Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 45 đến tiết 48

I.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.

- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.

2. Kĩ năng:

- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.

- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ .

3. Thái độ: Tự giác,tích cực luyện nói kể chuyện theo ngôi kể.

4.Kĩ năng sống : Kỹ năng độc lập, tự quyết định

II.Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs

 

doc14 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 45 đến tiết 48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích ở mục I, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
-Hoạt động nhóm: Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép?
-Nhóm 1: Cô tôi// chưa dứt câu, cổ họng tôi// đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng-> Nối vế bằng dấu phẩy
-Nhóm 2: Tôi// lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi// càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay -> Nối vế bằng dấu hai chấm
-Nhóm 3: Cái đầu lão// ngọeo về một bên và cái miệng móm mém của lão// mếu như con nít. -> Nối vế bằng QHT"và"
-Nhóm 4:Nếu trời// không mưa thì cả lớp// sẽ đi chơi. . -> Nối vế bằng cặp QHT"nếu...thì..."
-Hs trung bình yếu: Vậy có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? 
- Hs đọc ghi nhớ SGK?
1.Ngữ liệu
C1: Hằng năm.tựu trường
C2: Những ý tưởngnhớ hết
Các vế câu ghép được nối bằng dấu phẩy, bằng quan hệ từ ‘vì, và”, bằng dấu 2 chấm.
2.Ghi nhớ
III.Luyện tập
- Hs đọc bài tập 1.
-Hs trung bình, yếu: Tìm câu ghép trong các đoạn trích?
-Hs trung bình, yếu: Mỗi câu ghép,các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?
- Gv hướng dẫn Hs đặt câu theo mỗi cặp quan hệ từ, khuyến khích Hs trung bình, yếu
-Gv hướng dẫn Hs bỏ quan hệ từ theo yêu cầu SGK
1.Bài tập 1:
 a, - U van dần, u lạy dần! -> nối bằng dấu phẩy.
 - Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. à nối bằng dấu phẩy
 - Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! à nối bằng dấu phẩy.
 - Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. à nối bằng dấu phẩy.
 - Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy à nối bằng dấu phẩy.
b, Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng → nối bằng dấu phẩy.
Giá những cổ tụcnát vụn mới thôi → nối bằng dấu phẩy
 c.Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Nối bằng hai dấu chấm.
d, Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá → nối bằng quan hệ từ
2.Bài tập 2:
 a.Vì trời mưa to nên tôi không đi lao động.
 b.Nếu tôi đi nhanh thì tôi đã gặp được cô ấy.
 c.Tuy gia đình khó khăn nhưng tôi vẫn tiếp tục đi học.
 d.Không những Lan giỏi học toán mà còn giỏi văn nữa.
3.Bài tập 3:
a,Trời mưa to nên tôi không đi lao động.
- Tôi không đi lao động vì trời mưa to.
b, Gia đình khó khăn nhưng tôi vẫn tiếp tục đi học
 - Tôi vẫn tiếp tục đi học tuy gia đình khó khăn.
4. Củng cố:
 HS cần nắm chắc kiến thức về cấu tạo câu ghép, nhận ra được các mối quan hệ của câu và phương tiện nối.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết và phân tích cấu tạo câu ghép
- Tìm thêm các ví dụ về câu ghép
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 47 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người; ý nghĩa, phạm vi sử dụng, yêu cầu của bài văn TM
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
- Viết và phân tích văn bản thuyết minh. 
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đúng loại văn bản này trong đời sống.
4.kĩ năng sống: Kĩ năng nhận biết, cảm nhận, tìm kiếm và sử dụng thông tin.....
Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: 
Chúng ta vừa viết bài văn số 2, tạm khép lại kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Giờ học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một kiểu văn bản mới, đó là văn bản thuyết minh. Văn bản thuyết minh có vai trò gì trong đời sống? Đặc điểm của nó như thế nào? Các em sẽ tìm được câu trả lời sau khi học xong bài hôm nay.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
I-Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
* Yêu cầu h/s đọc 3 văn bản trong SGK 
-Hoạt động nhóm: Mỗi văn bản trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
 +Nhóm 1; văn bản a
 + Nhóm 2: văn bản b
 + Nhóm 3,4: văn bản c
- Hs khá: Ba văn bản có điểm gì giống nhau?
→MĐ: cung cấp tri thức
-Hs trung bình: Em thường gặp những kiểu vb này ở đâu? trong những môn học nào?
-Sinh học, báo chí
--Hs khá: Hãy kể tên một vài văn bản đã học cùng kiểu văn bản trên?
- Cầu Long Biên chứng nhân lich sử .
- Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.
- Ca Huế trên sông Hương
-Hs trung bình: Trong thực tế khi nào người ta dùng các văn bản đó ? 
-Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng
 (sự vật , sự việc , sự kiện ) thì ta phải dùng văn bản trên (thuyết minh ).
-Hs trung bình: Văn bản thuyết minh là gì?
-Hoạt động nhóm: Gv hướng dẫn Hs thảo luận nhóm theo các câu hỏi ở SKG
+ Nhóm 1: Câu a
+Nhóm 2: Câu b
+Nhóm 3: Câu c
+ Nhóm 4: Câu d
-Sau khi nhận xét bài làm của các nhóm Gv yêu cầu Hs rút ra đặc điểm chung của văn thuyết minh.
? Vậy đặc điểm chung của VBTM là gì?
