Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 167, 168, 169

I. MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung

 - Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.

 - Có ý thức chuẩn bị bài chu đáo để thuận tiện cho việc tổng kết.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

 - Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.

 - Một số kháI niệm liên quan đến thể loại văn học.

b. Kĩ năng

 - Hệ thống hóa tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.

 - Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng quản lí thời gian

3. Kĩ năng tư duy lo gíc

4. Kĩ năng tổng hợp

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 167, 168, 169, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 từ sau cách mạng tháng Tám 1945?
H: kể tên một số tg, tp tiêu biểu 
1'
A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
* Vị trí, giá trị nền VHVN trong lịch sử dân tộc:
- Ta đời, tồn tại, phát triển cùng sự phát triển của ls dt.
- Phản ánh tâm hồn, tư tưởng, tính cách, cuộc sống DTVN.
- Góp phần làm nên đời sống văn hoá, tinh thần của đất nước VN.
- Có lịch sử lâu dài, phong phú, đa dạng.
I. Các bộ phận hợp thành nền VHVN
* VHVN (cũng nh nhiều nền VH khác) được tạo thành từ hai bộ phận lớn: VH dân gian và văn học viết.
1. Văn học dân gian (VH truyền miệng, VH bình dân)
- Được hình thành từ thời xa xa và tiếp tục bổ sung, phát triển trong các thời kì lịch sử tiếp theo. VHDG nằm trong tổng thể văn hoá dân gian.
- Là sản phẩm của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân (vì không phải là tiếng nói của mỗi cá nhân) nên VHDG chỉ chú ý chọn lựa những cái gì là tiêu biểu chung cho nhân dân hay mỗi tầng lớp trong quần chúng.
- Được lưu truyền chủ yếu bằng cách truyền miệng, thường có hiện tượng dị bản.
- Có vai trò quan trọng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân và là kho tàng phong phú cho văn học viết khai thác, phát triển.
- VHDG VN bao gồm VH của nhiều dân tộc trên đất nước VN. VHDG nước ta vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thời trung đại, khi VH viết đã ra đời và phát triển.
- Về thể loại VHDG VN: Có hầu hết các thể loại chủ yếu trong VHDG thế giới, đồng thời lại có một số thể loại riêng: Vè, truyện thơ, chèo, tuồng ...
2. Văn học viết
- Xuất hiện từ TK X, thời kì giành lại được nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
- Các tác phẩm của văn học viết xét về mặt văn tự bao gồm: VH chữ Hán, VH chữ Nôm và VH chữ Quốc Ngữ.
*. Văn học chữ Hán: Xuất hiện từ buổi đầu của VH viết và tồn tại, phát triển trong suốt thời kì VH Trung đại (Từ TK X đến hết TK XIX) và còn có một số tác phẩm ở TK XX.
- VH chữ Hán tiếp thu nhiều yếu tố của văn hoá và tư tưởng Trung Hoa nhưng vẫn là một TP của VH Việt Nam, mang tinh thần dân tộc, thể hiện đời sống, tư tưởng, tâm lí của dân tộc.
* Văn học chữ nôm: 
 Xuất hiện muộn hơn VH chữ Hán (TK XIII những tác phẩm cổ nhất còn lại đến nay là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở TK XV), VH chữ nôm tồn tại song song với văn học chữ Hán và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở TK XVIII – XIX mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương.
* Chữ Quốc ngữ:
 Xuất hiện TK XVII đến cuối TK XIX mới được dùng để sáng tác VH. Từ đầu TK XX chữ Quốc ngữ được phổ biến rộng rãi và dần trở thành văn tự gần như duy nhất dùng để sáng tác văn học ở nước ta.
II. Tiến trình lịch sử VH Việt Nam
* VHVN (chủ yếu là VH viết) trải qua 3 thời kì lớn
1. Từ đầu TK X ->TK XIX (gọi là thời kì VH trung đại):
