Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 đến tiết 40

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức:

 -Khái niệm nói quá

 -Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá

 -Tác dụng của nói quá.

2. Kĩ năng:vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc-hiểu văn bản.

 *Kĩ năng sống:

- Ra quyết định sử dụng phép tu từ : nói quá và cách sử dụng

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ,ý tưởng,thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ nói quá .

 3.Thái độ :Phê phán những lời nói khoác,nói sai sự thật .

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 - GV: SGK, SGV, giáo án. Phân tích tình huống, động não, thực hành có hướng dẫn

 - HS: học bài và xem bài mới.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC:

 1.Ổn định tổ chức:

 2.KTBC: Nêu 1 số VD từ địa phương nơi em ở hay dùng? Đặt thành câu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 đến tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ thể.
- Cảm thụ nét riêng , độc đáo của tác phẩm đã học.
 3. Thái độ : cảm nhận được tinh thần nhân đạo của các tác giả .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - GV: SGK, SGV, giáo án. Phương pháp và kĩ thuật: thực hành có hướng dẫn, động não, trình bày.
 - HS: học bài và xem câu hỏi ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Ổn định tổ chức:
 2.KTBC: 
Nêu nội dung và nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “Hai cây phong”.
 3.Bài mới:
A – Bảng thống kê những văn bản truyện ký Việt Nam đã học ở HKI lớp 8: 
TT
Tên văn bản.
Tác giả.
Thời gian sánh tác
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
(1911-
1988)
1941
Truyện ngắn
Những kỷ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường học
Miêu tả tinh tế ,chân thực ; sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm,hình ảnh so sánh độc đáo ; giọng điệu trữ tình trong sáng.
2
Trong lòng mẹ
( Trích hồi kí Những ngày thơ ấu )
Nguyên Hồng (1918-
1982
1940
Hồi ký (đoạn trích tiểu thuyết tự thuật)
Nỗi cay đắng, tủi cực và tình thương yêu mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ.
Tự sự kết hợp với trữ tình, kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm; tạo dựng được mạch truyện ,mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực .
3
Tức nước vỡ bờ
(Trích chương18, tiểu thuyết Tắt đèn)
Ngô Tất Tố
1939
Tiểu thuyết (đoạn trích)
Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.
-Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ.
-Kể chuyện,miêu tả nhân vật chân thực,sinh động (ngoại hình,ngôn ngữ,hành động, tâm lí) 
4
Lão Hạc
Nam Cao
(1915-1951)
1943
Truyện ngắn (đoạn trích)
Số phận bi thảm và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam, trước cách mạng tháng tám
 -Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình,lập luận,thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp,sinh động.
 Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
B – Những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản trong bài 2, 3, và 4: 
1) Giống nhau:
 - Thể loại: đều là văn tự sự, là truyện ký hiện đại.
 - Thời gian ra đời: trước CMT8, giai đoạn 1930-1945.
 - Đề tài, chủ đề: Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước năm 1945 ( bộ mặt xấu xa của tầng lớp thống trị, đời sống cực khổ của người dân) 
 - Giá trị tư tưởng: đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, sự trân trong ,ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh; tố cáo những gì tàn ác xấu xa)
 - Giá trị nghệ thuật: những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự ( kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm, lựa chọn ngôi kể, xây dựng nhân vật ) 
2) Khác nhau:
Văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc điểm nghệ thuật
Trong lòng mẹ
Hồi ký
 (trích)
Tự sự - xen trữ tình
Nỗi đau cay đắng của bé Hồng và tình yêu thương mẹ mãnh liệt
Văn hồi ký chân thực, trữ tình thiết tha.
Tức nước vỡ bờ
Tiểu thuyết
(trích)
Tự sự 
Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn
Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động.
Lão Hạc
Truyện ngắn (trích)
Tự sự - xen trữ tình
Số phận bi thảm và phẩm chất cao quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám .
 Nhân vật được đào sâu tâm lý, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt,vừa chân thực vừa đậm chất triết lý và trữ tình .
C. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật hoặc đoạn văn em yêu thích trong ba văn bản trên:
 - Học sinh nêu cảm xúc về nhân vật . 
 - Học sinh viết đoạn văn của mình nêu cảm nhận về một văn bản đã học .
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ:
 1. Củng cố :
 - Qua các truyện ký Việt Nam, em đã học tập được các tác giả điều gì về cách viết truyện?
 - Chủ đề của tác phẩm Lão Hạc?
 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học bài, hoàn thành bài tập trên.
 - Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong một tác phẩm truyện kí đã học.
 - Xem và soạn bài : THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 .
Ngày soạn :.
Ngày dạy : ..
TIẾT 39- Văn bản 
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000.
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Kiến thức: 
 -Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông.
 -Tính khả thi trong những đề xuất được trình bày.
 -Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự gỉai thích đơn giản mà sáng tỏ, bố cục chặt chẽ, hợp lý.
 2 Kĩ năng: 
 - Tích hợp với TLV để tập viết bài văn thuyết minh.
 - Đọc-hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
