Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 114

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.

 - Thương yêu mẹ và cố gắng trong học tập và tu dưỡng.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.

 - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ

b. Kĩ năng

 - Biết đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình.

 - Nhận biết và cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

II.CHUẨN BỊ

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 114, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.
	- Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ
b. Kĩ năng
	- Biết đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình.
	- Nhận biết và cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
II.chuẩn bị
GV: giáo án
HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk
Iii. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
 Lớp 9a:…/ 33; lớp 9b:…/ 31
2. Kiểm tra đầu giờ( 3’) 
H. Nêu ý nghĩa của văn bản “Chó sói và cừu…”
Trả lời
	Qua phép so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông.Văn bản nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung 
Hoạt động 1: khởi động
 Tình mẫu tử thiêng liêng mà gần gũi đối với con người và đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca nhạc hoạ đông tây kim cổ không bao giờ cũ, không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam.
Hoạt động 2: HDHS đọc và thảo luận chú thích
* Mục tiêu: 
- Đọc sáng tạo văn bản
- Trình bày được một số những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm
- Hiểu được một số chú thích khó trong văn bản. 
* Cách tiến hành:
GVHDHS đọc: giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru, chú ý những điệp từ, điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi như là đối thoại…
- Gv đọc mẫu
- Hs đọc văn bản, Gv nhận xét và uốn nắn
H. Nêu những nét cơ bản về tác giả?
H. Tác phẩm sáng tác vào thời gian nào ?
Sáng tác 1962, in trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967).
H. Em hãy xác định thể loại văn bản?
H. Theo em chú thích nào khó cần được giải thích thêm? 
- HS trả lời
Hoạt động 3. HS HS tìm hiểu bố cục
* Mục tiêu
- Nhận diện được bố cục của văn bản.
- Nội dung từng phần trong bố cục
* Cách tiến hành
H. Văn bản chia làm mấy phần? Em hãy xác định ND của từng phần?
- 3 phần:
P1- H/ả con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.
P2- H/ả con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đờng đời của mỗi con ngời.
P3- Từ h/ả con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con ngời.
GV: Tác giả đã tự chia bài thơ thành 3 phần. Bố cục này được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm và xuyên suốt của bài thơ, h/ả con cò trong mối quan hệ đối với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.
Hoạt động 4. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 -Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.
	- Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ
* Cách tiến hành
 1 hs đọc lại đoạn 1.
H*. Em có nhận xét gì về cách vào bài của tác giả? Cách giới thiệu đó có ý nghĩa gì?
- Lời ru con gắn liền với cánh cò bay.
GV: Lời ru được giới thiệu tự nhiên mà họp lí, lời ru ấy cứ dần dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm, như là từ bắt đầu vô thức, bản năng như dòng suối ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ con không thể thiếu lời ru với những cánh cò ấy 
GV: Con cò bay la… g hết đoạn 1.
H. Khi con còn bế trên tay, trong lời ru của mẹ có những cánh cò nào đang bay?
HS: “Con cò bay la
 … Con cò Đồng Đăng…” 
 + “Con cò ăn đêm,
 Cò sợ xáo măng…”
H. Em thường gặp những cánh cò ấy trong thể loại văn học nào đã học?
- Thể loại ca dao, trong văn học dân gian VN.
H. Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao của tác giả?
- Vận dụng ca dao một cách sáng tạo.
GV: Cách vận dụng của nhà thơ rất sáng tạo ở chỗ ông không chỉ trích 1 phần, 1 vài từ ngữ rồi đưa vào trong mạch thơ, mạch cảm xúc của mình, trong lời ru của mẹ.
H. Một cuộc sống như thế nào gợi lên từ những con cò như thế?
- Gợi lên cuộc sống yên ả thanh bình. Nhưng cũng gợi lên hình ảnh người phụ nữ, người mẹ nhọc nhằn, bất trắc trong cuộc mưu sinh
GV: Còn h/ả con cò xa tổ đi kiếm ăn đêm, gặp cành mềm, sợ xáo măng lại tượng trưng cho h/ả con người – người mẹ nhọc nhằn, vất vả lam lũ kiếm ăn nuôi con cái. H/ả con cò thà chết trong hơn sống đục để đau lòng cò con…
GV: + Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
 Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
H. Quan sát tranh (sgk-t45) và theo dõi nội dung, theo em có mấy biểu tượng trong câu hát ru trên?
- 2 biểu tượng: Con cò yếu đuối và đứa con bé bỏng
 H*. Tác giả sử dụng BPNT gì trong nhũng câu thơ trên? Em cảm nhận được ý nghĩa nào của tình mẹ qua lời ru ?
GV: Tuy nhiên hiểu và cũng chưa cần hiểu, chưa thể hiểu được ND của câu ca dao, lời hát ru, nhưng điệu hồn dân tộc cứ thấm dần vào tinh thần của bé, nuôi dưỡng tâm hồn của bé bằng âm điệu dịu dàng, ngân nga của tình mẹ bao la, tình yêu và sự chở che của mẹ hiền. Đoạn thơ tạm khép lại bằng điệp ngữ thanh bình của cuộc sống : Ngủ yên, ngủ yên…
