Giáo án Ngữ văn 9 - Một số bài văn mẫu

Đề bài 1 :

 Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong truyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

 

 Bài làm 1

 

 Nhà thơ Huy Cận từng viết :

 " Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

 Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ "

 Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

" Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng " Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi ! ", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong 2 tác phẩm " Truyện Kiều " của Nguyễn Du và " Chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ.

Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận.

Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương ( " Chuyện người con gái Nam Xương " ).

Tục ngữ có câu " Gái có công thì chông chẳng phụ " thế nhưng công lao của Vũ Nương chắng những không được biết đến mà chính nàg còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh.Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.

 

doc109 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Một số bài văn mẫu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lặng sóng êm, gặp luồng cá, đánh bắt được nhiều. Niềm ước mong ấy phản ánh tấm lòng hồn hậu của ngư dân từng trải qua nhiều nắng, gió, bão tố trên biển. Giọng điệu thơ ngọt ngào, ngân dài và vang xa: "Cá bạc", "đoàn thoi", "dệt biển", "luồng sáng", "dệt lưới" là những hình ảnh so sánh ẩn dụ rất sáng tạo đem đến cho người đọc bao liên tưởng thú vị về vẻ đẹp thơ ca viết về lao động.
2. Bốn khổ thơ tiếp nói về cảnh đánh cá một đêm trăng trên vịnh Hạ Long. Mỗi khổ thơ là một nét vẽ về biển trời sông nước trăng sao, trong đó con người hiện lên trong dáng vẻ khỏe mạnh, trẻ trung và yêu đời.
Hạ Long là một thắng cảnh bậc nhất của đất nước ta. Hạ Long một đêm trăng mang vẻ đẹp thần tiên. Huy Cận, với bút pháp lãng mạn tả cảnh đánh cá trên Hạ Long một đêm trăng bằng bao hình ảnh tuyệt vời.
Đoàn thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm phóng như bay trên mặt biển. Đến ngư trường "dò bụng biển", ngư dân khẩn trương lao vào công việc "dàn đan thế trận lưới vây giăng". Cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh. Mỗi thủy thủ là một "chiến sĩ". Con thuyền, mái chèo, lưới, ngư cụ khác đều trở thành vũ khí của họ. Chữ "lướt" đặc tả đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường; thiên nhiên cùng góp sức với con người trên con đường lao động và khám phá. Nhịp thơ hối hả lôi cuốn:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng".
Những câu thơ tả đàn cá là đặc sắc nhất. Biển quê ta giàu có với nhiều loại cá quý, cá ngon nổi tiếng như tục ngữ đã nói: "Chim, thu, nhụ, đé". Vận dụng sáng tạo cách nói của dân gian, ở phần trên, nhà thơ đã viết: "Cá thu biển đông như đoàn thoi", ở đây lại miêu tả: "Cá nhụ, cá chim cùng cá đé". Con cá song là một nét vẽ tài hoa. Vẩy cá đen, hồng, lấp lánh trên biển nước lân tinh chan hòa ánh trăng "vàng chóe". Cái đuôi cá quẫy được so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho vần thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên vũ hội:
 "Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe".
Nhìn bầy cá bơi lượn, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm, mắt nhìn về xa. Câu thơ huyền ảo lung linh: "Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long", như đưa người đọc đi vào cõi mộng. Phải có một tình yêu biển sâu nặng mới viết nên những vần thơ tuyệt bút như vậy.
Sung sướng nhìn đàn cá "dệt lưới", những người dân chài cất lên tiếng hát ngọt ngào. Lần thứ hai tiếng hát vang lên trên biển. Tiếng gõ thuyền đuổi cá hòa cùng sóng biển. Vầng trăng soi xuống mặt biển, muôn ngàn ánh vàng: tan ra theo làn sóng, vỗ vào mạn thuyền. "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao". Biển hào phóng cho nhân dân nhiều tôm cá, muối và hải sản... Biển "như lòng mẹ" đã nuôi sống nhân dân ta từ bao đời nay. So sánh biển với lòng mẹ để nói lên lòng tự hào của dân chài đối với biển quê hương. Giọng thơ ấm áp, chứa chan nghĩa tình:
"Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào".
