Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 166

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

 - Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.

 - Có ý thức vận dụng các kĩ năng vào trong quá trình tạo lập văn bản.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học.

 - Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản và thể loại văn học.

b. Kĩ năng

 - Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học.

 - Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo dặc trưng của kiểu văn bản ấy

 - Nâng cao năng lực viết các kiểu văn bản thông dụng.

 - Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 166, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 / 5//2014
Ngày gảng: 9/ 5/2014 
Tiết 166
Tổng kết Tập làm văn
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
	- Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
	- Có ý thức vận dụng các kĩ năng vào trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học.
	- Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản và thể loại văn học.
b. Kĩ năng
	- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
	- Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo dặc trưng của kiểu văn bản ấy
	- Nâng cao năng lực viết các kiểu văn bản thông dụng.
	- Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
iii. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
	Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận ( Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
iV. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
Lớp 9a: .../ 33; Lớp 9b:.../ 31
2. Kiểm tra đầu giờ ( 3’)
H. Kể tên các kiểu văn bản đã học? Nêu sự khác nhau giữa chúng?
HS - Kiểu văn bản
+ Văn bản tự sự + Văn bản miêu tả
+ Văn bản biểu cảm + Văn bản nghị luận
+ Văn bản thuyết minh + Văn bản hành chính công vụ
- Các văn bản trên khác nhau về phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV-HS
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Nêu nd tiết học
- Quan hệ giữa các phân môn trong môn Ngữ văn.
- Tổng kết các kiểu văn bản trọng tâm
Hoạt động 2: HD tổng kết
Mục tiêu:
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học.
- Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản và thể loại văn học.
Cách tiến hành:
H. Phần văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? 
H. Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào đối với phần Văn và TLV?
VD: Phân tích cách sử sụng ngôn từ trong Kiều để thấy được cái hay, cái tài..
GV: yêu cầu học sinh xem lại các phương thức biểu đạt ở bảng hệ thống.
H. Các phương thức biểu đạt : miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn? 
HS: Nắm vững các phương thức đó để rèn kĩ năng kết hợp giữa các phương thức trong quá trình làm văn.
GV. HD học sinh lập bảng để thấy được khả năng kết hợp giữa các phương thức.
1'
18
II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS.
1. Mối quan hệ giữa phần văn và TLV
- Mô phỏng
- Học phương pháp kết cấu
- Học diễn đạt
- Gợi ý sáng tạo
- Đọc nhiều để học cách viết tốt, không đọc, ít đọc thì viết không tốt, không hay.
2. Mối quan hệ giữa phần Tiếng Việt với phần Văn và TLV
- Tiếng Việt là đơn vị ngôn ngữ giúp ta đọc đúng, hiểu đúng nghĩa của các từ ngữ. Tìm, chỉ ra chính xác các thủ pháp nghệ thuật từ đó phát hiện giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
 - Học Tiếng Việt, ta có vốn ngôn ngữ để đọc, nói, kể chuẩn xác ...
- Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn tốt để viết đúng, viết hay.
3. Các phương thức biểu đạt
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
- Sử dụng 4 phương thức.
- Ngoài ra, tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm (có vai trò quan trọng của người kể và ngôi kể)
Có sử dụng các phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh.
Có sử dụng các phương thức tự sự, miêu tả, nghị luận
Có sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
Có sử dụng các phương thức miêu tả, nghị luận.
* So sánh: Thuyết minh, giải thích, miêu tả 
Thuyết minh
Giải thích
Miêu tả
- Phương thức chủ yếu: Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng.
- Cách viết: Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khái quát, khoa học.
- Phương thức chủ yếu: Xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Các viết: Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng) để giải thích một vấn đề nào đó theo một quan điểm, lập trường nhất định.
- Phương thức chủ yếu: Tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan.
- Cách viết: Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
GV. Trước hết chúng ta cần nắm vững: Thuyết minh là nói rõ, giải thích, giới thiệu, thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách sử dụng.
H. Nêu mục đích, yêu cầu, phương pháp, ngôn ngữ của văn bản thuyết minh?
H. Nêu các dạng của kiểu văn bản TM
- TM về một thứ đồ dùng
- TM về một thể loại văn học
- TM về một phương pháp cách làm.
- TM về một danh lam thắng cảnh.
H. Em hãy đưa ra dàn ý chung của văn bản TM?
- MB: Giới thiệu đối tượng cần TM
- TB: TM chi tiết
- KB: Vai trò của đối tượng TM trong đời sống và tương lai.
H. Khi TM ta có thể sử dụng kết hợp với những yếu tố nào?
- Sử dụng một số nghệ thuật
- Sử dụng yếu tố miêu tả.
H. Văn bản tự sự có mục đích gì?
H. Nêu các yếu tố tạo thành?
GV. Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả ... Sự việc trong văn bản tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
GV. Là người thực hiện các sự việc và là người được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hành động. Nhân vật thể hiện qua các mặt: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm ...
H. Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm trong văn bản tự sự?
H. Mục đích, các yếu tố cấu thành và các yêu cầu đối với văn bản nghị luận?
H: Trình bày khái quát dàn ý chung của bài văn nghị luận?
 III. Các kiểu văn bản trọng tâm (23')
1. Văn bản thuyết minh
a- Mục đích: Giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế và có thái độ đúng đắn đối với chúng
VD: Cây dừa: Lá, thân, quả ... như thế nào?
b- Yêu cầu: Người viết, người nói khi thuyết minh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm chắc bản chất, đặc trưng, mối tương quan của nó, để có thể trình bày một cách sáng tỏ, đầy thuyết phục, tránh lam man, vô nghĩa.
c- Phương pháp thường dùng: Phối hợp nhiều phương pháp như nêu định nghĩa, mô tả sự vật, sự việc, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại, dùng số liệu..
d- Ngôn ngữ: Thường dùng nhiều thuật ngữ, tránh đại ngôn, ngôn ngữ phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng và sinh động
2. Văn bản tự sự:
a- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.
b- Yếu tố tạo thành: 
- Sự việc 
- Nhân vật 
c- Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm trong văn bản tự sự:
- Miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh, nhân vật, sự việc, câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
- Câu chuyện thêm phần triết lí khi đưa yếu tố nghị luận.
- Thể hiện được tình cảm của người kể .
- Ngôn ngữ: Linh hoạt, sử dụng nhiều từ chỉ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian ...
3. Văn bản nghị luận: 
a- Mục đích: Bàn luận về một vấn đề nào đó để thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
b- Các yếu tố cấu thành: luận điểm, luận cứ, lập luận.
c- Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận:
+ Luận điểm phải mang tính toàn diện, rõ ràng.
+ Luận cứ phải xác đáng, xác thực, có sức thuyết phục, phải làm rõ luận điểm.
+ Lập luận phải chặt chẽ.
d. Trình bày khái quát dàn ý chung của bài văn nghị luận
* Nghị luận về một sự việc, hiện tượng
- MB: Giới thiệu sự việc có vấn đề.
-TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận thức.
- KB: Kết luận, khẳng định, phủ định lời khuyên.
* Nghị luận về tư tưởng đạo lí
- MB: Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- TB. Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí
 Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
- KB: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
*. Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
- MB: Giới thiệu tác phẩm, nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình
- TB: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- KB. Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
*. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- MB: Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ, bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
- TB: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh gía về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
- KB: Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ.
4. Củng cố: (1')
GV. Chốt lại những vấn đề cơ bản cần nắm trong tiết học.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Tiếp tục ôn tập để nắm vững những kiến thức đã học
- Soạn: Tổng kết văn học

File đính kèm:

  • doctiet 166.doc