Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41 đén tiết 44

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại,phương thức biểu đạt, nội dung,nghệ thuật.

- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.

- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.

2. Kĩ năng.

- Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

- Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.

3. Thái độ: học tập tích cực

4.Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, cảm thụ, đánh giá.

II.Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà?

3. Bài mới:

 

doc11 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41 đén tiết 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dân Việt Nam trước CMT8.
Khắc họa nhân vật cụ thể, sinh động. Kể, tả chân thực, tự nhiên, đậm chất triết lý.
III. Luyện tập
Học sinh nêu nhân vật hoặc đoạn văn mà em yêu thích trong ba văn bản trên.
Trình bày miệng bằng một đoạn văn
?Qua các truyện ký Việt Nam, em đã học tập được các tác giả điều gì về cách viết truyện?
?Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Tức nước vỡ bờ”.
Bài tập 1
Trình bày cảm nhận củabản thân về nhân vật
Bài tập 2
Học tập cách kể chuyện xen miêu tả, biểu cảm
4. Củng cố: Gv khái quát bài học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị bài Thông tin về Ngày trái đất

Ngày soạn: 31-10-2014
Ngày dạy: 03-11-2014
TIẾT 42: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2. Kĩ năng.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.
- Đọc -hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể,hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
4. Kỹ năng sống: Nhận biết, giao tiếp, tự kiểm soát
II.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu giá trị nội dung của văn bản Hai cây phong. Hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với người kể chuyện xưng tôi và chúng tôi?
3. Bài mới: 
Ngày Trái Đất là ngày gì?Tại sao năm 2000 nước ta tham gia với chủ đề Một ngày không dùng bao bì ni lông? Không dùng bao bì ni lông thì dùng bao bì bằng chất liệu gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong văn bản hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I.TÌM HIỂU CHUNG
- Gọi 2 học sinh đọc văn bản.
* Giọng đọc: Phần sau cần nhấn mạnh rõ ràng từng điểm kiến nghị. Đoạn cuối cần thể hiện giọng điệu của một lời kêu gọi.
- Gọi học sinh đọc phần giải thích từ khó.
- Giải thích thêm từ: Thông tin: truyền tin cho nhau để biết.
Thông tin về ngày trái đất năm 2000 thuộc kiểu văn bản nào?
Văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?â nhieãmr
Kiểu văn bản: Nhật dụng
Bố cục: 3 phần
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
-Ngày trái đất là ngày nào hằng năm? do ai khởi xướng và khởi xướng từ bao giờ? (Hs theo dõi SGK và trả lời)
-Tổ chức “Ngày Trái Đất” có bao nhiêu nước tham gia? Việt Nam tham gia năm nào ? với chủ đề gì? (Hs theo dõi SGK và trả lời)
-Tại sao lần đầu tiên tham gia ngày trái đất,Việt Nam lại lấy chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông. Em có nhận xét gì về chủ đề này ?(Hs khá- giỏi)
- Gọi học sinh đọc phần 2.
-Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người?
- GV giải thích : pla –xtíc là chất dẻo-không phân huỷ. Chính tính không phân huỷ đó đã tạo nên hàng loạt tác hại.
-Vậy ngoài nguyên nhân cơ bản,còn có những nguyên nhân nào khác?(Hs theo dõi SGK và trả lời)
 -Đoạn văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? (Hs phát hiện)Chỉ ra tác dụng của phương pháp thuyết minh đó?(Hs khá giỏi)
Em còn biết những tác hại nào khác của việc dùng bao bì ni lông ?(Hs liên hệ thực tế cuộc sống)
-Khái quát những tác hại của bao bì ni lông?(Hs tổng hợp)
-Gv cung cấp thêm thông tin: Mỗi năm có hơn 400 . 000 tấn pô-li-ê-ti-len được chôn lấp tại miền Bắc nước Mĩ.
- Ở Mê - hi – cô , người ta đã xác nhận một trong những nguyên nhân làm cho cá ở các hồ nước chết nhiều là do rác thải ni lông và nhựa ném xuống hồ quá nhiều.
 - Tại vườn thú quốc gia Cô – bê ở Ấn - độ , 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.
- Hàng năm trên thế giới có khoảng 100 . 000 chim, thú chết do nuốt phải túi ni lông.
(Theo Pla-xtic- “Điều kì diệu” hay “Mối đe doạ” của Hội lịch sử tự nhiên Bom –bay Ấn độ, 1999)
- Trong đời sống, bao bì ni lông được sử dụng rộng rãi vì nó có ưu điểm gì? Phải chăng chúng ta có thể vì những lợi ích rất thiết thực của bao ni lông để chấp nhận những hạn chế của nó?Ý kiến của em như thế nào?(Hs liên hệ thực tế)
- Vậy trước vấn nạn về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do bao bì ni lông sinh ra, tác giả đề xuất hướng giải quyết như thế nào?(Hs theo dõi SGK trả lời)
- Tại sao văn bản lại không đưa một giải pháp triệt để mà lại chỉ đề ra những giải pháp hạn chế?(Hs khá – giỏi)
- Theo em,những giải pháp đưa ra có tính thuyết phục và khả thi không?
* Như vậy,ta thấy văn bản này có sức thuyết phục rất cao khi những đề xuất đưa ra hợp lí làm người đọc có thể thực hiện theo.
- Nêu tác dụng của từ “Vì vậy” trong đoạn văn?
-Tại sao trong phần nêu giải pháp, đoạn văn lại trình bày bằng các gạch đầu dòng? (Hs liên hệ công dụng của dấu gạch ngang)
- Gọi học sinh đọc phần 3. 
- Phần vừa đọc ra lời kêu gọi gì?
-Hãy so sánh kiểu chữ ở phần trên với dòng cuối cùng của văn bản?