Một đêm trôi nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. Trên bầu trời sao đã thưa và mờ. Cảnh kéo lưới được miêu tả đầy ấn tượng. Những cánh tay rắn chắc kéo lưới "xoăn tay". "Kéo xoăn tay" là một hình ảnh đặc tả động tác kéo lưới rất căng, khỏe và đẹp. Cơ man nào là cá mắc vào lưới như những chùm trái cây treo lủng lẳng. "Chùm cá nặng" là một hình ảnh ẩn dụ gợi tả được mùa cá. Khoang thuyền đầy ắp cá. Màu bạc của vẩy cá, màu vàng của đuôi cá "lóe rạng đông". Một lần nữa cho thấy nghệ thuật sử dụng màu sắc của nhà thơ rất điêu luyện. Sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới áng rạng đông đều được miêu tả tuyệt đẹp:
"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông".
3. Khổ thơ cuối nói về cảnh đoàn thuyền trở về bến lúc rạng đông. Lần thứ ba, ngư dân trên đoàn thuyền lại cất cao tiếng hát - tiếng hát thắng lợi hân hoan. Con thuyền và mặt trời được nhân hóa. Thơ được cấu trúc song hành diễn tả nhịp sống khẩn trương:
"Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,
Mặt trời đội biển nhô màu mới".
Cảnh rạng đông với hình ảnh "mặt trời đội biển..." nhô lên, tỏa ánh sáng chan hòa, một "màu mới" bao trùm biển khơi. Đoàn thuyền phóng như bay về bến như cướp lấy thời gian, giành lấy thời gian. Biện pháp thậm xưng kết hợp với nghệ thuật hoán dụ trong việc tả "mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi" đã vẽ lên cảnh được mùa cá và cuộc sống hạnh phúc ấm no của nhân dân vùng biển. Bằng lao động và mồ hôi, họ đã viết nên bài ca cuộc đời.
"Đoàn thuyền đánh cá" là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Nếu như trước đây, thơ Huy Cận thấm một nỗi buồn "vạn cổ sầu" vào vũ trụ và lòng người thì những bài thơ của ông từ năm 1945 đến nay, đặc biệt là bài "Đoàn thuyền đánh cá" mang âm điệu ngọt ngào, niềm vui say mê và phấn chấn của nhân dân lao động đang làm chủ cuộc đời.
Qua thơ Huy Cận, chúng ta như được sống những đêm trăng đẹp trên Hạ Long, ta tự hào đất nước ta có trên ba nghìn cây số bờ biển; biển ta giàu có, bao la tiềm năng, dồi dào hải sản.
Cảnh đánh cá trên biển được miêu tả với cảm hứng lãng mạn. Lao động thật sự là niềm vui cuộc đời. Trong xã hội ta, cái đáng quý nhất là lao động, người đáng quý nhất là người lao động. Hình ảnh người dân chài trong bài thơ là hiện thân của sức sống cần lao. Họ cần cù, dũng cảm và chịu khó. Cuộc đời của họ đã gắn liền với sóng gió mưa nắng biển khơi, khai thác nhiều hải sản. Chính họ đã đem lại muối mặn và hương vị biển cho mọi gia đình gần xa, bữa cơm trở nên đậm đà với con tôm con cá. Cùng với nhà nông "một nắng hai sương", những người dân chài đã cho ta bài học về đức tính cần cù, tinh thần lạc quan trong lao động.
Thật vậy, "Đoàn thuyền đánh cá" là một bài thơ hay. Những nét vẽ về đàn cá biển, về người dân chài đánh cá, kéo lưới, ca hát... cho thấy một hồn thơ đẹp.
 Ñeà 11 : Em hãy phân tích bài thơ “Bếp löûa” của Bằng Việt.
 Baøi Laøm
 Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
 Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
 Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cung chính tu đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ. 
 Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng cùa tác giả về những kỉ niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cồ tích của những bạn cùng lứa khác có bá tiên, có phép màu thí trong câu chuyện của băng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn đểâ cháu ăn cho khỏi đói:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
 Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt? 
“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp
Tu hú kêu trên những cách đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”
 “Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa củasự sống và của tìng yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lấn làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hà, lúc văng vẳng từ nững cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơ, rộng hơn trong cái không gian xa thẳng của nỗi nhớ thương.
 Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:
“Mẹ c

File đính kèm:

  • docVAN MAU HAY LOP 9.doc
Giáo án liên quan