- Nền VH phát triển trong môi trường XHPK trung đại qua nhiều giai đoạn, về cơ bản vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập.
- VH ở thời kì trung đại có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ, về hệ thống thể loại, ngôn ngữ.
- VH trung đại VN đã có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, kết tinh ở những tác phẩm lớn, những tác phẩm xuất sắc cả chữ Hán và chữ Nôm.
2. Từ đầu TK XX -> 1945: VH chuyển sang thời kì hiện đại.
- Nền văn học vận động theo hướng hiện đại hoá, có những biến đổi toàn diện và mau lẹ nhanh chóng kết tinh được những thành tự xuất sắc ở giai đoạn 30 – 45 ở cả thơ và văn xuôi, kịch, phê bình văn học...
+ Phong trào thơ mới (trong những năm 30): 
+ VH HTPP (1930-1945)
3. Từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay:
 Nền văn học của thời đại mới, thời đại độc lập, dân chủ và đi lên CNXH. Văn học trải qua 2 giai đoạn:
- GĐ 1945 – 1975: Cả dân tộc tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ để bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
 Văn học đã phục vụ CM, nêu cao tinh thần yêu nớc, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hy sinh. Sáng tạo nhiều hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ …
- GĐ từ sau 1975 đến nay: VH bước vào thời kì đổi mới, mở rộng phạm vi tiếp cận đời sống một cách toàn diện, khám phá con người nhiều mặt hướng tới sự thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần dân chủ.
4. Củng cố: (1')
GV. Chốt lại những kiến thức cơ bản của tiết học cho học sinh khắc sâu.
5. HD học bài: (1')
- Học để nắm vững những kiến thức cơ bản của tiết ôn tập.
- Soạn tiếp những phần còn lại trong phần ôn tập.
Ngày soạn: 7 /5/2014
Ngày giảng: 11/ 5/2014 
Tiết 168
Tổng kết văn học (tiếp theo)
I. Mục tiêu 
1.Mục tiêu chung
	- Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.
	- Có ý thức chuẩn bị bài chu đáo để thuận tiện cho việc tổng kết.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
	- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học.
b. Kĩ năng
	- Hệ thống hóa tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.
	- Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng quản lí thời gian
3. Kĩ năng tư duy lo gíc
4. Kĩ năng tổng hợp
III. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
	Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận ( Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
Lớp 9a: …./ 30; Lớp 9b:…./ 26
2. Kiểm tra bài cũ (3')
H. Nêu các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam?
HS: VHDG và VH viết
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
 Từ việc trả lời của học sinh giáo viên chốt lại những kiến thức của tiết 1 và chuyển sang tiết 2.
Hoạt động 2: HD học sinh tổng kết
Mục tiêu
- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học.
Cách tiến hành
H. Nêu những đặc điểm lớn về nội dung tư tưởng của VHVN?
GV: Mỗi thời kì, giai đoạn văn học lại có nội dung cụ thể 
H: Tìm 1 số tác giả, tác tác phẩm cụ thể?
VD: TY quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu hy sinh, niềm tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà (thời lí); Hịch tướng sĩ (thời Trần); Cáo bình ngô, thơ Nguyễn Trãi (thời lê) và (thời Nguyễn)… Thời kì chống Pháp chống Mĩ sôi nổi, mạnh mẽ: Thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Phan Bội Châu.
H: Lấy VD?
VD: 
- Ca ngợi giá trị , phẩm chất cao đẹp của nhân dân, người lao động, thể hiện ước mơ, nguyện vọng, tình cảm nhân dân, khát khao no ấm (VH dân gian)
