Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 106

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.

 - Biết đặt câu có thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú

 - Có ý thức sử dụng hiệu quả các thành phần này trong giao tiếp.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức:

- Đặc điểm của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú trong câu.

- Công dụng của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú.

b. Kĩ năng:

- Nhận biết thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú.

- Biết đặt câu có sử dụng thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú.

II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ

HS: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

 Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động nóo, đặt câu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 106, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/ 01/2014 
Ngày giảng: 24,25/ 01/2014 
Bài 20 - Tiết 106
Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.
	- Biết đặt câu có thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú
	- Có ý thức sử dụng hiệu quả các thành phần này trong giao tiếp.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức: 
- Đặc điểm của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú trong câu.
- Công dụng của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú.
b. Kĩ năng: 
- Nhận biết thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú. 
- Biết đặt câu có sử dụng thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ
HS: Đọc và trả lời cỏc cõu hỏi sgk	
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
	Thụng bỏo, phõn tớch ngụn ngữ, nờu vấn đề ( Động nóo, đặt cõu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhúm, giao nhiệm vụ)
IV. CÁC BƯỚC LấN LỚP
1.Tổ chức ( 1’): Lớp 9a:…/ 33; lớp 9b:…/ 31
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H. Hãy kể tên và nêu ND các thành phần biệt lập đã học?VD?
Trả lời
 - Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn nhận của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
 - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận…)
VD: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Treo bảng phụ
VD. Con cò mà đi ăn đêm
 Đậu phải cành mền lộn cổ xuống ao.
 Ông ơi! ông vớt tôi vào,
 Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng....(ca dao)
H.Từ ngữ in đậm có ý nghĩa ntn với các thành phần khác trong câu?
HS: Tạo lập quan hệ và bổ sung ý nghĩa.
GV: Vậy đó là thành phần gì? chúng ta cùng tìm hiểu...
H/s trả lời Gv nhận xét dẫn vào tiết học
Hoạt động 2: HD h/s hình thành kiến thức mới.
Mục tiêu: 
- Đặc điểm của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú trong câu.
- Công dụng của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú.
Cách tiến hành:
GV. Treo bảng phụ, y/c hs quan sát
HS. Đọc bài tập, nêu y/c.
H. Các từ ngữ in đậm, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào dược dùng để đáp?Từ nào dùng để tạo lập cuộc gọi? Từ nào dùng để duy trì cuộc gọi đang diễn ra? Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì?
HS:... 
GV: Chốt 
H: Những từ ngữ được dùng để gọi - đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc trong câu hay không? Vì sao?
HS: ....
H. Vậy, theo em thế nào là thành phần gọi đáp?
HS:... 
HS.Đọc ý 1-ghi nhớ (sgk-t32)
H*. Lấy VD và phân tích?
 VD: Bác ơi, cho cháu hỏi trường THCS Liêm Phú ở đâu ạ? (gọi- tạo lập quan hệ giao tiếp)
GV.Treo bảng phụ, y/c hs quan sát
HS. Đọc và nêu y/c bài tập
H. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc ở mỗi câu có thay đổi không? Vì sao?
HS: ...
GV. Chốt ->
H. ở câu a, các từ ngữ in đậm thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
HS:...
GV: -> 
H. Trong câu b, cụm C-V in đậm chú thích điều gì?
HS:…
GV:
GV: Treo bảng phụ (đưa thêm VD)
 VD1: Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
 Cũng vào du kích.
 Hôm gặp tôi cũng cười khúc khích
 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