1.Văn bản thuyết minh trong đời sống con người
* NGỮ LIỆU
a). Cây dừa Bình Định
- Trình bày lợi ích của cây dừa . Bình Định
b). Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
(c). Giới thiệu: Huế như là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế. 
*KHÁI NIỆM
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
-Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người
-Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, ro ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
II.LUYỆN TẬP
- Hoạt động nhóm: Gv tổ chức hs hoạt động nhóm:
+ Nhóm 1,2 : văn bản a
+ Nhóm 3,4: văn bản b
HS thảo luận, trả lời.
HS thảo luận, trả lời.
* GVđiều chỉnh, bổ sung và lưu ý HS: 
Cũng như các thể loại văn bản khác, văn bản thuyết minh cũng cần đan xen các phương thức biểu đạt khác nhau để làm rõ đối tượng thuyết minh và tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Về những nội dung này, các em lần lượt được học ở những bài sau và ở chương trình lớp 9.
1.Bài tập 1
a, là văn bản thuyết minh vì văn bản cung cấp kiến thức lịch sử.
b,là văn bản thuyết minh vì văn bản cung cấp kiến thức sinh vật.
Bài tập 2
Một bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của việc dùng bao bì nilông.
Làm cho lời đề nghị có sức thuyết phục cao.
Bài tập 3:
Các văn bản khác cũng cần sử dụng yếu tố thuyết minh vì:
- Tự sự: giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật...
- Miêu tả: giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian, không gian 
- Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật 
- Nghị luận: giới thiệu luận điểm, luận cứ
4. Củng cố:
 HS cần nắm chắc kiến thức về đặc điểm của văn bản thuyết minh, nhận diện loại văn bản này trong thực tế.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết và phân tích đặc điểm của văn bản thuyết minh
- Tìm thêm các ví dụ về văn bản thuyết minh
- Chuẩn bị bài: Ôn dịch thuốc lá
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 48: ÔN DỊCH THUỐC LÁ
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Đọc -hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần tập làm văn để viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội. 
3. Thái độ: Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá.
4. Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, tự kiểm soát, đánh giá, nhận xét..
II. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và các giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
3. Bài mới: 
- Thuốc lá là một chủ đề thường xuyên được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu phân tích tác hại ghê gớm,toàn diện của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với đời sống con người.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung 
I. Tìm hiểu chung
* xuất xứ VB-
- ( Phần đầu và phần cuối) 
*GV: nêu yêu cầu đọc : rõ ràng, mạch lạc, chú ‏‎ý những chỗ in nghiêng .
GV đọc mẫu 1 đoạn – gọi HS đọc tiếp
*HS chú ý chú thích : 1,2,3,5 ,9 
 ( đặc biệt 1 và 9 )
-Hs trung bình: Em hiểu ntn là ôn dịch? ôn là gì? dịch là gì?
ôn : là tiếng chửi rủa
dịch:Chỉ các loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết nhiêu người.
Ôn dịch là là tiếng chửi rủa “Mày là đồ ôn dịch”
-Hs khá: Theo em việc tác giả sử dụng dấu phẩy ở nhan đề có tác dụng gì?
(Tỏ ý nhấn mạnh sắc thái biểu cảm, căm tức ghê tởm : Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch.)
-Hs trung bình: Văn bản nàythuộc kiêu VB nào? phương thức biểu đạt là gì?
-Hs trung bình: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần ?
P1: Từ đầu .... nặng hơn cả AIDS
=> giới thiệu sự nguy hiểm của thuốc lá.
- P2: Tiếp .... sức khoẻ cộng đồng 
=> T‏‎ác hại của thuốc lá .
- P3: Còn lại => Lời kêu gọi chống hút thuốc lá .
* Tác phẩm:
- Trích cuốn Từ thuốc lá đến ma tuý - Bệnh nghiện
- Chú thích:
- Nhan đề
-Thể loại: Nhật dụng
-PTBĐ: Thuyết minh kết hợp lập luận khoa học.
 - Bố cục: 3 phần
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
*HS chú ý phần 1
-Hs trung bình: Để giới thiệu nạn dịch thuốc lá tác giả mở đầu bằng những thông tin nào?
-Hs trung bình: tác giả giới thiệu như thế nào về nạm dịch thuốc lá?
-hs khá- giỏi: Tại sao tác giả lại dẫn số liệu hơn 5 vạn công trình của nhiều nhà bác học trong mấy chục năm?
- Khẳng định tính chính xác, tầm quan trọng của thông tin→ Kết luận như thế hoàn toàn thuyết phục vì đây không phải là của 1 người, 1 tổ chức, mà được rút ra từ hơn 5 vạn công trình của nhiều nhà bác học, nghiên cứu lâu dài từ mấy chục năm.
-Hs khá, giỏi: Tác giả sử dụng NT gì ở đây ? tác dụng của NT ấy?
-Hs khá:Em có nhận xét gì về đặc điểm lời văn thuyết minh trong đoạn văn này? 
-Hs thảo luận, trình bày ý kiến: Em đón nhận thông tin này với một thái độ như thế nào ?
*GV. kết luận – chuyển phần tiếp theo.
*HS chú ý phần 2
-Hs khá: Tại sao khi nói về sự nguy hiểm của thuốc lá, tác giả lại dẫn lời Trần Hưng Đạo? ý nghĩa của câu nói này là gì? 
-để nhấn mạnh tính chất nguy hiểm và sự phá hoại của tệ nạn thuốc lá.
-Hs trung bình: Điều nguy hại đó được ví qua hình ảnh nào? 
-Hs trung bình: Người viết đãémử dụng biện pháp nghệ thuật gì tr

File đính kèm:

  • docBai 12 On dich thuoc la.doc
Giáo án liên quan