 *Kĩ năng sống: 
 -Giao tiếp:trình bày suy nghĩ, phản hồi, lắng nghe tích cực về việc dùng bao ni lông giữ gìn mội trường.
 - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích , bình luận về tính thuyết phục trong thuyết minh, tính hợp lí trong kiến nghị của văn bản.
-Tự quản bản thân: hạn chế sử dụng bao bì ni lông ,vận động mọi người cùng thực hiện; có suy nghĩ tích cực trước những vấn đề tương tự để bảo vệ môi trường.
 3. Thái độ : Có ý thức sử dụng và xử lí bao bì ni lông một cách hợp lí từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - GV: SGK, SGV, giáo án. Học theo nhóm, viết sáng tạo, động não, trình bày.
 - HS: học bài và xem trước câu hỏi trả lời.
III: TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC:
 1.Ổn định tổ chức:
 2.KTBC: Nêu điểm giống và khác nhau giữa các văn bản 2,3,4?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung 
Hđ1: Đọc tìm hiểu chú thích: lưu ý 1,2 
- Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản?
- Giải thích những thuậtngữ khoa học( chú thích SGK)
- Văn bản thuộc kiểu văn bản gì?.
- Bố cục văn bản?
Hđ2: Đọc hiểu văn bản:
Hướng dẫn HS đọc văn bản.
- Nguyên nhân cơ bản nào khiến cho việc dùng bao ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người?
- Ngoài ra còn có những nguyên nhân nào khác? 
+ Người viết đã nêu những tác hại nào của bao bì nilông đối với môi trường sống và sức khoẻ con người?
+ Ở đoạn văn này người viết đã trình bày theo cách nào?
GV đưa thông tin về tác hại của bao bì nilông -> môi trường sống.
(Hàng năm: 100.000 con chim, thú nuốt phải túi nilông->chết. 90 con thú ở vườn thú Ấn Độ chết do ăn phải thức ăn thừa của khách tham quan đựng trong hộp nhựa. 23 tháng chạp nhiều người vứt túi nilông ở ao, hồ, đầm khi thả cá chép)
+ Em có nhận xét gì về tác hại của việc dùng bao bì nilông một cách bừa bãi?
+ Theo em có cách nào để tránh được hiểm hoạ đó?
(GV: Nhưng cách tốt nhất mà người viết đưa ra ở đây là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu tiếp)
+ Trước những tác hại của bao bì ni lông như vậy, bài viết đã nêu ra những biện pháp khắc phục nào?
+ Theo em biện pháp nào có hiệu quả nhất?
+ Em có nhận xét gì về tính khả thi của các biện pháp được nêu ra?
(Đó là những biện pháp hoàn toàn có thể thực hiện được, điều quan trọng là ý thức của con người)
+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng bao bì ni lông hiện nay?
(Lạm dụng, sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều khi không cần thiết.)
+ Lâu nay, gia đình em sử dụng bao bì ni lông như thế nào? (H/s liên hệ)
+ Lời kêu gọi bảo vệ môi trường được thể hiện dưới hình thức những câu gì?
+ Mục đích chính của bài viết là gì?
+ Để thực hiện mục đích đó, thứ tự trình bày của bài viết như thế nào?
(Tác hại à Biện pháp khắc phục à Lời kêu gọi.)
+ Qua bài viết, em rút ra điều gì?
+ Nếu bỏ 3 đoạn đầu được không? Đảo vị trí các đoạn thì bài viết có đạt hiệu quả không?
(Các đoạn liên kết chặt chẽ với nhau bởi các từ ngữ liên kết: như chúng ta đã biết, vì vậy... à Tạo sự thuyết phục. Phải sử dụng hợp lí bao bì ni lông và phải tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.)
+ Em có nhận xét gì về sự liên kết các đoạn trong bài viết?
(Chặt chẽ, liền mạch)
Giao tiếp:trình bày suy nghĩ, phản hồi, lắng nghe tích cực về việc dùng bao ni lông giữ gìn mội trường.
Liên hệ môi trường: GD HS không nên xả rác bừa bãi ,nhất là rác thải ni lông ,phải biết giữ gìn môi trường xanh,sạch .
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích , bình luận về tính thuyết phục trong thuyết minh, tính hợp lí trong kiến nghị của văn bản.
-Tự quản bản thân: hạn chế sử dụng bao bì ni lông ,vận động mọi người cùng thực hiện; có suy nghĩ tích cực trước những vấn đề tương tự để bảo vệ môi trường.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Hoàn cảnh ra đời: Ngày 22-4-2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất.
2. Những thuật ngữ khoa học: chú thích
3. Kiểu văn bản: nhật dụng
4. Bố cục : 3 phần: hợp lí, chặt chẽ.
- Từ đầu”sử dung bao bì ni lông”.
è Nguyên nhân ra đời bản thông điệp.
“Như chúng támôi trường” : 
èTác hại của việ sử dụng bao bì ni lông.
Giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông.
Phần còn lại: 
è Lời kêu gọi. 
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung: 
1. Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người là: do tính không phân huỷ của pla-xtíc :
 + Làm mất vẻ mĩ quan.
 + Làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
 + Làm tắc các đường dẫn nước thải (muỗi phát sinh dịch bệnh).
 + Làm chết sinh vật khi chúng nuốt phải
 + Chất độc hại trong chất liệu phụ gia.
2.Lời kêu gọi:
- Điệp từ “hãy”-> Lời kêu gọi khẩn thiết có tính thuyết phục cao. 
- Hạn chế dùng bao bì ni lông để giảm bớt chất thải ni lông là giải pháp hợp lí và có tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người. 
B.Hình thức:
 -Văn bản giải thích rất đơn giản,ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải bao bì ni lông.
-Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ , chính xác , thuyết phục.
C.Ý nghĩa văn bản:
Nhận thức về tác dụng của hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất.
* Ghi nhớ : ( sgk / 107 )
III/ Luyện tập :
Trình bày những tranh ảnh mà các em đã sưu tầm.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ :
 1. Củng cố:
- Đọc lại văn bản.
- Vấn đề đưa ra trong văn bản là gì?
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài : Trước những vấn đề về tệ nạn

File đính kèm:

  • docBai 6 Mieu ta va bieu cam trong van ban tu su.doc