranh chống ngoại xâm từ thời phong kiến đến thời Pháp đô hộ nước ta,...
Nêu dẫn chứng làm rõ Bác là vị anh hùng giải phóng: Bác lãnh đạo Dảng Cộng sản Việt Nam, Đảng thành công trong việc giải phóng đất nước, đưa đất nước thoát khỏi ách nô lệ, xây dựng chính quyền cách mạng và vượt qua nguy nan để giữ vững nền độc lập, làm rạng rỡ non sông đất nước
* Bác Hồ là danh nhan văn hóa thế giới: 2 điểm
- Bác là người có công lớn trong vieeck lãnh đạo Đảng, giả phóng dân tộc.
- Bác là tấm gương sáng về con nguwoif mẫu mực về phong cách sống có văn hóa (Lấy dẫn chứng từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh)
- Bác đã cống hiến bao nhiêu kinh nghiệm lịch sử về đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước cho nhân loại. Bác đã viết và để lại bao nhiêu trang viết giản dị mà cao siêu về con người, về cuộc sống: Bản tuyên ngôn Độc lập của Bác có thể nói là sự tổng hòa, kết tinh của các bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân chủ của cách mạng Pháp.
C. Kết bài 0,5 điểm: Ca ngợi, kính yêu Bác,...Nhiệm vụ của học sinh, của mỗi công dân phải ra sức học tập các đức tính của Bác để trở thành học sinh, thành công dân tốt.
Đề 2:
* Về hình thức: Kiểu bài phân tích đoạn trích thơ dựa trên cơ sở đọc, hiểu văn bản, bài làm văn có bố cục rõ ràng. Lập luận theo một trình tự hợp lí. Câu, đoạn đúng ngữ pháp, có liên kết. Biết vận dụng phép phân tích, tổng hợp để lập luận. Biết sử dụng và trình bày dẫn chứng bắt buộc và mở rộng trong bài viết một cách hài hòa. Lời văn chặt chẽ, có tính biểu cảm.
* Về nội dung: Biết dựa vào đọc, hiểu văn bản (Đoạn thơ) về nội dung nghệ thuật để xác định đúng nội dung đoạn thơ: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế đẹp trong trẻo, dịu dàng và tràn đầy cảm xúc. Phân tích được các chi tiết, hình ảnh, nghệ thuật sử dụng từ ngữ để làm rõ nội dung chính theo trình tự để đảm bảo liên kết chủ đề, liên kết logic.. Giáo viên có có thể căn cứ theo hướng phân tích theo gợi ý trong dàn bài sau để chấm:
A. Mở bài: - 0,5 điểm
- Giới thiệu xuất xứ tác phẩm, tác giả, trích dẫn ý kiến nhận xét
- Nêu khái quát cảm xúc của người viết về vấn đề, trích dẫn thơ.
B. Thân bài: - 6 điểm (Tập trung phân tích chi tiết, hình ảnh thơ, nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong 6 dòng thơ để làm rõ nhận xét. Phân tích 2 ý 
- Phân trích chi tiết, hình ảnh làm rõ bức tranh thiên nhiên xứ Huế dẹp nhẹ nhàng (Kết hợp liên tưởng, bình): được 3đ
+ Không gian mùa xuân: Bầu trời, dòng sông - >cao, rộng
+ Màu sắc xuân; xanh, tím biếc -> tươi thắm, nhẹ nhàng mang nét đặc trưng của xứ Huế vừa dịu dàng vừa tươi tắn tràn đầy sức xuân
- Âm thanh: tiếng chin chiền chiền vang lừng -> âm thanh trong vắt, cao rộng, long lanh như giọt mưa mùa mùa xuân.
= > Tổng hợp: Bức tranh mùa xuân xứ Huế trong trẻo, rạo rực sức sống bởi màu sắc, âm thanh, một bức tranh thiên nhiên đậm chất Huế.
- Phân tích nghệ thuật dùng từ trong đoạn thơ để làm rõ cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh mùa xuân xứ Huế. (Kết hợp liên tưởng, bình) được 3đ
 + Sử dụng từ ngữ: Đảo ngữ "mọc giữa dòng sông xanh..." đưa động từ chỉ sự tồn tại của vật lên trước vật thể hiện sự thích thú, bất ngờ, thú vị. Dùng lời gọi "Ơi con chim chiền chiện làm lời thơ tự nhiên, thân thiết như một lời trách yêu: Hót chi mà vang trời..).
+ Sử dụng phép tu từ: Tôi đưa tay tôi hứng => Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: từ nghe -> nhìn -> hứng được âm thanh giọt tiếng chim
=> Tổng hợp cảm nhận về hình mùa xuân, âm thanh mùa xuân, âm thanh cuộc sống bằng cả sự nâng niu, trìu mến, trân trọng,...
C. Kết bài: - 0,5 điểm
- Nêu nhận định chung về nội dung phân tích
- Bày tỏ tình cảm suy nghĩ của người viết về vấn đề.
* Biểu điểm chung:
+ Điểm 6 đạt các yêu cầu ở mức hoàn hảo
+ Điểm 4 -> 5 đạt các yêu cầu ở mức cao.
+ Điểm 2 -> 3 đạt các yêu cầu. Viết chưa sâu sắc, còn vụng về trong dùng từ, viết câu, diễn đạt ý.
+ Điểm 1 đã nêu được vấn đề, viết được một số ý có liên quan đến vấn đề, chưa hình thành bài văn,...
+ Điểm 0 chưa biết làm văn.
Học sinh có nhứng cách lập luận khác, nhưng đảm bảo các yêu cầu của từng đễ bài, vẫn chấm theo các yêu cầu trên)
7đ
Tổng
10 đ

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_dot_iv_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc
Giáo án liên quan