Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 49 đến tiết 52

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs :

 1. Kiến thức.

- Sự gia tăng dân số là con đường “ tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đẩu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2. Kĩ năng.

- Tích hợp với phần Tập Làm văn vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc –hiểu nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

- Vận dụng vào việc bài văn thuyết minh.

 3.Thái độ :

 Gíao dục học sinh ý thức tham gia tuyên truyền chủ trương kế hoạch hóa gia đình của địa phương ,thực hiện khẩu hiệu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con

4. Tích hợp:

*Giáo dục kỹ năng sống:

Giao tiếp ,suy nghĩ, phản hồi lắng nghe tích cực về vấn đề dân số

Suy nghĩ sáng tạo phân tích, bình luận về lập luận trong văn bản

Ra quyết định động viên mọi người cùng thực hiện hạn chế gia tăng dân số

* Gíao dục bảo vệ môi trường: Liên hệ môi trường,vấnđề dân số ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đời sống gia đình và toàn xã hội. Việc giảm bớt gia tăng dân sốlà vấn đề toàn cầu, là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người .

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 49 đến tiết 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a hội nghị Cai-rô, các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc các châu lục nào?
(?) Em hiểu gì về thực trạng kinh tế, văn hoá ở các châu lục này?
 (?) Từ đó em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển XH?
 Theo dõi đoạn cuối.
(?) Em hiểu ntn về lời nói sau đây của tác giả: Đừng để mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn càng tốt?
- Muốn còn đất để tồn tại, phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng dân số trên toàn cầu.
(?) Tại sao tác giả cho rằng: Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người? 
 (?) Học qua vb này đem lại cho em những hiểu biết gì về dân số và kế hoạch hoá gia đình? (HSTLN)
- Sự gia tăng dân số là 1 thực tranïg đáng lo ngại trên thế giới, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu.
(?) Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì? (HSTLN)
- Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ thoát khỏi áp bức không còn phụ thuộc vào quyền lực của kẻ khác.
 Nhận xét về nghệ thuật? 
 Nêu Ý nghĩa văn bản?
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Đọc – tìm hiểu chú thích 
 2. Thể loại: VB nhật dụng –nghị luận chứng minh, thuyết minh.
3. Bố cục : 3 phần:
-MB: từ đầu đến “sáng mắt ra” Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình 
-TB: Tiếp theo đến “sang đến ô 31 của bàn cờ” – Làm rõ vấn đề kế hoạch hoá gia đình.
- KB : còn lại- Lời kiến nghị khẩn thiết.
II. PHÂN TÍCH:
1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình :
- Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại
2. Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình: 
* Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ : 
- Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất theo cấp độ này sẽ không phải là con số tầm thường mà là con số khủng khiếp
 *Bài toán dân số được tính toán từ một chuyện trong kinh thánh 
- Lúc đầu trái đất chỉ có 2 người 
- Nếu mỗi gia đình chỉ có 2 con thì đến năm 1995 dân sô trái đất là 5,63 tỉ người 
- So với bài toán cổ con số này xấp xỉ ở ô thứ 30 của bàn cờ 
 à Cho mọi người thấy được mức độ gia tăng dân số nhanh chóng trên thế giới 
* Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế 
- Châu phi, Châu Á (trong đó có VN)
- Rất nhiều nước trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
 Tăng dân số quá cao là kìm hãm sự phát triển XH, là nguyên nhân đến đói nghèo, lạc hậu.
3. Lời kêu gọi khẩn thiết 
- Muốn sống, con người cần phải có đất đai. Đất đai không sinh ra, con người ngày một nhiều hơn. Do đó con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số. Đây là vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung:
- Thực trạng dân số thế giới và Việt Nam phát triển nhanh và mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai dân tộc và thế giới.
- Giải pháp phải hành động tự giác,hạn chế sinh đẻ làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.
2. Nghệ thuật; 
- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh ,dùng số lịêu, phân tích .
- Lập luận chặt chẽ.
-Ngôn ngữ khoa học ,giàu sức thuyết phục .
*Ý nghĩa văn bản
Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại : dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
 4. Củng cố: Trong hiện tại và tương lại, em tự thấy cần phải làm như thế nào để góp phần thực hiện tốt chính sách dân số của Nhà nước ở địa phương mình?
 5. Dặn dò: 
 Chuẩn bị bài : “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”
**************************************************
Tiết 50 Ngày soạn: ../../
Tiếng Việt: 
 DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
 Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Sử lỗi dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
3. Thái độ : HS có ý thức sử dụng dâu ngoặc đơn và daaaaushai chấm phù hợp khi nới và viết 
4. Tích hợp với tập làm văn ở cách làm bài văn thuyết minh
B. CHUẨN BỊ :
 * Giáo viên:
 Phương tiện dạy học: Giáo án, bảng phụ. 
 Phương pháp dạy học: Đàm thoại + diễn giảng ,động não, trình bày,thảo luận.
 * Học sinh : Tìm hiểu bài ở nhà. trả lời các câu hỏi trong SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ:
Các vế của câu ghép có quan hệ ntn với nhau? Có những quan hệ từ nào thường gặp? 
Làm bài tập 4 
 3. Bài mới :
Hoạt động1:giới thiệu bài
Hoạt động 2: H/dẫn tìm hiểu về dấu ngoặc đơn 
Gọi hs đọc vd 
(?) Trong 3 vd trên dùng dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?