 VD2: Rừng có nhiều gỗ quý: Đinh, lim, sến, táu...
H. Các thành phần trong dấu ngoặc đơn có ý nghĩa gì?
HS. - "có ai ngờ": Ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du kích.
- "thương ...thôi": xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đôi mắt đen tròn của cô gái.
Tác dụng: Chú thích cho sự việc được nói đến trong câu hoặc bày tỏ thái độ của người nghe (nói).
H*. Các thành phần vừa nhận xét có đặc điểm chung về cách trình bày? ý nghĩa?
HS: thường đặt sau dấu hai chấm, giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu ngoặc đơn, hai dấu phẩyGV: Đó gọi là thành phần phụ chú.
H. Vậy, em hiểu thế nào là thành phần phụ chú? Dấu hiệu nào cho ta biết được đó là thành phần phụ phụ chú ?
HS trả lời
GV chốt
HS đọc ghi nhớ sgk*2
H. Qua tìm hiểu em rút ra KL chung thế nào là thành phần gọi- đáp và phụ chú ?
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: HD h/s luyện tập.
Mục tiêu: 
- Nhận diện các thành phần gọi- đáp. Xác định những từ dùng để gọi và dùng để đáp, kiểu quan hệ giữa người gọi và người đáp trong từng văn cảnh cụ thể.
- Nhận diện thành phần phụ chú và chỉ ra công dụng của nó trong từng văn cảnh cụ thể.
Cách tiến hành:
GV. Treo bảng phụ, y/c hs quan sát
HS. Đọc và nêu y/c bài tập 1.
H. Tìm thành phần gọi - đáp và cho biết từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp ? 
HS. Hoạt động cá nhân (1') và báo cáo...
GV. Nhận xét, bổ sung ->
GV. Gọi h/s đọc và nêu y/c bài tập 2.
H. Tìm thành phần gọi đáp ? Lời gọi đáp đó hướng lên ai ?
HS: Hoạt động cá nhân (1') và báo cáo... 
GV: Nhận xét và bổ sung ->
GV gọi học sinh nêu y/c bài tập 3.
 - HĐ nhóm 4 (mỗi nhóm 1 câu) (3') 
 - Trình bày, nhận xét, 
GV: KL ->
H: Thành phần phụ chú ở mỗi câu bài tập 4 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó ?
GV: hướng dẫn
HS: Hoàn thành ở nhà
2'
10
10
14
I.Thành phần gọi đáp
* Bài tập: tìm hiểu các đoạn trích sgk.
a. ''này'': Dùng để gọig Tạo lập cuộc thoại, mở đầu cuộc giao tiếp.
b. ''thưa ông": Dùng để đáp g Duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.
ð các từ "này", "thưa ông" không tham gia nghĩa miêu tả trong câu. Đây là thành phần gọi-đáp.
II.Thành phần phụ chú:
* Bài tập: Tìm hiểu các đoạn trích (sgk t31,32)
- Nếu lược bỏ các TN in đậm, nghĩa sự việc của các câu không thay đổi. Vì nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu.
- Trong câu a: TN in đậm chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”
- Trong câu b: Cụm C-V in đậm chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”, điều suy nghĩ riêng này cũng có thể đúng, gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của lão Hạc.
- Dấu hiệu: thường đặt sau dấu hai chấm, giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu ngoặc đơn, hai dấu phẩyhoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy
- Các từ in đậm bổ sung thêm một số chi tiết cho ND chính của câu.
III.Ghi nhớ
- Thành phần gọi- đáp
- Thành phần phụ chú
IV. Luyện tập
Bài tập 1(sgk-32)
 Tìm thành phần gọi đáp? xác định từ ngữ dùng để gọi và đáp? Quan hệ giữa người gọi và người đáp?
- Thành phần gọi -đáp:
 "này" : Dùng để gọi.
"vâng" : Dùng để đáp.
- Quan hệ: 
+ Trên (nhiều tuổi) - dưới (ít tuổi)
+ Thân mật: Hàng xóm gần gũi, cùng cảnh ngộ.
Bài tập 2(sgk-32)
 Xác định thành phần gọi-đáp? Lời gọi- đáp đó hướng đến ai?.
- Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi
- ĐT hướng tới để gọi: Tất cả thành viên trong cộng đồng người Việt.
Bài tập 3: Xác dịnh thành phần phụ chú? Tác dụng?
a. TPPC: kể cả anh giải thích cho cụm từ “mọi ngưòi”.
b. TPPC: các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này.
c. TPPC: “Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới” giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”.
 Bài tập 4 (sgk-T33)
- Liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau.
4. Củng cố (1')
 - GV chốt kiến thức cơ bản của tiết học.
5. Hướng dẫn học tập( 1)
 - Học thuộc phần ghi nhớ, làm các bài tập 4,5
 - Ôn phần văn NL chuẩn bị giờ sau viết bài số 5 trên lớp.

File đính kèm:

  • doc106a.doc