Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 năm 2014
1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
Học sinh biết đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
* Hoạt động 2:
Học sinh hiểu ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-trô Pan-xa.
1.2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
HS nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
* Hoạt động 2:
HS chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-trô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
_ Thói quen: đọc và tìm bố cục văn bản ở nhà. Say mê học Ngữ Văn.
* Hoạt động 2:
Giáo dục học sinh tinh thần trân trọng những lý tưởng tốt đẹp, có cái nhìn thực tế với cuộc sống.
Ki-hô-tê suy nghĩ và chuẩn bị hành động có giống như mọi người bình thường không? Vì sao? Trong đó có điểm nào đáng buồn cười, điểm nào tốt đẹp cao quý? _ Đôn Ki-hô-tê có đầu óc mê muội, những gì ông quan sát thấy, nghe... đều xuất phát từ sách kiếm hiệp. _ Chiếc cối xay gió tưởng là những tên khổng lồ quỉ quái, hung ác. _ Lão rất tự tin vào phán đoán của mình . _ Lý tưởng chiến đấu của Đôn Ki-hô-tê thì cao quý, kiên định, chắc nịch => đáng trân trọng. _ Chiến đấu kiên cường dũng cảm, một mình một ngựa, một cây giáo xông thẳng vào lũ khổng lồ. * Những phẩm chất hiệp sĩ nào của Đôn Ki-hô-tê được thể hiện sau trận đánh với cối xay gió? _ Thất bại nhưng Đôn Ki-hô-tê vẫn ngoan cố, cố chịu đau đớn, không hề rê la, coi thất bại chẳng vào đâu. * Vì sao điều đó làm ta buồn cười? _ Vì nó đều được làm theo sách kiếm hiệp. * Trên đường đi tiếp, trong cuộc trò truyện với Xan-chô-Pan-xa ta thấy Đôn Ki-hô-tê có gì đáng khen, đáng cười? _ Không rên la, rất tôn trọng Xan-chô-Pan-xa. _ Đôn Ki-hô-tê không quan tâm đến nhu cầu cuộc sống hằng ngày: không ăn, ngủ, thức suốt đêm để nghĩ tới tình nương. * Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật Đôn Ki-hô-tê? Em nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của Xec-van-tec? _ Lý tưởng cao đẹp, giàu lòng nhân ái nhưng hành động mù quáng, xa rời thực tế. => Xéc-van-tét sáng tạo một hình tượng hiệp sĩ, nhại hiệp sĩ. (Hết tiết 1) * Qua nhân vật Đôn Ki-hô-tê tác giả phê phán hạng người nào trong xã hội? Bài học em rút ra từ nhân vật Đôn Ki-hô-tê là gì? _ HS tự nêu bài học bản thân, GV nhận xét và liên hệ giáo dục học sinh. HĐ2 (tt) (35’): * Thảo luận (5’):Tìm sự khác biệt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-trô Pan-xa? (Hình thức, suy nghĩ, hành động)? (GV giới thiệu tranh) Đôn Ki-hô-tê Xan-trô Pan-xa Ốm, cưỡi ngựa gầy, cao Béo,cưỡi lừa mập lùn Xa rời thực tế Rất thực tế Hành động điên rồ Hành động tỉnh táo Làm theo truyện Làm theo sở thích Theo đuổi lý tưởng Thích lợi ích thực tế Dũng cảm lao vào nguy hiểm Tránh xa nguy hiểm * Qua các sự việc, theo em Xan-trô Pan-xa là người như thế nào? - Ông có đầu óc thực tế, tỉnh táo, nhìn rõ và phán đoán mọi vật chính xác dựa vào thực tế. * Tác giả xây dựng hai nhân vật có tính cách hoàn toàn khác nhau nhưng đặt cùng phe có tác dụng gì? - Hai tính cách trái ngược nhau nhưng bổ sung cho nhau. => Làm tăng sức hấp dẫn và thành công của câu chuyện. * Qua mỗi nhân vật, em học được điều gì? - Đôn Ki-hô-tê: Dũng cảm, anh hùng, dám xả thân bảo vệ chân lý. - Xan-trô Pan-xa: Bình tĩnh, thực tế và luôn tỉnh táo trước mọi việc. => Sống phải có lý tưởng, anh hùng, bình tĩnh, thực tế nhưng không thực dụng. * Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích? - Xây dựng hình tượng nhân vật tương phản. - Kể chuyện hài hước. - Tình huống buồn cười. * Nội dung đoạn trích? - HS trả lời, GV chốt phần ghi nhớ. I. Đọc – tìm hiểu chú thích: 1. Tác giả, tác phẩm: _ Xéc-van-tét (1547 – 1616) là nhà văn Tây Ban Nha. _ “Đánh nhau với cối xay gió” trích trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. 