Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 13

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.

- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

2. Kĩ năng

- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.

- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.

3. Thái độ: Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong hội thoại sao cho đúng.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại.

2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng.

2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.

3. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn19/8/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 13
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
	Tiếp theo
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
3. Thái độ: Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong hội thoại sao cho đúng.
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại.
2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng.
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.
3. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
Trình bày nội dung của phương châm quan hệ, PC cách thức, PC lịch sự? 
 Khi muốn chuyển đề tài nhưng không muốn vi phạm PC quan hệ ta nói như 
 thế nào? 
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu mối quan hệ giữa PCHT với THGT 
- Mục tiêu: HS cần hiểu được rằng vận dụng các PCHT phải phù hợp với tình huống giao tiếp
- Phương pháp: Vấn đáp,giải thích,thảo luận.
- Thời gian: 8p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HS: Đọc ví dụ.
? Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao.
 HS : Phát hiện. Câu hỏi “Bác làm việc có vất vả lắm phải không?” có thể coi là lịch sự. Nhưng trong tình huống giao tiếp này chàng rể đã làm một việc quấy rối đến người khác, gây phiền hà cho người khác.
? Trong trường hợp nào thì được coi là lịch sự.
 HS: Lấy ví dụ minh hoạ
GV Trường hợp được coi là lịch sự: hỏi thăm người khác khi họ làm việc xong, có thể trả lời mình mà không ảnh hưởng đến họ.
? Tìm các ví dụ tương tự như câu chuyện trên.
 HS :Tìm ví dụ.
? Có thể rút ra bài học gì từ các câu chuyện trên.
 HS: Rút ta kết luận và đọc ghi nhớ SGK.
I. Quan hệ giữa phương châm
 hội thoại và tình huống giao
 tiếp.
1.Ví dụ
 Truyện cười “Chào hỏi”.
2. Nhận xét
- Chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Nhưng lại sử dụng không đúng lúc.
* Ghi nhớ/36
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ trong PCHT 
- Mục tiêu: Những nguyên nhân khiến người nói vi phạm PCHT
- Phương pháp: Nêu vấn dề, giải thích.
- Thời gian: 12’
HS: Điểm lại những VD đã được tìm 
 hiểu ở các tiết 3,8. 
? Trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại? Do đâu mà người nói đã không tuân thủ các PC hội thoại.
a) “Lợn cưới áo mới”: vi phạm PC về lượng.
b) “Có nuôi được không”: vi phạm PC về lượng.
c) “Quả bí khổng lồ”: vi phạm PC về chất.
d) “Dây cà ra dây muống”: vi phạm PC cách thức.
e) “Ông nói gà bà nói vịt”: vi phạm PC quan hệ.
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy.
 HS: Trả lời độc lập.
? Khi bác sĩ nói với người bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ “nếu cố gắng thì có thể vượt qua”,hay “chữa khỏi” thì PC nào đã không được tuân thủ.
 HS: Phát biểu:
? Vì sao bác sĩ lại không tuân thủ PC về chất? Việc nói dối của bác sĩ có thể chấp nhận được hay không? Tại sao.
 HS: Mục đích động viên giúp người bệnh vượt qua bi kịch, là việc làm nhân đạo nên chấp nhận được.
? Vậy còn nguyên nhân nào trong giao tiếp người nói đã không tuân thủ các PC hội thoại.
 HS: Ưu tiên cho PC hội thoại khác quan trọng hơn. 
? Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Phải hiểu ý nghĩa câu này như thế nào?
 HS: Độc lập làm việc.
GV Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng, nhưng xét về nghĩa hàm ẩn thì câu nàycó nội dung của nó, nghĩa là đã đảm bảo phương châm về lượng.
 ý nghĩa: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người để sống. 
? Em còn biết câu nói nào tương tự như vậy.
HS: Chiến tranh chỉ là chiến tranh, em là em anh vẫn cứ là anh....
? Tại sao người nói lai nói những câu như thế.
 HS: Muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu theo một hàm ý 
? Vậy qua các ví dụ em thấy những nguyên nhân nào các phương châm hội thoại không được tuân thủ.
 HS: Phát biểu và đọc ghi nhớ SGK
II- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
* Bài tập 1/ 37:
- Ngoại trừ tình huống ở p/c lịch sự còn lại tất cả đều không tuân thủ p/c hội thoại
-> Các trường hợp không tuân thủ PCHT có thể vì người nói vô ý vụng về.
* Bài tập 2/ 37:
Câu trả lời của Ba không đáp ứng yêu cầu giao tiếp vi phạm phương châm về lượng -> người nói k cung cấp đúng thông tin, vì người nói k biết chính xác năm nào là năm sáng tác máy bay đầu tiên.
* Bài tập 3/37:
- Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất. Vì yêu cầu (nhân đạo) quan trọng.
* Bài tập 4/ 37: 
- Xét nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Xét nghĩa hàm ý: tiền bạc là phương tiện.
- Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo 1 hàm ý nào đó.
* Ghi nhớ (SGK trang 37)
* Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu: Phát hiện và phân tích các trường hợp vi phạm PCHT
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 10p’
Yêu cầu học sinh đọc bài tập 
- Gọi 2 em ở 2 dãy lần lượt đọc BT 1, 2 nêu yêu cầu BT.
- Cho mỗi dãy làm 1 bài.
- GVHD cả lớp chữa bài
III.Luyện tập
Bài 1
- Ông bố không tuân thủ p/c cách thức
- Đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “ Tuyển tập truyện ngắn Ncao” để nhờ đó mà tìm quả bóng
" Cách nói không rõ.
Bài 2
- Thái độ các vị khách là bất hoà với chủ ( lão Miệng )
- Lời Chân Tay không tuân thủ p/c lịch sự
- Không có lý do chính đáng.
- Vì đến nhà cần chào hỏi.
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học:
- Mối qh giữa PC hội thoại với tình huống giao tiếp? Do đâu mà người nói 
 đôi khi không tuân thủ các PC hội thoại?
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài : Xưng hô trong hội thoại 
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 13.doc