Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 147

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê

 - Tích hợp môi trường: bảo vệ môi trường sống

 - Có lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh những người đã đổ xương máu cho độc lập tự do của Tổ Quốc.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.

 - Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 147, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/ 4/2014
Ngày giảng: 05/ 4/ 2014 
Tiết 147
Những ngôi sao xa xôi( tiếp theo)
(Trích )
Lê Minh Khuê
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê
	- Tích hợp môi trường: bảo vệ môi trường sống
	- Có lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh những người đã đổ xương máu cho độc lập tự do của Tổ Quốc.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
	- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kĩ năng
	- Biết đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
	- Biết và phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”
	- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
III. chuẩn bị
GV: giáo án
HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
 Lớp 9a…./ 30; Lớp 9c:…/ 25
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H. Nhận xét của em về hoàn cảnh sống và công việc của các cô thanh niên xung phong .
Trả lời
 Tác giả cho thấy hoàn cảnh sống của ba cô thanh niên xung phong vô cùng khó khăn gian khổ, công việc gắn liền với những hi sinh gian khổ => hiện thực chiến tranh khốc liệt trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động.
GV kiểm tra bài cũ và nhận xét và vào bài mới.
 Ba cô gái trẻ với ba nét tính cách khác nhau. Vậy cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học...
Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản.
* Mục tiêu: 
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn
* Cách tiến hành: 
H. Tìm những chi tiết giới thiệu về Phương Định? 
+ Hình dáng: "Là con gái Hà Nội … Hai bím tóc dày… một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn … có cái nhìn … xa xăm".
+ Sở thích: "Thích ngắm mắt tôi trong gương", "mê hát…"
GV: Cô biết mình được nhiều người chú ý, có thiện cảm. Cô thích tỏ ra thờ ơ khi trò chuyện với các chàng lính trẻ nhưng trong ý nghĩ lại rất trân trọng, khâm phục họ.
H*. Qua chi tiết trên em có nhận xét gì về Phương Định?
- Phương Định là cô gái Hà Nội hồn nhiên, tâm hồn trong sáng, hay mộng mơ, giàu tình cảm, 
- HS đọc "Hành động..." (sgk-117-118)
H. Tìm chi tiết miêu tả hành động cảm xúc của Phương Định khi phá bom?
+ Hành động: "Tôi đến gần quả bom … tôi sẽ không đi khom", "Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dới quả bom … vỏ quả bom nóng".
H. Em có nhận xét gì về Phương Định thông qua chi tiết trên?
- Trong công việc, cô luôn dũng cảm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
GV: Mặc dù quen với công việc nguy hiểm khi phá bom, mỗi ngày phá đến 5 quả bom nhưng mỗi lần phá bom là 1 lần thử thách thần kinh, căng thẳng. Mỗi lần như vậy, cô nghĩ đến các lính cao xạ đang dõi theo từng hành động của mình để rồi lòng dũng cảm được kích thích= lòng tự trọng -> Dũng cảm
GV: Chú ý đến cảnh Phương Định đi tìm và chăm sóc Nho: "Không thấy gì ngoài khói bom… tôi lo … bỗng dưng tôi muốn la toáng lên vì thích thú". "Nho chống tay về đằng sau … tôi muốn bế nó lên tay". "Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình… tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi."
H. Em có nhận xét gì về Phương Định qua chi tiết đó? 
- Chu đáo, lo lắng, giàu tình thương với đồng đội tâm lí. 
H. Em có nhận xét chung gì về nhân vật Phương Định
H. Chị Thao có những chi tiết nào đáng chú ý?
- Chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực
- áo lót thêu chỉ màu, tỉa lông mày nhỏ như cái tăm...
- Sợ máu
- Hát nhạc sai bét...
H*. Vì sao chị Thao lại có được bình tĩnh khi Nho bị thương?
- Từng trải, bình tĩnh trước mọi khó khăn..
H, Em có nhận xét chung gì về nhân vật này?
H. Nhân vật Nho để lại cho em những ấn tượng nào?
- Nho thích thêu thùa, đòi ăn kẹo
- Nho chống tay...que kem trắng
- Phá 2 quả bom dưới lòng đường
- Bị thương....
H. Em có suy nghĩ gì về nhân vật Nho
H*. Nhận xét chung về cách miêu tả các nhân vật trên? tác dụng?
- kể, tả, biểu cảm tỉ mỉ, sinh động...
- Tương phản (Khốc liệt >< bảo toàn sự sống) 
GV (nhấn mạnh): Những con người như chị Thao, Phương Định, Nho, mỗi người có một thói quen riêng, sở thích riêng nhưng họ đều có những điểm chung là hành động can đảm, không sợ gian khổ, nguy nan để hoàn thành nhiệm vụ. Họ đều có tâm hồn trong sáng, lạc quan, giàu tình cảm … Đó là những phẩm chất tốt đẹp của lòng yêu nước g Họ xứng đáng là những ngôi sao xa xôi.
- GV tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần yêu nước.
H. Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến tranh trên tuyến lửa Trường Sơn trong những năm chống Mĩ ?
- Trường Sơn nơi diễn ra cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt của ĐQ Mĩ. Nơi quân và dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mĩ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hoạt động 3: HD tổng kết rút ra ghi nhớ.
* Mục tiêu: 
- Trình bày được nghệ thuật và nội dung cơ bản của văn bản.
- Nhận diện được ý nghĩa của văn bản.
* Cách tiến hành:
H.Em hãy nêu những nhận xét chung của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Có lời trần thuật và lời đối thoại tự nhiên.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất…
HS đọc ghi nhớ sgk
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
H. Qua văn bản, em hiểu gì về nữ nhà văn này? 
- Chị đã từng là ngôi sao xa xôi của một thế hệ đã trưởng thành trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước.Từ đó chị có vốn sống để viết hay về chiến tranh.
Hoạt động 4: HD học sinh luyện tập.
* Mục tiêu: 
- Phát biểu cảm nghĩ của em về ba cô gái trong văn bản
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK.
- Hoạt động cá nhân (3') và báo cáo
- Nhận xét, bổ sung
1'
25
6'
5'
I. Đọc và thảo luận chú thích.
II. Bố cục
III. Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh sống 
2. Nét tính cách riêng của mỗi ba cô gái
* Nhân vật Phương Định
 Phương Định một cô gái Hà Nội: duyên dáng tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm và gắn bó với tinh thần đồng đội.
* Nhân vật chị Thao
 Chị Thao là người từng trải, bình tĩnh, táo bạo, giàu tình cảm.
* Nhân vật Nho
 Nho là một thanh niên xung phong dũng cảm, gan dạ
* Tóm lại: Với cách miêu tả tỉ mỉ, sinh động, ba cô gái trẻ tuy mỗi người một tính cách song ở họ toát lên vẻ đẹp đáng yêu, đáng quý của những nữ TNXP trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
IV. Ghi nhớ
- NT
- ND
IV/ Luyện tập
 Phát biểu cảm nghĩ của em về 3 cô gái trong truyện. Trách nhiệm của TN trong thời bình
Củng cố (1') 
 GV chốt nội dung kiến thức toàn bài theo nội dung học tập trên lớp.
Hướng dẫn học tập ( 1’)
Tóm tắt văn bản, nắm chắc nội dung, nghệ thuật cơ bản
Chuẩn bị tiết 148: Tổng kết ngữ pháp
( Yêu cầu về nhà chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • doctiet 147a.doc
Giáo án liên quan