Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4
I. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
Đọc diễn cảm, phân tích tình huống truyện. Nhận xét, đánh giá về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong XH cũ. Giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực trong tác phẩm.
2.Kỹ năng: Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
Rèn kỹ năng giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức xác định lối sống cho bản thân.
Tuần 4. Tiết 13, 14. Ngày soạn: 3/9/2014 Ngày dạy: Bài 4: Văn bản: LÃO HẠC. Nam Cao. I. Mục tiêu cần đạt. 1.Kiến thức: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn. Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật. Đọc diễn cảm, phân tích tình huống truyện. Nhận xét, đánh giá về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong XH cũ. Giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực trong tác phẩm. 2.Kỹ năng: Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. Rèn kỹ năng giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức xác định lối sống cho bản thân. 3. Thái độ: -Giáo dục tình yêu thương con người. II. Chuẩn bị. Thầy: Giáo án, SGK, chân dung nhà văn. Trò: Tập soạn, tập ghi, SGK. III.Phương pháp. Thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV.Các bước lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ. Em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu? Gợi ý: hiền lành, dịu dàng nhưng cứng cỏi, mạnh mẽ… 3. Nội dung bài mới. Giới thiệu bài: Nam Cao được coi là một trong những nhà văn xuất sắc trong dòng văn học hiện thực. Đề tài trong các sáng tác của ông chủ yếu viết về người nông dân và trí thức tiểu tư sản. Truyện ''Lão Hạc'' là một bức tranh thu nhỏ về đời sống người nông dân trước cách mạng tháng 8. Trong truyện tác giả không trực tiếp phản ánh sự bóc lột, đàn áp của cường hào, lí trưởng mà tập trung miêu tả quá trình người nông bị bần cùng hoá đến chỗ bị phá sản, lưu vong. Quá trình ấy diễn ra ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học. Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Ghi bảng. Hoạt động 1: Gọi HS đọc chú thích. *Em hãy tóm tắt vài nét chính về nhà văn Nam Cao? +GV giới thiệu thêm một số tác phẩm của nhà văn Nam Cao. *Cho biết năm ra đời của tác phẩm? *Hãy cho biết nghĩa của các chú thích: 5, 6, 9, 11, 15…? GV tóm tắt phần chữ in nhỏ trong SGK. Cách đọc: Chú ý ngôn ngữ đối thoại. *Hãy tóm tắt phần chữ in to? HS đọc. HS trình bày. Nghe. HS trình bày. HS trình bày. Nghe. HS tóm tắt. I.Tìm hiểu chung. 1.Tác giả. Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri, quê ở Hà Nam. Là nhà văn hiện thực xuất sắc. 2. Tác phẩm. Lão Hạc đăng báo năm 1943. 3. Chú thích. 4. Đọc và tóm tắt. Hoạt động 2: *Hãy cho biết gia cảnh của lão Hạc trước khi bán cậu Vàng? GV: Lão Hạc điển hình cho nỗi khổ của người nông dân trước cách mạng. *Cậu Vàng có một vị trí như thế nào trong lòng lão Hạc? *Vì sao lão phải bán con chó Vàng thân thiết? *Tìm những chi tiết nói lên bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi đã bán cậu Vàng? *Qua đó em thấy lão Hạc có tâm trạng gì? *Động từ “ép” trong câu” những vết…ra”, có sức gợi tả như thế nào? *Xung quanh việc bán cậu Vàng, em thấy lão Hạc là người như thế nào? GV: Nhà văn đã thể hiện thật chân thật, cụ thể, tuần tự từng diễn biến tâm trạng đau đớn cứ dâng lên như không thể kìm nén nỗi đau, rất phù hợp tâm lí, hình dáng và cách biểu hiện của người già. TIẾT 2. *Nguyên nhân nào đã đẩy lão Hạc đến cái chết? *Vì sao lão Hạc chọn cái chết trong lúc vẫn còn 30 đồng và ba sào vườn? *Hãy tìm những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc? *Em có cảm nhận gì về cái chết của lão Hạc? *Khi tả cái chết của lão Hạc tác giả đã sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng gì? *Cái chết của lão Hạc nói lên ý nghĩa gì? *Qua đó em nhận xét gì về phẩm chất của lão Hạc? *Ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật ông giáo? *Ông giáo đã cư xử với lão Hạc như thế nào? *Ông giáo đã có những ý nghĩ gì về tình cảnh và nhân cách lão Hạc? *Em hiểu như thế nào về các ý nghĩ của ông giáo? Ý nghĩ: Chao ôi!...thể hiện triết lí gì? GVGDHS: Phải đồng cảm với mọi người xung quanh, phải biết nhìn ra và trân trọng những điều đáng thương, đáng quý ở họ. *Qua đó em thấy ông giáo là người như thế nào? Qua câu chuyện, em hiểu gì về giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm? *Theo em, cái hay của truyện được thể hiện rõ nhất ở đâu? *Việc tạo tình huống truyện bất ngờ có tác dụng gì? Hs trình bày. Nghe. Cậu Vàng như người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai. Lão bị ốm, tiêu hết tiền… Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt co rúm, vết nhăn xô lại, đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém…khóc. HS trình bày. Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài thật đáng thương. HS trình bày. Nghe. Đói khổ, túng quẫn, tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình. Vì nếu sống lão sẽ ăn vào đồng tiền, vốn liếng cuối cùng để cho con.lão chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn ấy. Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long song sọc, sùi bọt mép, vật vã đến hai giờ mới chết. … Khiến mọi người thương cảm. Tạo hình ảnh cụ thể, sinh động. Làm cho người đọc cảm giác như cùng chứng kiến cái chết của lão Hạc. Những người xung quanh hiểu rõ con người của lão hơn, quý trọng và thương tiếc lão hơn. Hs trình bày. Là người hàng xóm tin cậy, là người chứng kiến. Muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Mời ăn khoai, uống nước chè, lắng nghe lão hạc kể chuyện, nhận giữ dùm tiền và vườn cho lão Hạc. Chao ôi! Đối…thương. Không, cuộc đời…khác. Cuộc đời quả thật…buồn. HS trình bày. Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình của Nam Cao đã khẳng định một thái độ sống…không hời hợt. Nghe. Có lòng nhân ái, chân tình và đồng khổ, hiểu đời, hiểu người và có lòng vị tha cao cả. Trọng nhân cách, không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người. Trình bày một phút: Nhân đạo: nhà văn kể về cuộc đời LH với niềm cảm thương chân thành. Hiện thực: phơi bày được sự bế tắc của người nông dân trong XH cũ. HS thảo luận. Hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. II.Tìm hiểu văn bản. A. Nội dung. 1.Nhân vật lão Hạc. a.Gia cảnh. Nhà nghèo, vợ chết, con trai đi đồn điền, lão sống một mình. b.Tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng. -Lí do bán cậu Vàng: Vì gia cảnh túng quẫn. Vì muốn dành dụm tiền cho con trai. Tâm trạng: Đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc, day dứt, ăn năn. →Lão sống tình nghĩa, thương yêu loài vật và thương con. c.Cái chết của lão Hạc. Nguyên nhân: Tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình. Cái chết vật vã, đau đớn, dữ dội, thảm thương và bất thình lình. Ý nghĩa: Bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão Hạc cũng như của những người nông dân. Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến. →Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống (chết trong còn hơn sống đục). Trọng danh dự làm người. 2.Nhân vật ông giáo. Tình cảm: an ủi, sẽ chia, xót thương, đồng cảm với tình cảnh khốn khổ của lão Hạc. Ý nghĩ: -Cuộc đời quả thật đáng buồn vì con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống. -Chao ôi!...Nói lên một thái độ sống, phải có tình thương và cách nhìn chiều sâu. →Có lòng nhân ái, hiểu đời, hiểu người, trọng nhân cách. B. Nghệ thuật. -Ngôi kể gần gũi, chân thực. -Cách kể tự nhiên, linh hoạt. -Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình. -Khắc hoạ nhân vật đậm nét. Nêu ý nghĩa của truyện? Hoạt động 3: *Qua truyện lão Hạc và đoạn trích Tức nước vỡ bờ em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ? HS trình bày. Nghèo khổ, bế tắc. Tâm hồn cao quý, lòng tận tuỵ hi sinh vì người thân. Tnvb: sức mạnh của tình thương, sự phản kháng. Lh: ý thức về nhân cách, tự trọng. C. Ý nghĩa. Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng. III. Luyện tập. 4. Củng cố. Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 5.Hướng dẫn về nhà. Tập đọc diển cảm truyện. Tham khảo các đề tập làm văn trong SGK. V. Phần rút kinh nghiệm. Tuần 4. Tiết 15,16 Ngày soạn: 3/9/2014 Ngày dạy: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1. Văn tự sự. I.Mục tiêu cần đạt. 1.Kiến thức: -HS ôn lại cách viết bài văn tự sự. 2.Kỹ năng: -Biết vận dụng các kiến thức về văn bản: Bố cục, chủ đề, đoạn văn và sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm để làm bài. 3.Thái độ: Có ý thức tự giác học bài và tìm hiểu các đề bài. II.Chuẩn bị. GV: Ra đề và đáp án. HS: Tham khảo các đề trong SGK. III. Phương pháp. Viết sáng tạo. IV.Các bước lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số học sinh. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Nội dung bài mới. Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Ghi bảng. Hoạt động 1: GV phát đề cho học sinh. HS nhận đề. Đề bài: Đề: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một người mà em yêu mến. Hoạt động 2: GV quan sát học sinh làm bài. Gợi ý: Xác định chủ đề. Diễn biến câu chuyện. Nhắc nhở học sinh chưa nghiêm túc (Nếu có). GV thu bài. Học sinh làm bài. Học sinh nộp bài. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM. Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm và người thân.(1đ) Thân bài: Trình bày diễn biến sự việc. Thời gian, địa điểm(0,5đ) Hoàn cảnh xảy ra kỉ niệm (1đ) Diễn biến sự việc (mở đầu, diễn biến, kết thúc) (4,5đ) Tâm trạng của em (1đ) Thái độ của người em yêu mến(1đ) Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân (1đ) 4. Củng cố. Giáo viên nhận xét thái độ làm bài của học sinh. 5.Hướng dẫn về nhà. Soạn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh.. IV. Phần rút kinh nghiệm. Nhận xét Kí duyệt
File đính kèm:
- giao an ngu van 8 T4.doc