- Lên án, tố cáo giai cấp thống trị phong kiến vô nhân đạo … (VH trung đại)
- Thức tỉnh và phát triển ý thức cá nhân …(Vh 30 – 45) đòi quyền sống chính đáng cho mỗi con người.
- Khẳng định sức mạnh quần chúng … ca ngợi tình đồng chí, đồng bào.
VD:
- Mái đình cong cong, ngôi chùa cổ kính, xinh xắn dưới rặng tre hay bên bờ suối nước chảy hiền hoà … (Côn Sơn, Yên Tử, chùa Hơng … )
- Là những câu ca dao, tục ngữ: ngắn gọn, cô đúc mượt mà, những bài thơ tứ tuyệt, bát cú: trau chuốt. Truyện ngắn, tiểu thuyết … Đỉnh cao nhất cũng là truyện thơ nôm: Truỵên Kiều
Hoạt động 3: HD tổng kết rút ra ghi nhớ.
Mục tiêu
- Trình bày được những nét cơ bản về văn học VN trong tiến trình lịch sử dân tộc.
Cách tiến hành
GV. YC học sinh dựa vào bảng tổng kết trả lời bài tập 1.
H. Tìm những điểm phân biệt văn học dân gian và văn học viết?
HS: TL (3') và báo cáo...
- VH dân gian là sản phẩm của quần chúng nhân dân, không mang tính cá thể. VH viết là sản phẩn trực tiếp của nhà văn, mang dấu ấn cá nhân tác giả.
- VH dân gian chỉ chọn lọc, khái quát những cái chung tiêu biểu cho cộng đồng (toàn thể nhân dân hay một tầng lớp, bộ phận trong quần chúng). 
 - Văn học viết đặc biệt là ở thời kì hiện đại văn học không chỉ quan tâm đến những cái chung mà còn chú ý đến số phận, tính cách và mọi vấn đề của cá nhân con người.
- VH dân gian được sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng phương pháp truyền miệng, còn văn học viết thì phải bằng chữ viết và các hình thức ghi chép. Lưu giữ lại được (trên thẻ tre, đá, gỗ, giấy …)
H. Tìm ví dụ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương hoặc sáng tác của một tác giả hiện đại để thấy ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết?
HS: TL (3') và báo cáo
- ảnh hưởng trên nhiều phương diện nh: Thể loại, các mô típ chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh và chi tiết nghệ thuật, thành ngữ, tục ngữ, ca dao … được vận dụng vào văn học viết. Trong Truyện Kiều và thơ HXH có rất nhiều câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ đã được vận dụng thích hợp.
Những bài thơ hiện đại như: Con cò (VLV). Khúc hát ru …(NKĐ)…
HS: trình bày ghi nhớ.
1'
30
10
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN
* Về nội dung tư tưởng
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là truyền thống tinh thần nổi bật của dân tộc từ xa xa và trở thành nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt các thời kì phát triển của VHVN.
- Tinh thần nhân đạo – ty thương con người trở thành truyền thống sâu đậm kết hợp với truyền thống yêu nước trở nên phong phú, đa dạng qua mỗi thời kì, giai đoạn văn học.
- Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan cũng là nét đặc sắc của VH VN, thể hiện sức sống và đặc điểm tâm hồn dân tộc.
* Về nghệ thuật:
- Về phạm vi và quy mô tác phẩm:
+ Không hướng tới sự bề thế, đồ sộ, phi thường.
+ Kết tinh ở những tác phẩm có quy mô vừa và nhỏ.
+ Chú trọng cái đẹp tinh tế , hài hoà, giản dị.
IV. Ghi nhớ 1
(sgk-T194)
4. Củng cố: (1')
GV chốt lại những đơn vị kiến thức cơ bản.
5. HD học sinh học bài 
- Học ghi nhớ 1.
- Tìm hiểu tiếp các nội dung còn lại.
Ngày soạn: 7/5/2014
Ngày giảng: 13/ 5/2014 
Tiết 169
Tổng kết văn học (tiếp theo)
I. Mục tiêu 
1.Mục tiêu chung
	- Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9.
	- Có ý thức chuẩn bị bài chu đáo để thuận tiện cho việc tổng kết.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
	- Một số khái niệm liên quan đến thể loại

File đính kèm:

  • docTiet 167 + 168+ 169.doc
Giáo án liên quan