Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20

I. Mục tiêu

Trình bày được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

1. Kiến thức

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ)

- Trình bày bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách việt một bài văn nghị luận.

3. Thái độ

 - Yêu thích đọc sách

 - Trân trọng giá trị của sách.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án

2. Học sinh: Soạn bài

III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề

IV. Tiến trình giờ dạy.

1. Ổn định: (1P)

- Kiểm tra sĩ số.

- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.

2. Kiểm tra (0P)

3. Bài mới

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m có cho đó là đúng không?
Nêu nội dung của văn bản?
Nêu nghệ thuật xây dựng văn bản
Nhận xét hoạt động của học sinh.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Bố cục:
- P1: “Học vấn … phát hiện thế giới mới) – tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- P2: Tiếp “… tự tiêu hao lực lượng” – các khó khăn và thiên hướng sai lạc của việc đọc sách.
- P3: Phần còn lại “ …” – bàn về phương pháp đọc sách (chọn sách và cách đọc hiệu quả )
3. PTBĐ: Nghị luận
4. Phân tích:
a. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Tầm quan trọng của sách:
+ Sách đã cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu … tích lũy qua từng thời đại.
+ Sách là cột mốc trên con đường phát triển học thuật
+ Sách là kho tàng tri thức, di sản tinh thần mà loài người tích lũy.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Đọc sách là con đường tích lũy nâng cao kiến thức.
+ Đọc sách là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.
=> Tác giả trình bày sáng tỏ luận điểm tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
b. Cách lựa chọn sách để đọc.
- Các thiên hướng sai lạc trong đọc sách:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, không kịp tiêu hóa, không nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa: tốn thời gian, sách không có ích.
- Cách lựa chọn sách đúng:
+ Chọn sách có giá trị, có lợi cho mình.
+ Đọc kỹ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
+ Đọc loại sách có kiến thức bổ trợ cho lĩnh vực chuyên môn của mình.
=> Tác giả bàn kỹ về cách lựa chon và cách đọc sách.
c. Phương pháp đọc sách.
- Không nên đọc lướt qua
- Vừa đọc vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm: “trầm ngâm, tích lũy, tưởng tượng tự do”.
- Không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú. 
- Đọc sách là công việc rèn luyện, một cuyộc chuẩn bị âm thầm gian khổ.
5. Tổng kết 
a. Nội dung:
- Đọc sách là con đường để tích lũy kiến thức
- Phải biết chọn sách để đọc 
- Đọc ít mà chắc, hơn đọc nhiều mà rỗng.
b. Nghệ thuật.
- Lời bàn đạt lý thấu tình.
+ Dẫn chứng: xác thực
+ Lí lẽ: phân tích cụ thể
- Bố cục chặt chẽ.
- Ngôn ngữ:
+ Giàu hình ảnh
+ Cách ví von dí dỏm.
- Giọng điệu: chuyện trò, tâm tình thân ái để chia sẻ …
HOẠT ĐỘNG III 5P
Cho học sinh phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong bài Bàn về đọc sách?
III. Luyện tập:
Phát biểu cảm nghĩ:
- Đọc sách thì phải lựa chọn sách phù hợp với minh.
- Đọc phải nghiền ngẫm, tưởng tượng
- Đọc sách bổ trợ cho lĩnh vực chuyên môn.
Củng cố(3P)
Nhắc lại nội dung bài học.
Dặn dò.(1P)
- Học nội dung bài.
- Chuẩn bị bài: Tiếng nói của văn nghệ.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 25/12/2013
Tiết thứ: 93
Ngày dạy: 08/01/2014
Bài: 
KHỞI NGỮ
I. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
- Đặt câu có khởi ngữ.
1. Kiến thức
- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
2. Kỹ năng
- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
- Đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ: Tích cực luyện tập và sử dụng khởi ngữ đúng mục đích.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: (1P)
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra(0P)
Bài mới
Giới thiệu(1P)
Em thử phân tích cấu tạo chủ-vị của câu sau:
Cực khổ ư, tôi cũng từng nếm thử. Đói nghèo ư, tôi cũng trải qua. Riêng nỗi cô đơn thì tôi rất sợ!
Những thành phần in đậm đó là thành phần gì? Có chức năng gì trong câu? Ta đi vào bài học hôm nay!
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 20P
Cho học sinh đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi:
- Xác định chủ ngữ trong câu
- Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ?
+ Về vị trí? Đứng ở vị trí nào trong câu?
+ Về quan hệ với vị ngữ? Quan hệ với vị ngữ như thế nào?
- Có thể thêm quan hệ từ vào các từ in đậm không?
? Các từ in đậm trong ví dụ trên là khởi ngữ, vậy khởi ngữ là gì?
? Nêu cách nhận diện khởi ngữ?
Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK?
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Ví dụ:
- Xác định chủ ngữ.
a. Từ anh thứ hai là CN
b. Từ tôi là CN
c. Từ chúng ta là CN
- Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ:
+ Về vị trí: Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ.
+ Về quan hệ với vị ngữ: Các từ in đậm không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