HS: Đọc phần 2.
H. Trong khúc ru thứ 2, cò trắng mang những biểu tượng nào?
- Biểu tượng bạn bè.
- Biểu tượng thi ca.
H. Biểu tượng cánh cò bầu bạn đươc thể hiện trong lời thơ nào?
HS: + Cò đứng ở quanh nôi
… Cánh cò trắng bay theo gót đôi chân.
H. Những hình ảnh thơ nào mới lạ đối với em?
 - Cánh cò của 2 đứa đắp chung đôi
 - Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
H*. Cảm nhận của em về những hình ảnh thơ này?
- Đây là những hình ảnh thơ đẹp xây dựng bằng trí tưởng tượng, gợi cuộc sống ấm áp tươi sáng cuả tuổi thơ, được che chở, nâng niu 
=> Hình ảnh cò như bay ra từ câu ca dao để sống, theo cùng và nâng đỡ tâm hồn con người.
H. Những mong ước nào của mẹ được bộc lộ qua lời ru này?
- Qua lời ru, ta thấy mẹ mong ước con được học hành và được sống trong tình cảm ấm áp, trong sáng của bè bạn.
H. Biểu tượng cánh cò thi ca được thể hiện trong lời thơ nào?
HS: + Lớn lên, lớn lên, lớn lên
 …Và trong hơi mát câu văn…
H*. Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? ý nghĩa của những hình ảnh thơ trên?
- Điệp từ, liên tưởng…
- Mẹ mong con trưởng thành, mong tâm hồn con trong sáng, ấm áp làm đẹp cho cuộc đời.
GV: Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời.
H. Tìm các chi tiết thể hiện điều đó? 
- Các hình ảnh được liên tưởng, tượng phong phú:
Lúc ấu thơ:
 - Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
 Cánh của cò 2 đứa đắp chung đôi.
Đến tuổi đến trường:
 - Mai khôn lớn, con theo cò đi học
 Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Và đến lúc trưởng thành:
 - Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
 Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.
H. Em có nhận xét gì về cách xây dựng hình ảnh con cò ở đoạn 1 và 2? và tác dụng
- HS Thảo luận (2') nhóm bàn và báo cáo...
- Đ1: Hình ảnh cò trong ca dao -> bé cảm nhận vô thức.
- Đ2: Xây dựng bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú -> Cò hiện hữu trong tiềm thức con người
HS Đọc lại đoạn 3.
H. Trong khúc ru này xuất hiện hình ảnh con cò với những biểu tượng nào?
- Biểu tượng h/ả người mẹ.
- Biểu tượng cuộc đời nhân ái, bao dung.
H. Tìm hình ảnh thơ mang biểu tượng người mẹ?
HS: + Dù ở gần con
 … Cò mãi yêu con.
H*.Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh người mẹ qua chi tiết thơ trên?
- Nghệ thuật ẩn dụ, suy tưởng...
- Sự lận đận và đức hy sinh quên mình vì tình yêu con.
H. Từ sự thấu hiểu tấm lòng ngưòi mẹ, nhà thơ đã khái quát một qui luật nào? em có nhận xét gì về quy luật đó?
GV: Từ những suy tưởng, khái quát thành những triết lí nói lên tình yêu thương con bằng một tình yêu bền chặt, bao dung.
H. Vậy biểu tượng cuộc đời trong cánh cò được diễn tả trong lời thơ nào ?
 + Một con cò thôi
 … Vỗ cánh qua nôi.
H. Từ cánh cò trong câu hát thành cuộc đời vỗ cánh qua nôi, gợi cho em cảm nghĩ gì? 
- Lời ru mang theo những buồn vui, chứa đựng cả lòng nhân ái, bao dung. 
H. Theo em, vì sao nhà thơ lại có liên tưởng ấy?
- Vì nhà thơ cũng qua thời thơ bé…
H. Nhận xét chung gì về giọng điệu của đoạn thơ? Từ đó em cảm nhận đợc những ý nghĩa nào của lời hát ru trong đoạn thơ này ?
Hoạt động 5: HD rút ra ghi nhớ 
* Mục tiêu
 - Trình bày được nghệ thuật và nội dung của bài thơ
- Hiểu được ý nghĩa của bài thơ.
* Cách tiến hành:
H. Nêu những nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
- Viết theo thể thơ tự do…
- Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời ru những vẫn làm nổi bật những suy ngẫm, triết lí
- Xây dựng hình tượng thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng.
- 1HS đọc ghi nhớ sgk
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
 Đề cao, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa của lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
1'
5’
3’
26’
5'
I. Đọc, thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả
+ Chế Lan Viên (1920-1989), quê Quảng Trị. 
+ Ông nổi tiếng từ phong trào thơ mới
+ Ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ VN thế kỉ XX.
b. Tác phẩm:
+ Bài thơ Con cò Sáng tác 1962, 
+ Thể loại: Thơ tự do
c. Các chú thích khác
2, 3
II. Bố cục
 3 đoạn.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. H/ả con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu
 Bằng những từ ngữ giàu tính biểu cảm, điệp ngữ "ngủ yên", giọng thơ tha thiết, êm ái, ta cảm nhận được qua lời ru tuổi thơ là lời vỗ về và giữ yên giấc ngủ trẻ thơ. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé, đáng thương, đáng được che chở.
2. Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người
 Bằng trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú: Cò là bạn đồng hành với con ngời trong suốt cuộc đời. Nó gợi ý nghĩa biểu trưng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
3. Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
 Bằng giọng điệu suy nghĩ, triết ngẫm, khái quát, t

File đính kèm:

  • doc114.doc
Giáo án liên quan