(?) Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của đoạn trích có thay đổi không? 
- Không, vì khi đặt một phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phần chú thích, nhằm cung cấp thông tin kèm thêm, chứ nó không thuộc phần nghĩa cơ bản.
* Trong khi dùng dấu ngoặc đơn cần chú ý thêm: 
- Dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi (?) (để tỏ ý hoài nghi) và dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm than (!) thể hiện tỏ ý mỉa mai.
VD: Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?)thì phải kể đến bán rượu ti cưỡng bức (!)
(?) Qua phân tích vd hãy cho biết dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ? (Ghi nhớ sgk)
(?) Hãy lấy một vài vd trong văn bản đã học và chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn?
Hướng dẫn tìm hiểu về dấu hai chấm 
 Gọi hs đọc vd 
(?) Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
a, Lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dế Chuắt và của DC nói với DM)
b, Lời dần trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người xưa)
c, Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học 
(?) Vậy dấu hai chấm dùng để làm gì? (Ghi nhớ sgk)
(?) Tìm thêm một vài vd để minh hoa
* Bài tập nhanh : Thêm dấu hai chấm vào các câu sau cho đúng ý định của người viết :
- Người VN nói “Học thầy không tày học bạn”, nhưng cũng nói “ Không thầy đố mày làm nên” 
- Nam khoe với tôi rằng “ Hôm qua cậu ta được điểm 10”
 Gọi hs đọc lại toàn bộ ghi nhớ 
Hướng dẫn luyện tập 
 (?) Nêu yêu cầu của bài tập 1 ( HSTLN)
(?) Bài tập hai yêu cầu chúng ta điều gì ?
(?) Nêu yêu cầu bài tập 3 ? ( HSTLN)
Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập 4 ( HSTL)
I. DẤU NGOẶC ĐƠN:
1.Ví dụ(SGK)
2. Nhận xét 
Dấu ngoặc đơn dùng để:
a, Đánh dấu bộ phận giải thích (làm rõ họ ngụ ý chỉ ai)
b, Đánh dấu bộ phận thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó là ba khía.
c, Đánh dấu bộ phận bổ sung thêm về năm sinh, năm mất và bộ phận chú thích thêm về tên địa danh.
3. Kết luận(Ghi nhớ SGK)
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
II. DẤU HAI CHẤM 
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho mỗi phần trước đó.
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng dấu ngoặïc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
3. Kết luận : Ghi nhớ : sgk / 134, 135
III. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn 
 a, Giải thích; b, Thuyết minh 
 c , Vị trí thứ nhất đánh dấu phần bổ sung; Vị trí thứ 2 đánh dấu phần thuyết minh 
Bài tập 2: Giải thích công dụng dấu hai chấm 
a, Đánh dấu bộ phận giải thích.
b, Đánh dấu lời đối thoại. 
c, Đánh dấu bộ phận thuyết minh. 
Bài tập 3 : Được, nhưng nghĩa của phần đặc sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh 
Bài tập 4 :
- Được, khi thay như vậy nghĩa của câu không thay đổi, nhưng người viết chỉ coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản.
- Nếu viết lại “Phong Nha gồm: Động khô và động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi là bộ phận chú thích 
4. Củng cố: Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? Cho vd minh hoạ 
5. Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ , làm hết bài tập còn lại 
Chuẩn bị bài mới: “Dấu ngoặc kép”
 ********************************************** Tiết 51 Ngày soạn: ./../.
 Tập làm văn: 
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM
BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh đạt được
1. Kiến thức:
- Đề văn thuyết minh.Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
 - Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp và để làm bài văn TM
2. Kĩ năng.
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm được đặc điểm cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụngcủa đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Giaó dục học sinh ý thức quan sát, tích lũy tri thức để làm tốt bài văn TM 
4. Tích hợp: Giaó dục kỹ năng sống khả năng giao tiếp, suy nghĩ sáng taọ thu thập xử lý thông tin 
B. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên : Phương tiện dạy học: SGV + GIÁO ÁN +CHUẨN KIẾN THỨC
 bảng phụ. 
 Phương pháp dạy học: - Đàm thoại ,diễn giảng 
 - Động não, viết tích cực, trình bày,thảo luận.
 - Học sinh : Tìm hiểu bài ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh, người viết phải làm ntn? Có mấy phương pháp thuyết minh cơ bản? Nêu đặc điểm của từng phương pháp?
 3. Bài mới: 
 Hoạt động 1:Giới thiệu bài
 Hoạt động 2:Nội dung bài học
 Hoạt động của GV&HS Nội dung
* HD tìm hiểu đề văn thuyết minh 
 - Gọi hs đọc đề văn thuyết minh. 
(?) Đề nêu lên yêu cầu gì ? 
(?) Đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào? - con người, đồ vật, di tích, con vật thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết.
(?) Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh?
- Không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu , thuyết minh, giải thích.
(?) Hãy cho biết yêu cầu của mỗi đề trong sgk? Và ra một số đề cùng loại?
Giới thiệu trường em.
Giới thiệu đồ vật, một trò chơi.
(?) Vậy đề văn thuyết minh yêu cầu điều gì ? 
*HD tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh.
 Gọi hs đọc bài văn Xe đạp 
(?)Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì? 
(?) Đề bài này khác đề văn miêu tả ở chỗ nào?
- Nếu miêu tả thì phải tả một chiếc xe đạp cụ thể 
VD: chiếc xe đạp của em, của bố em hay của mẹ em, xe đạp màu gì, xe nam hay nữ, xe VN hay nước ngoài.
- Còn đề văn thuyết minh yêu cầu trình bày xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến. Do đó cần trình bày cấu tạo, tác dụng của loại phương tiện nà

File đính kèm:

  • docBai 13 Bai toan dan so.doc