- Có thể thêm quan hệ từ vào các từ in đậm: về, đối với
2. Ghi nhớ: (SGK)
HOẠT ĐỘNG II 17P
Cho học sinh xác định khởi ngữ 
Cho học sinh chuyển các từ in đậm thành khở ngữ
Thảo luận: 
Tại sao người ta dùng khởi ngữ trong việc thiết lập văn bản?
(nêu đề tài, nhấn mạnh đề tài được nói đến)
Tìm khởi ngữ trong câu sau:
- Thoang thoảng mùi hoa nhài.
- Cực khổ ư, tôi cũng từng nếm thử.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a. Điều này
b. Đối với chúng mình
c. Một mình
d. Làm khí tượng
e. Đối với cháu
2. Bài tập 2:
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Củng cố (5P)
Thế nào là khởi ngữ?
Trình bày cách nhận diện khởi ngữ?
Dặn dò.(1P)
- Học bài và làm bài.
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 25/12/2013
Tiết thứ: 94
Ngày dạy: 08/01/2014
Bài: 
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu
Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận.
1. Kiến thức
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
2. Kỹ năng
- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Tích cực học tập, rèn luyện phép phân tích và tổng hợp.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: (1)
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra(0P)
Bài mới
Giới thiệu (1P)
Nhân dân ta thường chê một số người ăn nói vụng về làm cho người nghe khó hiểu, nhưng cũng khen những người có tài ăn nói, vì sao lại như vậy? Hôm nay chúng ta học bài Phép phân phân tích và tổng hợp sẽ giải đáp phần nào về vấn đề trên?
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 19P
Cho học sinh đọc bài Trang phục
Cho học sinh trả lời các câu hỏi
- Đoạn đầu tác giả muốn nêu vấn đề gì? Nhiệm vụ, vị trí đoạn này là gì trong bài văn?
- Đoạn 2, 3 tác giả đưa ra luận điểm gì? Nó tương đương với phần nào trong bài văn?
- Cách chia vấn đề ra từng bộ phận để bàn bạc thì gọi là phép lập luận gì? Thế nào là phép lập luận phân tích?
- Đoạn cuối tác giả muốn kết luận điều gì? Phần này tương đương với phần nào trong bài văn?
- Chốt lại vấn đề đã đưa ra thì gọi là gì? Thế nào là phép tổng hợp?
Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK tr 10.
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
1. Ví dụ: Trang phục
2. Nhận xét:
a. 
- Đoạn mở đầu: Đưa ra dẫn chứng để nhận xét về vấn đề trang phục phải phù hợp hoàn cảnh.- nêu vấn đề.
- Đoạn 2: Ăn mặc phải đúng theo quy định văn hóa xã hội.
+ Hoàn cảnh chung: Trang phục nơi công cộng.
+ Hoàn cảnh riêng: Trang phục trong công việc, sinh hoạt.
- Đoạn 3: Ăn mặc phù hợp là thể hiện đức tính con người: Giản dị, hòa mình vào mọi người.
- Phép lập luận phân tích: chia vấn đề ra thành các bộ phận, rồi chỉ ra đặc điểm từng bộ phận của vấn đề đó bằng cách nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu, chứng minh, giải thích…
b. 
- Phép tổng hợp: chốt lại vấn đề - trang phục phù hợp với văn hóa, đạo đức, môi trường là trang phục đẹp.
- Phép tổng hợp thường đặt ở vị trí kết bài.
*. Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG II 20P
Tác giả phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm?
Tìm luận cứ?
Tìm cách phân tích?
Giáo viên nhận xét hoạt động của học sinh.
Tác giả phân tích lý do phải chọn sách như thế nào?
Sách nhiều?
Có hai loại sách thì đọc như thế nào?
Tác giả phân tích tầm quan trọng của đọc sách như thế nào?
Phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận?
Giả thử không phân tích mà ta kết luận ngay được không? Vì sao?
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
- Luận cứ 1: Học vấn là của nhân loại.
- Luận cứ 2: Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại.
- Luận cứ 3: Sách là kho tàng quý báu.
+ Giả thiết 1: Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật … thì nhất định phải … làm điểm xuất phát.
+ Giả thiết 2: Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại … thì chưa biết chừng chúng ta … mấy nghìn năm trước.
- Kết luận: Lúc đó, dù có tiến lên … làm kẻ lạc hậu.
=> Cách phân tích của tác giả là đi từng mặt của luận điểm.
2. Bài tập 2:
Các lý do phải chọn sách để đọc:
- Do sách nhiều, chất lượng khác nhau cho nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích.
- Sách có loại chuyên môn, loại thường thức, chúng có lien quan đến nhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức.
3. Bài tập 3:
Tầm quan trọng của đọc sách.
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
- Đọc ít mà kỹ quan trọng hơn là đọc nhiều mà qua loa, không có lợi ích gì.
4. Bài tập 4:
Phương pháp phân tích rất cần thiết trong lập luận, vì qua sự phân tích lợi – hại, đúng – sai , thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
Củng cố: (3P)
Thế nào là phép phân tích?
Thế nào là phép tổng hợp? nêu mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp?
Dặn dò.(1P)
- Học nội dung bài.
- Chuẩn bị: Luyện tâph phân tích tổng hợp.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 25/12/2013
Tiết thứ: 95
Ngày dạy: 10/01/2014
Bài: 
LUYÊN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu
Có kĩ nă

File đính kèm:

  • docTuần 20.doc