2. Đọc, chú thích: 3. Bố cục đoạn trích: II. Phân tích: 1. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê: _ Người gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi con ngựa còm => đi làm hiệp sĩ. _ Mục đích chiến đấu: trừ gian diệt ác. _ Chiến đấu kiên cường, dũng cảm. _ Lý tưởng cao đẹp, giàu lòng nhân ái nhưng hành động mù quáng, xa rời thực tế. 2. Nhân vật Xan-trô Pan-xa: - Đầu óc thực tế, tỉnh táo. - Hai tính cách trái ngược nhau nhưng bổ sung cho nhau. => Sống phải có lý tưởng, anh hùng, bình tĩnh, thực tế nhưng không thực dụng. 3. Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng nhân vật tương phản. - Kể chuyện hài hước. - Tình huống buồn cười. Ghi nhớ (SGK/80) 4.4. Tổng kết: Câu 1: Tóm tắt đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”?(8A1) - HS tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ. Câu 2: Qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-trô Pan-xa, em học được điều gì? - Đôn Ki-hô-tê: Dũng cảm, anh hùng, dám xả thân bảo vệ chân lý. - Xan-trô Pan-xa: Bình tĩnh, thực tế và luôn tỉnh táo trước mọi việc. => Sống phải có lý tưởng, anh hùng, bình tĩnh, thực tế nhưng không thực dụng. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học ở tiết này: _ Đọc, kể tóm tắt đoạn trích. _ Học nội dung phân tích. _ Chú ý nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm. 2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: _ Chuẩn bị: “Chiếc lá cuối cùng” + Đọc đoạn trích, tóm tắt đoạn trích. + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, trả lời câu hỏi trong VBT 5. Phụ lục: Tuần: 7 Tiết:27 TÌNH THÁI TỪ Ngày dạy:…… 1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS hiểu khái niệm và các loại tình thái từ. * Hoạt động 2: _ HS biết cách sử dụng tình thái từ. * Hoạt động 3: _ HS hiểu đặc điểm của tình thái từ vận dụng giải bài tập. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Nhận diện tình thái từ. * Hoạt động 2: _ HS biết dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. * Hoạt động 3: _ HS biết vận dụng lý thuyết vào thực hành. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Có ý thức soạn bài ở nhà. * Hoạt động 2: _ HS có thói quen dùng tình thái từ trong tạo lập văn bản làm phong phú hơn giọng văn. * Hoạt động 3: _ Tích cực tham gia làm bài tập. 2. Nội dung học tập: Chức năng của tình thái từ. Cách sử dụng tình thái từ. Luyện tập 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: Tìm ví dụ minh hoạ, bảng phụ ghi ví dụ. 3.2. Học sinh: Đọc ví dụ trong SGK, trả lời câu hỏi, tìm ví dụ minh hoạ. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Thế nào là trợ từ? Cho ví dụ. (5đ) 1. Trợ từ là từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc. _ HS cho ví dụ. Câu 2: Thán từ là gì? Cho ví dụ. (5đ) 2. Thán từ là những từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp. _ HS cho ví dụ. * GV kết hợp kiểm tra VBT của HS. 4.3.Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (13’) * GV gọi HS đọc ví dụ trong sách giáo khoa (GV treo bảng phụ). * Nếu lượt bỏ các từ in đậm trong các câu a, b, c thì ý nghĩa của câu đó có gì thay đổi không? Tại sao? _ Thông tin sự kiện không thay đổi, nhưng quan hệ giao tiếp bị thay đổi: + Mẹ đi làm rồi à? ( câu hỏi ). + Mẹ đi làm rồi. ( câu trần thuật đơn). * Từ “ạ” trong câu (d) biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói? _ Biểu thị sắc thái kính trọng, lễ phép. Giáo viên: Đưa bài tập nhanh. * Xác định tình thái từ cảm trong các câu sau? Vd: - Anh đi đi. - Chị đã nói thế ư ? * Ở các ví dụ 1 và 2 nếu ta bỏ các tình thái từ đó đựoc không? - Được. * Nếu ta bỏ các tình thái từ đó thì các câu đó còn là câu hỏi và câu cầu khiến nữa không? - Không còn là câu cầu khiến và nghi vấn. * Qua những ví dụ vừa phần tích ở trên ta thấy em hãy cho biết thế nào là tình thái từ. - Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến ... để tạo sắc thái tình cảm của người nói. * Tình thái từ bao gồm những loại nào? - Tình thái từ bao gồm những loại đáng chú ý sau: + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chư, chăng... + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với... + Tình thái từ cảm thán: thay, sao... + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà…. Giáo viên: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. HĐ2: (5’) * Các tình thái từ đã cho được đặt trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? (Về quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm). - Bạn chưa về à? ( Hỏi, thân mật, bằng vai). - Thầy mệt ạ? ( Hỏi, lễ phép, người dưới hỏi ). - Bạn giúp tôi một tay nhé! ( cầu khiến, thân mật). - Bác giúp cháu một tay ạ ! (cầu khiến, lễ phép). * Ta có thể đưa sắc thái tình cảm ở câu này vào sắc thái tình cảm ở câu kia được không? - Không đuợc. * Qua những ví dụ trên ta thấy khi nói và viết cần sử dụng sắc thái tình cảm như thế nào? - Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. * Gọi học sinh đọc ghi nhớ. HĐ3: (15’) Bài tập 1: - Các câu có tình thái từ: b, c, e, i. Bài tập 2: a. Chứ: Nghi vấn. b. Chứ: Nhấn mạnh. c. Ư: Phân vân. d. Nhỉ: Thân mật. e. Nhé: Thân mật. f. Vậy: Miễn cưỡng, không hài lòng. g. Cơ mà: Thuyết phuc . Bài tập 3: (8A1) - Nó là học sinh giỏi mà! - Đừng trêu nữa, nó khóc đấy! - Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị! - Em chỉ nói vậy để anh biết thôi! I. Chức năng của tình thái từ: Ghi nhớ1 (SGK/81) II. Sử dụng tình thái từ: Ghi nhớ2 (SGK/81) III. Luyện tập: Bài tập 1: Xác định tình thái từ đã cho: Bài tập 2: Giải thích ý nghĩa của tình thái từ: Bài tập 3: Đặt câu với các tình thái từ đã cho: 4.4. Tổng kết: Câu 1: Tình thái từ bao gồm những loại nào? 1 - Tình thái từ bao gồm những loại đáng chú ý sau: + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chư, chăng... + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với... + Tình thái từ cảm thán: thay, sao... + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà…. 4. 5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học ở tiết này: Học ghi nhớ 1,2 /81. Làm bài tập 4,5/83 Tìm một số đoạn văn có sử dụng tình thái từ và phân tích tác dụng. 2. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt của các địa phương. 5. Phụ lục: Tuần: 7 Tiết:28 Ngày dạy:…… LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: HS biết vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự. Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. * Hoạt động 2: HS hiểu được sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: HS nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự. * Hoạt động 2: HS sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: HS có thói quen làm bài văn theo các bước quy định. * Hoạt động 2: Giáo dục HS thói quen sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có hiệu quả trong văn
File đính kèm:
- Tuan 7 2014.doc