-Có cần thiết phải in hoa dòng chữ “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”không?
- Nếu ta thay ba từ “Hãy” bằng ba từ “phải”, nội dung lời kêu gọi có gì thay đổi không? Tại sao? (Hs giỏi)
Gv khái quát văn bản
1.Thông tin về ngày trái đất năm 2000 của Việt Nam.
- Vào ngày 22/4/2000, lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”→ - Chủ đề thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, gần gũi với tất cả mọi người mà lại có ý nghĩa rất to lớn.
2. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và những giải pháp cụ thể.
a, Tác hại.
- Gây tổn hại nhiều mặt đến môi trường, kinh tế, sức khỏe, đời sống.
- NT: Liệt kê các ví dụ. Phân tích từng mặt tác hại của bao bì ni lông.→ Liệt kê ví dụ, phân tích rõ ràng, dễ hiểu, gây ấn tượng mạnh tới người đọc.Tạo ra tính thuyết phục trong thuyết minh.
b, Những giải pháp
 Các giải pháp mang tính khả thi và thực tế(ai cũng thực hiện được).
3. Lời kêu gọi của bản thông điệp.
- Hãy chung tay để bảo vệ trái đất.
- Hãy cùng nhau hành động “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”.
III – TỔNG KẾT
-Văn bản cho em hiểu về vấn đề gì?
- Từ vấn đề về bao bì ni lông, em có suy nghĩ gì về vấn đề rác thải sinh hoạt nói chung?
Ghi nhớ (sgk)
4. Củng cố: H. Liên hệ thực tế tại địa phương em?
-Ngoài mối hiểm hoạ về rác thải sinh hoạt ,theo em, chúng ta còn đang đứng trước những nguy cơ nào về môi trường?
-Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào đời sống và trở thành hành động cụ thể?
-Để bảo vệ môi trường, em cần phải làm những công việc gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập kĩ chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
- Xem trước bài: Nói giảm, nói tránh.
Ngày soạn: 31-10-2014
Ngày dạy: 05-11-2014
TIẾT 43 NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Khái niệm nói giảm nói tránh.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc,đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã,lịch sự.
3. Thái độ: Có ý thức nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết .
4.Kĩ năng sống: Nhận biết, vận dụng, sáng tạo...
II.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm nói quá và tác dụng của nói quá. Đặt hai câu có sử dụng biện pháp nói quá và gạch chân.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh
- Gọi học sinh đọc ví dụ 1, chú ý các từ ngữ in đậm.
-Các từ ngữ in đậm trong các đoạn trích trên có nghĩa là gì? 
- Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?
- Ngoài cách nói như ở các ví dụ trên,còn có cách nói nào khác khi nói về cái chết?(Hs phát hiện)
-Quy tiên, từ trần, mất, về với tổ tiên, qua đời, khuất núi...
- Gọi học sinh đọc ví dụ 2.
- Vì sao trong đoạn văn, tác giả dùng từ ngữ “bầu sữa” mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa? 
*Thêm ví dụ: Cháu muốn đi vệ sinh ạ!
- Từ vệ sinh được dùng ở đây có tác dụng gì?
 - Gọi học sinh đọc ví dụ 3. 
- So sánh hai cách nói, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe?
- Vậy em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh? nói giảm nói tránh có tác dụng gì?
*BT nhanh: Chỉ ra biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của cách nói giảm nói tránh đó.
 A) Hôm sau,lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:
 - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
 B) Kiếp hồng nhan có mong manh
 Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. 
- Theo em nói giảm, nói tránh thường được sử dụng trong loại văn bản nào? Vì sao?
*Ví dụ: Trong các câu sau, câu nào sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
a1, Ông ấy đã chết 8h tối qua.
a2, Ông ấy đã từ trần 8h tối qua.- Dùng các từ ngữ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ ngữ Hán Việt. 
b1, Con dạo này thật lười biếng.
b2, Con dạo này không được chăm chỉ cho lắm.- Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa.
c1, Anh còn kém lắm.
c2, Anh cần phải cố gắng hơn nữa. - Nói vòng.
d1, Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ.
d2, Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ. -Nói trống(tỉnh lược).
- Từ những ví dụ trên, em thấy nên sử dụng lối nói giảm nói tránh vào những tình huống giao tiếp nào?
- Khi thông tin về một sự thật đau buồn, bất hạnh.
- Khi chê trách một điều gì đó.
- Khi đưa ra một yêu cầu nghiêm ngặt.(Anh không nên ở đây nữa.Thay cho: Anh ra khỏi phòng ngay.)
- Khi cần mời mọc một cách lịch sự.(Mời cụ xơi cơm.Hoặc: Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.).
1.NGỮ LIỆU
+ Ngữ liệu 1
- Đều nói về cái chết.
- Để giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.
+ Ngữ liệu 2
- Dùng từ ngữ thể hiện sự tế nhị tránh thô tục.
+ Ngữ liệu 3
- Cách nói thứ 2 nhẹ nhàng, tế nhị hơn.
2.GHI NHỚ
II.LUYỆN TẬP
-Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh vào chỗ trống?
-Trong mỗi cặp câu, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh?
- Đặt năm đánh giá trong những trường hợp khác nhau?
VD: Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
* Chia lớp làm 5 nhóm.Mỗi nhóm đặt 1 câu.
Phân nhóm trưởng điều khiển nhóm,thư kí ghi chép.
- GV cho học sinh nhận xét ,sửa sai kết quả của từng nhóm.
1. Bài tập 1:
a, Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.
b, Cha mẹ em chia tay 

File đính kèm:

  • docBai 10 Thong tin ve Ngay Trai Dat nam 2000.doc
Giáo án liên quan